Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG PTNK - ĐHQG TP.HCM


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 23 trả lời

#1
devilloveangel

devilloveangel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 78 Bài viết

      ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM                                                                                     KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 

TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU                                                                                            NĂM HỌC 2015 - 2016

                                                                                                                                                   MÔN THI : TOÁN CHUYÊN 

 

 

ĐỀ BÀI : 

 

Bài 1: Giải các phương trình sau : 

a) $\sqrt{u^2-u-1} + \sqrt{u^2+u+3} = \sqrt{2u^2+8}$

b) $x^3 + x + \sqrt[3]{x^3+x-2} = 12$

 

Bài 2 : Giả sử a,b và x,y là các số thực sao cho : 

$a + b = 23$  ;  $ax + by = 79$

$ax^2 + by^2 = 217$  ;  $ax^3 + by^3 = 691$ 

Hãy tính S = $ax^4 + by^4$

 

Bài 3 : 

a) Cho 6 điểm bất kì trên mặt phẳng trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng , mỗi đoạn thẳng nối 2 điểm trong đó được tô màu xanh hoặc đỏ , CMR : Tồn tại 1 tam giác có 3 cạnh cùng màu . 

b) Cho 17 điểm bất kì trên mặt phẳng trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng , Mỗi đoạn thẳng nối 2 điểm trong đó được tô màu xanh , đỏ hoặc vàng , CMR : Tồn tại 1 tam giác có 3 cạnh cùng màu .

 

Bài 4 : 

a) Các số nguyên dương a và b có đúng 99 ước số ( kể cả 1 và chính nó ) , hỏi liệu có thể xảy ra trường hợp số a.b có đúng 1000 ước số hay không ? . 

b) Trên tập hợp các số thực cho phép toán * đặt tương ứng với 2 số a và b thành kết quả , kí hiệu là a*b , biết rằng đẳng thức (a*b)*c = a + b +c đúng với mọi a,b,c ; CMR : a*b = a + b .

 

Bài 5 :

Giả sử a(n) là số cách biểu diễn số nguyên dương n dưới dạng tổng quát các số 1 và 2 : 
Ví dụ : 5 = 1+1+1+1+1 = 2+1+1+1 = 1+2+1+1 + 1+1+2+1 = 1+1+1+2 = 2 + 2 + 1 = 2+1+2 = 1+2+2 

Nên a(n) = 5 

Giả sử b(n) là số cách biểu diễn số nguyên dương n dưới dạng tổng quát các số nguyên lớn hơn 1 ( bao gồm cả cách biểu diễn là chính số đó ) : 

Ví dụ : 7 = 3+2+2 = 2+3+2 = 2+2+3 = 3+4 = 4+3 = 2+5 = 5+2 

Nên b(n) = 8 

Chứng minh rằng : a(n) = b(n+2) với mọi số n nguyên dương 

 

Bài 6 : 

Cho tam giác ABC nhọn và AB < AC , Đường tròn tâm I nội tiếp tam giác tiếp xúc với các cạnh BC , AC , AB lần lượt tại D,E,F , Gọi M,N là trung điểm của EF và DF . Đường thẳng EF cắt đường thẳng BC tại P .

a) Chứng minh tứ giác AMNB nội tiếp 

b) Chứng minh IP vuông góc với AD

c) Chứng minh $\frac{PB}{PC} =\frac{DB}{DC}$

 

HẾT 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi devilloveangel: 21-05-2015 - 18:04

Imagination rules the world.


#2
Lychee

Lychee

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết

Chỉnh lại câu a) bài 1 đi bạn ơi.



#3
hoctrocuaZel

hoctrocuaZel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1162 Bài viết

Bài 2/

http://diendantoanho...08-tính-ax5by5/


Hướng TH Phan
$(1)$ Lòng như mây trắng
$(2)$: Forever Young
$(3)$: You are the apple of my eye
Người ta thường nói tuổi thanh xuân như một cơn mưa rào, nếu bị ướt một lần thì bạn vẫn mong muốn thêm 1 lần nữa ...
#hoctrocuaZel
:(

#4
dogsteven

dogsteven

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1567 Bài viết

Đề này mỗi câu 4b là rất khó và cũng chả hiểu cái đề chỗ "đặt tương ứng" nghĩa là thế nào, ai giải thích giúp.


Quyết tâm off dài dài cày hình, số, tổ, rời rạc.


#5
dogsteven

dogsteven

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1567 Bài viết

Bài 4. (a) $a,b$ có số ước lẻ nên $a,b$ chính phương nên $ab$ có số ước lẻ => không tồn tại.

(b) $a=b=0$ được $(0*0)*c=c\Rightarrow (0*0)*(0*0)=(0*0)$

Cho $a=b=(0*0)$ được $((0*0)*(0*0))*c=c+2(0*0)$ nên $(0*0)=0$

Cho $a=c=(0*0)$ được $((0*0)*b)*(0*0)=b$ nên $b*(0*0)=b$

Cho $c=(0*0)$ được $(a*b)*(0*0)=a+b$ nên $a*b=a+b$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dogsteven: 19-05-2015 - 08:25

Quyết tâm off dài dài cày hình, số, tổ, rời rạc.


#6
devilloveangel

devilloveangel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 78 Bài viết

Chỉnh lại câu a) bài 1 đi bạn ơi.

Câu a) bài 1 bị sao bạn ? 


Imagination rules the world.


#7
Dinh Xuan Hung

Dinh Xuan Hung

    Thành viên nổi bật 2015

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1396 Bài viết

      ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM                                                                                     KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 

TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU                                                                                            NĂM HỌC 2015 - 2016

                                                                                                                                                   MÔN THI : TOÁN CHUYÊN 

 

 

ĐỀ BÀI : 

 

Bài 1: Giải các phương trình sau : 

a) $\sqrt{u^2-u^2-1} + \sqrt{u^2+u+3} = \sqrt{2u^2+8}$

b) $x^3 + x + \sqrt[3]{x^3+x-2} = 12$

 

 

HẾT 

$x^3+x-2+\sqrt[3]{x^3+x-2}-10=0\Leftrightarrow a^3+a-10=0\Rightarrow a=2$

Đến đây thì dễ rồi



#8
devilloveangel

devilloveangel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 78 Bài viết

đã fix lại bài 1a) 


Imagination rules the world.


#9
tuananh2000

tuananh2000

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 218 Bài viết

1a) 2 lần bình phương~ $(u-2)(u^{3}+2u^{2}+5u+6)=0$


Live more - Be more  


#10
devilloveangel

devilloveangel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 78 Bài viết

thực sự cần tiền bối nào cao đạo giải giùm tại hạ bài 5 !!, tại hạ xin cảm ơn nhiều 


Imagination rules the world.


#11
congdaoduy9a

congdaoduy9a

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 338 Bài viết

 

Bài 4 : 

b) Trên tập hợp các số thực cho phép toán * đặt tương ứng với 2 số a và b thành kết quả , kí hiệu là a*b , biết rằng đẳng thức (a*b)*c = a + b +c đúng với mọi a,b,c ; CMR : a*b =a+b

 

Em nghĩ thế này sai thì thứ lỗi nha

Đặt tương ứng có nghĩa như lấy ví dụ phép toán * là dấu trừ thì a*b=a-b, tương tự đối với các phép toán khác

Theo gt thì ta có thể suy ra * là dấu cộng khi đó a*b=a+b

(chéc sai ròi )



#12
dogsteven

dogsteven

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1567 Bài viết

 

 

Bài 4 : 

b) Trên tập hợp các số thực cho phép toán * đặt tương ứng với 2 số a và b thành kết quả , kí hiệu là a*b , biết rằng đẳng thức (a*b)*c = a + b +c đúng với mọi a,b,c ; CMR : a*b =a+b

 

Em nghĩ thế này sai thì thứ lỗi nha

Đặt tương ứng có nghĩa như lấy ví dụ phép toán * là dấu trừ thì a*b=a-b, tương tự đối với các phép toán khác

Theo gt thì ta có thể suy ra * là dấu cộng khi đó a*b=a+b

(chéc sai ròi )

 

Chắc vậy thì thử đến già :D $a*b$ có thể là bất kỳ hàm hai biến nam cũng chỉ là các phép toán cộng trừ nhân chia khai căn lũy thừa và logarit đâu.


Quyết tâm off dài dài cày hình, số, tổ, rời rạc.


#13
congdaoduy9a

congdaoduy9a

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 338 Bài viết

Chắc vậy thì thử đến già :D $a*b$ có thể là bất kỳ hàm hai biến nam cũng chỉ là các phép toán cộng trừ nhân chia khai căn lũy thừa và logarit đâu.

Đây chỉ chương trình THCS mấy mà a 



#14
dogsteven

dogsteven

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1567 Bài viết

Đây chỉ chương trình THCS mấy mà a 

Vậy mình có thể nói: $a*b=a^b-b^a$ không


Quyết tâm off dài dài cày hình, số, tổ, rời rạc.


#15
chieckhantiennu

chieckhantiennu

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 621 Bài viết

    Bài 6 : 

Cho tam giác ABC nhọn và AB < AC , Đường tròn tâm I nội tiếp tam giác tiếp xúc với các cạnh BC , AC , AB lần lượt tại D,E,F , Gọi M,N là trung điểm của EF và DF . Đường thẳng EF cắt đường thẳng BC tại P .

a) Chứng minh tứ giác AMNB nội tiếp 

b) Chứng minh IP vuông góc với AD

c) Chứng minh $\frac{PB}{PC} =\frac{DB}{DC}$

 

HẾT 

Mới chứng minh được câu a vs câu b.

a. $IM.IA=IF^2=IN.IB .. \Rightarrow AMNB$ nội tiếp.

c. Áp dụng Menelaus vào tam giác ABC có cát tuyến PFE thì $\frac{AF.FB.EC}{FB.PC.AE}=1 \rightarrow \frac{PB}{PC}=\frac{FB}{FC}=\frac{DB}{DC}$


Đỗ Hoài Phương

Một số phận..

Facebook: https://www.facebook.com/phuong.july.969


#16
dogsteven

dogsteven

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1567 Bài viết

Mới chứng minh được câu a vs câu b.

a. $IM.IA=IF^2=IN.IB .. \Rightarrow AMNB$ nội tiếp.

c. Áp dụng Menelaus vào tam giác ABC có cát tuyến PFE thì $\frac{AF.FB.EC}{FB.PC.AE}=1 \rightarrow \frac{PB}{PC}=\frac{FB}{FC}=\frac{DB}{DC}$

Câu (b) thì chứng minh cái đồng quy của tứ giác điều hòa. Bên HM có một pic giải từ 1 đến 4, bạn có thể qua đó tham khảo.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dogsteven: 27-05-2015 - 15:40

Quyết tâm off dài dài cày hình, số, tổ, rời rạc.


#17
chieckhantiennu

chieckhantiennu

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 621 Bài viết

Câu (b) thì chứng minh cái đồng quy của tứ giác điều hòa. Bên HM có một pic giải từ 1 đến 4, bạn có thể qua đó tham khảo.

THCS đã học tứ giác điều hòa đâu bạn. Còn cách nào khác không?

Mà cho mình link trên HM với.


Đỗ Hoài Phương

Một số phận..

Facebook: https://www.facebook.com/phuong.july.969


#18
dogsteven

dogsteven

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1567 Bài viết

THCS đã học tứ giác điều hòa đâu bạn. Còn cách nào khác không?

Mà cho mình link trên HM với.

Cái bài toán đầu tiên về tứ giác điều hòa ý, cái mà từ điểm ngoài đường tròn kẻ hai tiếp tuyến và cát tuyến, chứng minh tiếp tuyến và cái tuyến đồng quy gì đó.


Quyết tâm off dài dài cày hình, số, tổ, rời rạc.


#19
Cantho2015

Cantho2015

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 48 Bài viết

Mới chứng minh được câu a vs câu b.
a. $IM.IA=IF^2=IN.IB .. \Rightarrow AMNB$ nội tiếp.
c. Áp dụng Menelaus vào tam giác ABC có cát tuyến PFE thì $\frac{AF.FB.EC}{FB.PC.AE}=1 \rightarrow \frac{PB}{PC}=\frac{FB}{FC}=\frac{DB}{DC}$

Bạn dogsteven nói đúng rồi. Gọi K là giao điểm AD và (I) ta có FKED là tứ giác điều hoà (http://diendantoanho...attach_id=17128) là tứ giác tạo bởi hai tiếp tuyến AF,AE và cát tuyến AKD ấy ( tứ giác điều hoà có tích các cạnh đối bằng nhau). Đối với điểm P, kẻ PK' là tiếp tuyến của (I), lúc này PK',PD là tiếp tuyến, PEF là cát tuyến ta cũng có PK'ED là tứ giác điều hoà, suy ra FK'.DE=FD.K'E;FK.DE=FD.KE ( FKED tứ giác điều hoà). Tới đây dùng tam giác đồng dạng dễ dàng suy ra K' trùng K suy ra PK là tiếp tuyến của (I) suy ra PI vuông góc KD (t/c 2 tiếp tuyến cắt nhau) hay PI vuông góc AD (đpcm)

#20
devilloveangel

devilloveangel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 78 Bài viết
Bài dirichlet có ai có cách giải hay không nhỉ , post lên cho mọi người cùng thảo luận

Imagination rules the world.





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh