Đến nội dung

Hình ảnh

CHUYÊN ĐỀ TAM GIÁC


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
Ju Nguyen

Ju Nguyen

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết

BÀI 1: Cho $\Delta ABC$, $\hat{A}= 90^{\circ}$. Kẻ $AH\perp BC \left ( H\epsilon BC \right )$. Các tia phân giác của $\widehat{BAH}$ và $\widehat{C}$ cắt nhau tại $K$.

          a, Chứng minh: $AK\perp CK$

          b, Chứng minh: $AK= KH$

 

BÀI 2: Cho  $\Delta ABC$, $\widehat{B}< 90^{\circ}$. Trên nửa mặt phẳng có chứa điểm $A$ bờ $BC$, vẽ tia $Bx\perp BC$, trên tia đó lấy điểm $D$ sao cho $BD=BC$. Trên nửa mặt phẳng có chứa điểm $C$, vẽ tia $By\perp BA$, trên tia đó lấy điểm $E$ sao cho $BE=BA$. Chứng minh rằng: $DA=DE$ và $DA\perp EC$.

 

BÀI 3: Cho $\Delta ABC$ có  $\hat{A}= 60^{\circ}$. Kẻ hai đường phân giác $BM$ và $CN$ $\left ( M\epsilon AC,N\epsilon AB \right )$. Chứng minh rằng : $BN+CM=BC$.

 

BÀI 4: Cho  $\Delta ABC$ có $\hat{A}= 120^{\circ}$. Trên tia phân giác của $\widehat{A}$ lấy điểm $E$ sao cho $AE=AB+AC$. Chứng minh rằng: $\Delta BCE$ là tam giác đều.

 

BÀI 5: Ở miền trong góc nhọn $\widehat{xOy}$ , vẻ tia $Oz$ sao cho $\widehat{xOz}= \frac{1}{2}\widehat{yOz}$. Qua $A\epsilon Oy$, vẽ $AH\perp Ox \left ( H\epsilon Ox \right )$ cắt tia $Oz$ tại $B$. Trên tia $Bz$ lấy điểm $D$ sao cho $BD=OA$. Chứng minh rằng: $\Delta AOD$ cân.

 

BÀI 6: Cho $\Delta ABC$ vuông tại $A$ $(AB>BC)$. Tia phân giác của $\widehat{B}$ cắt $AC$. Kẻ $DH\perp BC \left ( H\epsilon BC \right )$. Trên tia $AC$, lấy điểm $E$ sao cho $AE=AB$. Đường thẳng vuông góc với $AE$ tại $E$ cắt tia $DH$ tại $K$.

         a, Chứng minh rằng: $BA=BH$

         b, Chứng minh rằng: $\widehat{DBK}= 45^{\circ}$

 

BÀI 7: Cho $\Delta ABC$ vuông tại $A$ $(AB<BC)$ và các điểm $M\epsilon AC, H\epsilon BC$ sao cho $MH\perp BC$ và $MH=HB$. Chứng minh rằng: $AH$ là tia phân giác của $\widehat{A}$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ju Nguyen: 28-07-2015 - 19:51


#2
Bonjour

Bonjour

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 476 Bài viết

BÀI 1: Cho $\Delta ABC$, $\hat{A}= 90^{\circ}$. Kẻ $AH\perp BC \left ( H\epsilon BC \right )$. Các tia phân giác của $\widehat{BAH}$ và $\widehat{C}$ cắt nhau tại $K$.

          a, Chứng minh: $AK\perp CK$

          b, Chứng minh: $AK= KH$

 

a) Ta có: $\widehat{HAC}+\widehat{HCA}=90 ^{\circ}\Rightarrow (\widehat{HAC}+\widehat{\frac{BAH}{2}})+(\widehat{ACH}-\frac{C}{2})=90^{\circ}$

                                     Do $\widehat{BAH}=\widehat{C}$

b) Tứ giác $AKHC$ nội tiếp có $KC$ là phân giác góc $C$ nên có đpcm


Con người nếu không có ước mơ, sống không rõ mục đích mới là điều đáng sợ  

                     


#3
Bonjour

Bonjour

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 476 Bài viết

 

BÀI 2: Cho  $\Delta ABC$, $\widehat{B}< 90^{\circ}$. Trên nửa mặt phẳng có chứa điểm $A$ bờ $BC$, vẽ tia $Bx\perp BC$, trên tia đó lấy điểm $D$ sao cho $BD=BC$. Trên nửa mặt phẳng có chứa điểm $C$, vẽ tia $By\perp BA$, trên tia đó lấy điểm $E$ sao cho $BE=BA$. Chứng minh rằng: $DA=DE$ và $DA\perp EC$.

 

Dễ chứng minh được rằng tam giác $ADB$ bằng ( đồng dạng tỉ số $1$ ) tam giác $ACB$ nên $DA=EC$ .Mặt khác hai tam giác ấy có các cạnh tương ứng vuông góc nhau nên $DA$ vuông $EC$


Con người nếu không có ước mơ, sống không rõ mục đích mới là điều đáng sợ  

                     


#4
Bonjour

Bonjour

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 476 Bài viết

 

BÀI 3: Cho $\Delta ABC$ có  $\hat{A}= 60^{\circ}$. Kẻ hai đường phân giác $BM$ và $CN$ $\left ( M\epsilon AC,N\epsilon AB \right )$. Chứng minh rằng : $BN+CM=BC$.

 

BÀI 4: Cho  $\Delta ABC$ có $\hat{A}= 120^{\circ}$. Trên tia phân giác của $\widehat{A}$ lấy điểm $E$ sao cho $AE=AB+AC$. Chứng minh rằng: $\Delta BCE$ là tam giác đều.

 

BÀI 5: Ở miền trong góc nhọn $\widehat{xOy}$ , vẻ tia $Oz$ sao cho $\widehat{xOz}= \frac{1}{2}\widehat{yOz}$. Qua $A\epsilon Oy$, vẽ $AH\perp Ox \left ( H\epsilon Ox \right )$ cắt tia $Oz$ tại $B$. Trên tia $Bz$ lấy điểm $D$ sao cho $BD=OA$. Chứng minh rằng: $\Delta AOD$ cân.

 

BÀI 6: Cho $\Delta ABC$ vuông tại $A$ $(AB>BC)$. Tia phân giác của $\widehat{B}$ cắt $AC$. Kẻ $DH\perp BC \left ( H\epsilon BC \right )$. Trên tia $AC$, lấy điểm $E$ sao cho $AE=AB$. Đường thẳng vuông góc với $AE$ tại $E$ cắt tia $DH$ tại $K$.

         a, Chứng minh rằng: $BA=BH$

         b, Chứng minh rằng: $\widehat{DBK}= 45^{\circ}$

 

BÀI 7: Cho $\Delta ABC$ vuông tại $A$ $(AB<BC)$ và các điểm $M\epsilon AC, H\epsilon BC$ sao cho $MH\perp BC$ và $MH=HB$. Chứng minh rằng: $AH$ là tia phân giác của $\widehat{A}$.

Bài 3) Gọi $Z$ là giao của đường qua $N$ vuông $BM$ và đường qua $M$ vuông $NC$ .Rồi biến đổi góc để chứng minh $B,Z,C$ thẳng hàng

Bài 4) Gọi $E'$ là giao điểm của đường phân giác trong góc $A$ với $(BAC)$ ,Ta sẽ chứng minh $E$ trùng với $E'$ 

   Dựng tam giác đều $BAG$ với $G$ nằm trên $AE'$ .Dễ thấy $\Delta BAC= \Delta BGE'$ từ đó điểm $E'$  cũng thoả mãn yêu cầu của giả thuyết ,mặt khác $E'$ được xác định duy nhất nên $E$ trùng với $E'$ 

Bài 7) Ta có tứ giác $AMHB$ nội tiếp có dây cung  $MH$ bằng dây cung $BH$ nên $AH$ là phân giác

  :wacko:  Hơi bị đuối  


Con người nếu không có ước mơ, sống không rõ mục đích mới là điều đáng sợ  

                     


#5
LeHKhai

LeHKhai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 124 Bài viết

BÀI 3: Cho $\Delta ABC$ có  $\hat{A}= 60^{\circ}$. Kẻ hai đường phân giác $BM$ và $CN$ $\left ( M\epsilon AC,N\epsilon AB \right )$. Chứng minh rằng : $BN+CM=BC$.

Untitled.png

gọi $I$ là giao điểm ca $BM$ và $CN$ ; $D$, $E$, $F$ là các chân đường vuông góc hạ từ $I$ xuống $BC$, $CA$, $AB$

ta có $BC = BD+DC=BF+CE=BN-FN+CM+ME$

do đó cần chứng minh $FN=ME$

dễ chứng minh $\widehat{MIN}=\widehat{BIC}=120^{\circ}=\widehat{EIF} \Rightarrow \widehat{FIN}=\widehat{MIE}$

lại có $IF=IE$ nên $\Delta FIN=\Delta EIM$ $(g - c - g)$ $\Rightarrow FN = ME$

ta có đpcm


    "How often have I said to you that when you have eliminated the impossible, whatever remains, however improbable, must be the truth?"

 Sherlock Holmes 


#6
LeHKhai

LeHKhai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 124 Bài viết

Bài 3) Gọi $Z$ là giao của đường qua $N$ vuông $BM$ và đường qua $M$ vuông $NC$ .Rồi biến đổi góc để chứng minh $B,Z,C$ thẳng hàng

Bài 4) Gọi $E'$ là giao điểm của đường phân giác trong góc $A$ với $(BAC)$ ,Ta sẽ chứng minh $E$ trùng với $E'$ 

   Dựng tam giác đều $BAG$ với $G$ nằm trên $AE'$ .Dễ thấy $\Delta BAC= \Delta BGE'$ từ đó điểm $E'$  cũng thoả mãn yêu cầu của giả thuyết ,mặt khác $E'$ được xác định duy nhất nên $E$ trùng với $E'$ 

Bài 7) Ta có tứ giác $AMHB$ nội tiếp có dây cung  $MH$ bằng dây cung $BH$ nên $AH$ là phân giác

  :wacko:  Hơi bị đuối  

bạn bá thật @@


    "How often have I said to you that when you have eliminated the impossible, whatever remains, however improbable, must be the truth?"

 Sherlock Holmes 


#7
daotuanminh

daotuanminh

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 253 Bài viết

a) Ta có: $\widehat{HAC}+\widehat{HCA}=90 ^{\circ}\Rightarrow (\widehat{HAC}+\widehat{\frac{BAH}{2}})+(\widehat{ACH}-\frac{C}{2})=90^{\circ}$

                                     Do $\widehat{BAH}=\widehat{C}$

b) Tứ giác $AKHC$ nội tiếp có $KC$ là phân giác góc $C$ nên có đpcm

Bài này thì cần gì phải dùng đến tứ giác nội tiếp hả Bon.


Mọi việc làm thành công trên đời đều bắt nguồn từ sự hy vọng.


#8
daotuanminh

daotuanminh

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 253 Bài viết

BÀI 1: Cho $\Delta ABC$, $\hat{A}= 90^{\circ}$. Kẻ $AH\perp BC \left ( H\epsilon BC \right )$. Các tia phân giác của $\widehat{BAH}$ và $\widehat{C}$ cắt nhau tại $K$.

          a, Chứng minh: $AK\perp CK$

          b, Chứng minh: $AK= KH$

 

BÀI 2: Cho  $\Delta ABC$, $\widehat{B}< 90^{\circ}$. Trên nửa mặt phẳng có chứa điểm $A$ bờ $BC$, vẽ tia $Bx\perp BC$, trên tia đó lấy điểm $D$ sao cho $BD=BC$. Trên nửa mặt phẳng có chứa điểm $C$, vẽ tia $By\perp BA$, trên tia đó lấy điểm $E$ sao cho $BE=BA$. Chứng minh rằng: $DA=DE$ và $DA\perp EC$.

 

BÀI 3: Cho $\Delta ABC$ có  $\hat{A}= 60^{\circ}$. Kẻ hai đường phân giác $BM$ và $CN$ $\left ( M\epsilon AC,N\epsilon AB \right )$. Chứng minh rằng : $BN+CM=BC$.

 

BÀI 4: Cho  $\Delta ABC$ có $\hat{A}= 120^{\circ}$. Trên tia phân giác của $\widehat{A}$ lấy điểm $E$ sao cho $AE=AB+AC$. Chứng minh rằng: $\Delta BCE$ là tam giác đều.

 

BÀI 5: Ở miền trong góc nhọn $\widehat{xOy}$ , vẻ tia $Oz$ sao cho $\widehat{xOz}= \frac{1}{2}\widehat{yOz}$. Qua $A\epsilon Oy$, vẽ $AH\perp Ox \left ( H\epsilon Ox \right )$ cắt tia $Oz$ tại $B$. Trên tia $Bz$ lấy điểm $D$ sao cho $BD=OA$. Chứng minh rằng: $\Delta AOD$ cân.

 

BÀI 6: Cho $\Delta ABC$ vuông tại $A$ $(AB>BC)$. Tia phân giác của $\widehat{B}$ cắt $AC$. Kẻ $DH\perp BC \left ( H\epsilon BC \right )$. Trên tia $AC$, lấy điểm $E$ sao cho $AE=AB$. Đường thẳng vuông góc với $AE$ tại $E$ cắt tia $DH$ tại $K$.

         a, Chứng minh rằng: $BA=BH$

         b, Chứng minh rằng: $\widehat{DBK}= 45^{\circ}$

 

BÀI 7: Cho $\Delta ABC$ vuông tại $A$ $(AB<BC)$ và các điểm $M\epsilon AC, H\epsilon BC$ sao cho $MH\perp BC$ và $MH=HB$. Chứng minh rằng: $AH$ là tia phân giác của $\widehat{A}$.

BÀI 5: Trên $Oz$ lấy $E$ sao cho $OA=OE$ Suy ra: $OE=BD \Rightarrow OB=ED$ (1)

Gọi $\widehat{xOz}=\alpha$

Ta có: $\widehat{ABE}=90^{\circ}-\alpha$

$\widehat{AEO}=\widehat{OAE}=\frac{180^{\circ}-2\alpha }{2}=90^{\circ}-\alpha =\widehat{ABE}$

Nên $\bigtriangleup ABE$ cân $\Rightarrow AB=AE$ (2)

Lại có: $\widehat{ABE}=\widehat{AEB}\Rightarrow \widehat{ABO}=\widehat{AED}$ (3)

Từ (1),(2),(3) $\Rightarrow \bigtriangleup ABO=\bigtriangleup AED \Rightarrow AO=OD$ 

Vậy $\bigtriangleup AOD$ cân


Mọi việc làm thành công trên đời đều bắt nguồn từ sự hy vọng.





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh