Đến nội dung

Hình ảnh

Muối


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
daotuanminh

daotuanminh

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 253 Bài viết

Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g AgNO.

a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.

c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.


Mọi việc làm thành công trên đời đều bắt nguồn từ sự hy vọng.


#2
hoangmanhquan

hoangmanhquan

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 641 Bài viết

Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g AgNO.

a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.

c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Giải :

a)

Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng tạo thành (AgCl). 

PTHH: CaCl2 + 2AgNO3 ---> Ca(NO3)2 + 2AgCl↓ (1) 

 

b)

Ta có:

Số mol CaCl2 :         $nCaCl_{2}=\frac{2,22}{111}=0,02$ (mol)

Số mol AgNO3 :     $nAgNO_{3}=\frac{1,7}{170}=0,01$ (mol)

 PTHH                                 CaCl2      +      2 AgNO3     →       2AgCl ↓     +       Ca(NO3)2

  Tỉ lệ:                                   1                          2                      2                          1        

 mol ban đầu:                    0,02                       0,01

Theo PTHH thì CaCl2 dư, AgNO3 hết.

Vậy khối lượng kết tủa AgCl :       0,01. 143,5  =  1,435 g

c) Thể tích dung dịch sau phản ứng :   30 + 70 = 100 ml = 0,1 lit

số mol CaCl2 dư : 0,02    -    0,005 = 0,015 mol

số mol Ca(NO3)2 :  0,005 mol

nồng độ mol của CaCl2 :      $ C_{M}=\frac{0,015}{0,1}=0,15$ (mol/l)

nồng độ mol của Ca(NO3)2 :$ C_{M}=\frac{0,005}{0,1}=0,05$ (mol/l)


:icon1: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình :icon1: 

 

 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh