Đến nội dung

Hình ảnh

[TOPIC] LƯỢNG GIÁC VÀ ỨNG DỤNG

* * * * * 3 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 20 trả lời

#1
arsfanfc

arsfanfc

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

1.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 

*Hệ Thức cơ bản :

 

$tan{\alpha}=\frac{sin{\alpha}}{cos{\alpha}};cot{\alpha}=\frac{1}{tan{\alpha}};$

$1+tan^2{\alpha}=\frac{1}{cos^2{\alpha}};1+cot^2{\alpha}=\frac{1}{sin^2{\alpha}}$

$sin^2{\alpha}+cos^2{\alpha}=1$

*Công thức cộng:

$cos({\alpha}+{\beta})=cos{\alpha}cos{\beta}-sin{\alpha}sin{\beta}$

$cos({\alpha}-\beta)=cos{\alpha}cos{\beta}+sin{\alpha}sin{\beta}$

$sin({\alpha}-\beta)=sin{\alpha}cos{\beta}+cos{\alpha}sin{\beta}$

$sin({\alpha}-\beta)=sin{\alpha}cos{\beta}-cos{\alpha}sin{\beta}$

$tan({\alpha}+\beta)=\frac{tan{\alpha}+tan{\beta}}{1-tan{\alpha}tan{\beta}}; tan({\alpha}-\beta})=\frac{tan{\alpha}-tan{\beta}}{1+tan{\alpha}tan{\beta}$

$cot({\alpha}+\beta)=\frac{cot{\alpha}cot{\beta}-1}{cot{\beta}+cot{\alpha}};cot({\alpha}-\beta)=\frac{cot{\alpha}cot{\beta}+1}{cot{\beta}-cot{\alpha}}$

$sin{\alpha} \pm cos{\alpha}=\sqrt{2}sin({\alpha} \pm \frac{\pi}{4}); cos{\alpha} \pm sin{\alpha}=\sqrt{2}cos({\alpha} \mp \frac{\pi}{4}$

$a.sinx+b.cosx=\sqrt{a^2+b^2} (cos{\alpha}sin x+sin{\alpha}cos x)=\sqrt{a^2+b^2}sin(x+{\alpha})$

với số ${\alpha} $sao cho : $cos{\alpha}=\frac{a}{\sqrt{a^2+b^2}} và sin{\alpha}=\frac{b}{\sqrt{a^2+b^2}}$

 

*Công thức nhân đôi,hạ bậc hai:

$cos2{\alpha}=cos^2{\alpha}-sin^2{\alpha}=2cos^2{\alpha}-1=1-2sin^2{\alpha}$

$sin2{\alpha}=2sin{\alpha}cos{\alpha} ; tan2{\alpha}=\frac{2tan{\alpha}}{1-tan^2{\alpha}}$

$cos^2{\alpha}=\frac{1+cos2{\alpha}}{2} ; sin^2{\alpha}=\frac{1-cos2{\alpha}}{2}$

 

*Công thức nhân ba , hạ bậc ba:

$sin3{\alpha}=3sin{\alpha}-4sin^3{\alpha} ;cos3{\alpha}=4cos^3{\alpha}-3cos{\alpha}$

$tan3{\alpha}=\frac{3tan{\alpha}-tan^3{\alpha}}{1-3tan^2{\alpha}}$

$sin^3{\alpha}=\frac{3sin{\alpha}-sin3{\alpha}}{4} ;cos^3{\alpha}=\frac{3cos{\alpha}+cos3{\alpha}}{4}$

 

*Công thức góc phụ:

Đặt $t=tan\frac{{\alpha}}{2}$ thì:

$sin{\alpha}=\frac{2t}{1+t^2};cos{\alpha}=\frac{1-t^2}{1+t^2};tan{\alpha}=\frac{2t}{1-t^2}$

 

*Công thức biến đổi:

$cos{\alpha}+cos{\beta}=2cos\frac{{\alpha}+\beta}{2}cos\frac{{\alpha}-\beta}{2}$

$cos{\alpha}-cos{\beta}=-2sin\frac{{\alpha}+\beta}{2}sin\frac{{\alpha}-\beta}{2}$

$sin{\alpha}sin{\beta}=-\frac{1}{2}[cos({\alpha}+\beta)-cos({\alpha}-\beta)]$

$sin{\alpha}-sin{\beta}=2cos\frac{{\alpha}+\beta}{2}sin\frac{{\alpha}-\beta}{2}$

$cos{\alpha}cos{\beta}=\frac{1}{2}[cos({\alpha}+\beta)+cos({\alpha}-\beta)]$

$sin{\alpha}+sin{\beta}=2sin\frac{{\alpha}+\beta}{2}cos\frac{{\alpha}-\beta}{2}$

$sin{\alpha}cos{\beta}=\frac{1}{2}[sin({\alpha}+\beta)+sin({\alpha}-\beta)]$

$cos{\alpha}sin{\beta}=\frac{1}{2}[sin({\alpha}+\beta)-sin({\alpha}-\beta)]$

$tan{\alpha} \pm tan{\beta}=\frac{sin({\alpha}\pm \beta)}{cos{\alpha}.cos{\beta}} $

$cot{\alpha} \pm cot{\beta}=\frac{sin(\beta \pm {\alpha})}{sin{\alpha}sin{\beta}}$

 

*Phương pháp lượng giác hóa:

Nếu $|x| \leq 1$ thì có thể đặt $x=sint$ hoăc $x= cost$

Nếu $|x| \leq r , r>0$ thì có thể đặt $x=r.sint$ hoặc $x=r.cost$

Nếu $x^2+y^2=1$ thì có thể đặt $x= sint$ và $y= cost$

Nếu$ x^2+y^2=r^2$ thì có thể đặt $x=r.sint$ và $y=r.cost$

Nếu $x^2+y^2+z^2=1$ thì có thể đặt$ x=cosa,y=sina.cosb,z=sina.sinb$

Nếu$ |x| \leq 1$thì có thể đặt$ x=\frac{1}{sint}$ hoặc $x=\frac{1}{cost}$

Nễu$ x \in R$ thì có thể đặt $x= tan {\alpha} $hoặc$ x= cos{\alpha}$

Nếu có đẳng thức $a+b+c=abc $hay $ab+bc+ca=1$ thì có thể đưa về giá trị tan 3 góc của tam giác 

 

2.BÀI TẬP 

*Dạng 1: Chứng minh 1 công thức:

VD1:

$sin{\alpha}sin(\frac{\pi}{3}-{\alpha})sin(\frac{\pi}{3}+{\alpha})=\frac{1}{4}sin3{\alpha}$

 

Giải :$sin{\alpha}sin(\frac{\pi}{3}-{\alpha})sin(\frac{\pi}{3}+{\alpha})=sin{\alpha}(sin^2\frac{\pi}{3}cos^2{\alpha}-sin^2{\alpha}cos^2\frac{\pi}{3}=sin{\alpha}(\frac{3}{4}cos^2{\alpha}-\frac{1}{4}sin^2{\alpha}=\frac{sin{\alpha}}{4}(3-4sin^2{\alpha})=\frac{1}{4}sin3{\alpha}$

*Dạng 2: Tính Tổng ,Tính Tích ,...

VD2:

Tính tổng :

$A=cos\frac{2\pi}{7}+cos\frac{4\pi}{7}+cos\frac{6\pi}{7}$

Giải:

$A.sin\frac{\pi}{7}=cos\frac{2\pi}{7}sin{\pi}{7}+cos\frac{4\pi}{7}sin\frac{\pi}{7}+cos\frac{6\pi}{7}sin{\pi}{7}$

$=\frac{1}{2}(sin\frac{3\pi}{7}-sin{\pi}{7})+\frac{1}{2}(sin\frac{5\pi}{7}-sin\frac{3\pi}{7})+\frac{1}{2}(sin\frac{\alpha}-sin \frac{5\pi}{7})$

$=-\frac{1}{2}sin\frac{\pi}{7}=>A=-\frac{1}{2}$

 

*Dạng 3 : Cực trị trong Tam giác:

VD3:

 

Cho tam giác $ABC$ bất kì :

Tìm $Max P= tan \frac{A}{2}tan\frac{B}{2}tan\frac{C}{2}$

Giải:

$AM-GM$

$1=\frac{A}{2}tan\frac{B}{2}+tan\frac{B}{2}tan\frac{C}{2}+tan\frac{C}{2}tan\frac{A}{2} \geq 3\sqrt[3]{tan^2\frac{A}{2}tan^2\frac{B}{2}tan^2\frac{C}{2}}$

$=> P \leq \frac{\sqrt{3}}{9}$

 

 

p/s:  Thấy không có ai lập thì em lập vậy  :luoi:  :luoi:  :luoi:  :luoi:

ABC

ABC


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi arsfanfc: 27-07-2015 - 21:33

~YÊU ~


#2
arsfanfc

arsfanfc

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

Bài 1:

Chứng minh hệ thức:

$\frac{1+sin^4{\alpha}-cos^4{\alpha}}{1-sin^6{\alpha}-cos^6{\alpha}}=\frac{2}{3cos^2{\alpha}}$

Bài 2:

Tính tổng:

$T=\frac{1}{sin^2\frac{2\pi}{7}}+\frac{1}{sin^2\frac{3\pi}{7}}+\frac{1}{sin^2\frac{6\pi}{7}}$

Bài 3: 

Chứng minh với tam giác $ABC$ bất kì: 

$sin^2A+sin^2B+sin^2C \leq \frac{9}{4}$


~YÊU ~


#3
gianglqd

gianglqd

    Trung úy

  • Thành viên
  • 894 Bài viết

Ủng hộ topic nè:

P/s: file401 là về BĐT lượng giác

File gửi kèm  VNMATH.COM-luonggiac- TRANVANHAO.pdf   3.16MB   1301 Số lần tải

File gửi kèm  File401.doc   2.17MB   1261 Số lần tải

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi gianglqd: 27-07-2015 - 19:56

Mabel Pines - Gravity Falls

 

 

                                                        

 


#4
quan1234

quan1234

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 257 Bài viết

Bài 2: $sin^2A+sin^2B+sin^2C\leq \frac{9}{4}\Rightarrow sin^2A-\frac{cos2B+cos2c}{2}\leq \frac{9}{4}-1\Leftrightarrow sin^2A-cos(B+C)cos(B-C)\leq \frac{5}{4}\Leftrightarrow \frac{5}{4}-sin^2A+cos(B+C)cos(B-C)\geq 0\Leftrightarrow cos^2A-cosAcos(B-C)+\frac{1}{4}+\frac{1}{4}cos^2(B-C)-\frac{1}{4}cos^2(B-C)\geq 0\Leftrightarrow (cosA-\frac{1}{2}cos(B-C))^2+\frac{1}{4}sin^2(B-C)\geq 0$

Dấu "=" xảy ra khi tam giác ABC đều


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quan1234: 27-07-2015 - 21:54


#5
Nguyen Minh Hai

Nguyen Minh Hai

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 666 Bài viết

Ủng hộ topic nè:

P/s: file401 là về BĐT lượng giác

attachicon.gifVNMATH.COM-luonggiac- TRANVANHAO.pdf

attachicon.gifFile401.doc

2 File của anh Download ko được  :(



#6
quan1234

quan1234

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 257 Bài viết

Ủng hộ thêm mấy bài này:

 

Bài 4

a,Chứng tỏ với mọi x, ta có: $8sin(x+\frac{\Pi }{4})+cos^22x\leq 8$

b, Cho 3 góc nhọn $\alpha ,\beta ,\delta$ thỏa mãn:$cos^2\alpha+cos^2\beta+cos^2\delta=1$.CM:

$\frac{cos^2\alpha }{sin^2\beta +sin^2\delta }+\frac{cos^2\beta }{sin^2\alpha +sin^2\delta }+\frac{cos^2\delta }{sin^2\alpha +sin^2\beta }\leq \frac{3}{4}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 02-08-2015 - 23:23


#7
gianglqd

gianglqd

    Trung úy

  • Thành viên
  • 894 Bài viết

2 File của anh Download ko được  :(

Anh vẫn download bình thường nếu vẫn không được thì download tại đây

File gửi kèm  File401.doc   2.17MB   2355 Số lần tải

File gửi kèm  VNMATH.COM-luonggiac- TRANVANHAO.pdf   3.16MB   463 Số lần tải


Mabel Pines - Gravity Falls

 

 

                                                        

 


#8
rainbow99

rainbow99

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 386 Bài viết

Ủng hộ cái này :) ( Vì là ny cũ nên mới có cái này nha :D)

Công thức góc nhân tổng quát

Định lí 1

Xét dãy đa thức $P_{n}(x)$ xác định theo cách sau: 

$P_{0}(x)=1,P_{1}(x)=x,...,P_{n+1}(x)=2xP_{n}(x)-P_{n-1}(x)$

Khi đó: 

a) $P_{n}(x)$ là đa thức bậc $n$ với hệ số nguyên và hệ số của $x^{n}$ là  $2^{n-1}$.

b) $P_{2k}(x)$ chỉ chứa những lũy thừa chẵn của x và $P_{2x+1}(x)$ chỉ chứa những lũy thừa lẻ của x

c) $cosnx$ = $P_{n}(cosx)$

Như vậy, $cosnx$ được biểu diễn qua một đa thức bậc $n$ với hệ số nguyên của $cosx$. Hệ số của $cos^{n}x$ trong đa thức này là $2^{n-1}$

 

Định lí 2

Xét dãy đa thức $Q_{n}(x)$ xác định theo cách sau: 

$Q_{0}(x)=1,Q_{1}(x)=2x,...,P_{n+1}(x)=2xQ_{n}(x)-Q_{n-1}(x)$

Khi đó: 

a) $Q_{n}(x)$ là đa thức bậc $n$ với hệ số nguyên và hệ số của $x^{n}$ là  $2^{n}$.

b) $Q_{2k}(x)$ chỉ chứa những lũy thừa chẵn của x và $Q_{2x+1}(x)$ chỉ chứa những lũy thừa lẻ của $x$

c) $sinnx$ = $Q_{n}(cosx)$

Như vậy, $sinnx$ được biểu diễn qua tích của $sinx$ với một đa thức bậc $n-1$ với hệ số nguyên của $sinx$. Hệ số của $sin^{n}x$ trong đa thức này là $2^{n-1}$

 

Định lí 3

Cho hai dãy đa thức $U_{n}(x),V_{n}(x)$ xác định theo cách sau:

$U_{1}(x)=x,U_{2}(x)=2x,...,U_{n+1}(x)=2U_{n}(x)-(1+x^{2})U_{n-1}(x)$

$V_{1}(x)=1,V_{2}(x)=1-x^{2},...,V_{n+1}(x)=2Q_{n}(x)-(1+x^{2})Q_{n-1}(x)$

Khi đó ta có: $tan(nx)=\frac{U_{n}(tanx)}{V_{n}(tanx)}$

Như vậy, $tan(nx)$ được biểu diễn hữu tỉ (biểu diễn qua một phân thức hữu tỉ) qua $tanx$

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi rainbow99: 29-07-2015 - 21:23


#9
Sam Tats

Sam Tats

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

Ủng hộ thêm mấy bài này:

a,Chứng tỏ với mọi x, ta có: $8sin(x+\frac{\Pi }{4})+cos^2x\leq 8$

b, Cho 3 góc nhọn $\alpha ,\beta ,\delta$ thỏa mãn:$cos^2\alpha+cos^2\beta+cos^2\delta=1$.CM:

$\frac{cos^2\alpha }{sin^2\beta +sin^2\delta }+\frac{cos^2\beta }{sin^2\alpha +sin^2\delta }+\frac{cos^2\delta }{sin^2\alpha +sin^2\beta }\leq \frac{3}{4}$

Câu a hình như sai đề á, ta có x=pi/4, VT=8,5>8

Câu b

Đặt: $cos^{2}\alpha =a, cos^{2}\beta =b, cos^{2}\gamma =c$

VT= $\frac{a}{1+a}+\frac{b}{1+b}+\frac{c}{1+c}$

Ta có: $(3a-1)^{2}\geq 0$

$\Leftrightarrow \frac{a}{1+a}\leq \frac{9a}{16}+\frac{1}{16}$

Tương tự: $\frac{b}{1+b}, \frac{c}{1+c}$

VT $\leqslant \frac{9(a+b+c)}{16}+\frac{3}{16}=\frac{3}{4}$



#10
quan1234

quan1234

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 257 Bài viết

Câu a hình như sai đề á, ta có x=pi/4, VT=8,5>8

Câu b

Đặt: $cos^{2}\alpha =a, cos^{2}\beta =b, cos^{2}\gamma =c$

VT= $\frac{a}{1+a}+\frac{b}{1+b}+\frac{c}{1+c}$

Ta có: $(3a-1)^{2}\geq 0$

$\Leftrightarrow \frac{a}{1+a}\leq \frac{9a}{16}+\frac{1}{16}$

Tương tự: $\frac{b}{1+b}, \frac{c}{1+c}$

VT $\leqslant \frac{9(a+b+c)}{16}+\frac{3}{16}=\frac{3}{4}$

Câu a mình đánh nhầm, bạn sửa đề thành $8sin(x+\frac{\Pi }{4})+cos^22x\leq 8$



#11
rainbow99

rainbow99

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 386 Bài viết

Công thức góc nhân tổng quát

Chứng minh

1. Chứng minh định lí 1

a) Chứng minh quy nạp theo n

Với $n=1,2$ khẳng định đúng.

Giả sử khẳng đinh đúng tới $n$. Từ công thức truy hồi suy ra hệ số của $x^{n+1}$ là $2.2^{n-1}=2^{n}$. Vậy khẳng định đúng với $n+1$

b) Chứng minh quy nạp theo $k$

Với $k=1,2$, khẳng định đúng.

Giả sử khẳng định đúng cho tới k.

Ta có: $P_{2k+2}(x)=2xP_{2k+1}(x)-P_{2k}(x)$

Do giả thiết quy nạp $P_{2k+1}(x)$ chỉ chứa lũy thừa lẻ của $x$ và $P_{2x}(x)$ chỉ chứa những lũy thừa chẵn của $x$. Do đó $P_{2k+2}(x)$ chỉ chứa những lũy thừa chẵn của $x$.

Tương tự ta có: $P_{2k+3}(x)=2xP_{2k+2}(x)-P_{2k+1}(x)$

Vì theo trên $P_{2k+2}(x)$  chỉ chứa những lũy thừa chẵn của x. Và theo giả thiết quy nạp $P_{2k+1}(x)$ chỉ chứa lũy thừa lẻ của $x$ nên $P_{2k+3}(x)$ chỉ chứa những lũy thừa lẻ của $x$.

Vậy khẳng định đúng với $k+1$

c) Chứng minh quy nạp theo $n$

Với $n=1,2$ khẳng định đúng.

Giả sử khẳng định đúng cho tới n. Ta có:

$P_{n+1}(cosx)=2cosxP_{n}(cosx)-P_{n-1}(cosx)$

                      $=2cosx.cosnx-cos(n-1)x$

                      $=cos(n+1)x+cos(n-1)x-cos(n-1)x$

                      $=cos(n+1)x$

Vậy khẳng định đúng với $n+1$ $(\square )$

2. Chứng minh định lí 2

Phần a) và b) chứng minh bằng quy nạp tương tự định lí 1

Ta chứng minh c) bằng quy nạp

Với $n=1,2$ khẳng định đúng.

Giả sử khẳng định đúng cho tới $n$

Ta có: $sinxQ_{n}(cosx)=2cosxsinxQ_{n-1}(cosx)-sinxQ_{n-2}(cosx)$

                                    $=2cosxsinnx-sin(n-1)x$

                                    $=sin(n+1)x+sin(n-1)x-sin(n-1)x$

                                    $=sin(n+1)x$

Vậy khẳng định đúng với $n+1$

3. Chứng minh định lí 3

Để dành cho mọi người chứng minh :P Nói đùa chứ mình sẽ post sau. :D

Đọc mấy dòng này có ai hiểu không ta -_-


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi rainbow99: 02-08-2015 - 23:08


#12
arsfanfc

arsfanfc

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

Bài 5 : Chứng minh với mọi x thì có Bất đẳng thức $tan(|cosx|) > cos (x+sinx)$

Bài 6: cho các góc $\alpha_1,\alpha_2,...,\alpha_n$ với $0^o \leq \alpha_i \leq 180^o$ sao cho cho giá trị của $\sum^n_{i=1}(1+cos \alpha_i) $là số nguyên lẻ .

Chứng minh rằng $\sum^n_{i=1}sin \alpha_1 \geq 1$

Bài 7: cho 3 số thỏa mãn $x^2+y^2+z^2=1$ Tìm Min $T=xy+yz+2zx$ ( giải thep pp Lượng Giác )


~YÊU ~


#13
haibinh232

haibinh232

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết

Bài 1

 

$\frac{1 + sin^{4}\alpha - cos^{4}\alpha }{1-sin^{6}\alpha -cos^{6}\alpha }=\frac{2}{3cos^{2}\alpha }$

 

$\Leftrightarrow \frac{1+(sin^{2}\alpha +cos^{2}\alpha)(sin^{2}\alpha -cos^{2}\alpha) }{1-(sin^{2}\alpha +cos^{2}\alpha )(sin^{4}\alpha +cos^{4}\alpha -sin^{2}\alpha. cos^{2}\alpha )}=\frac{2}{3cos^{2}\alpha }$

 

$\Leftrightarrow\frac{1-cos2\alpha }{1-[(sin^{2}\alpha +cos^{2}\alpha )^{2}-3sin^{2}\alpha .cos^{2}\alpha ]}=\frac{2}{3cos^{2}\alpha }$

 

$\Leftrightarrow\frac{2sin^{2}\alpha }{3sin^{2}\alpha .cos^{2}\alpha }=\frac{2}{3cos^{2}\alpha }$

 

$\Leftrightarrow\frac{2}{3cos^{2}\alpha }=\frac{2}{3cos^{2}\alpha }$ (Đúng)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi haibinh232: 19-08-2015 - 18:57


#14
kimlientravel

kimlientravel

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

2 File của anh Download ko được  :(

mình vẫn download được mà. Bạn check lại xem, có thể do lỗi máy tính của bạn đấy


Bùi Văn Nam - IT - Support - Kim Lien Travel
Công ty du lịch giá rẻ chuyên tổ chức các tour trong nước và tour nước ngoài
Về Kim Lien Travel
Được điều hành bởi ban lãnh đạo uy tín, giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, có hiểu biết sâu sắc về các tuyến điểm du lịch trong và ngoài nước; mỗi khách hàng khi đến với Kim Lien Travel đều đạt được sự thỏa mãn dù là chi tiết nhỏ nhất. Triết lý kinh doanh: “Biết lắng nghe – Biết tư vấn – Biết thực hiện” Kim Lien Travel cam kết luôn phục vụ khách hàng bằng cả trái tim

Các dịch vụ cung cấp:

  1. Lữ hành nội địa: du lịch danh lam thắng cảnh - lễ hội đền chùa, tâm linh - nghỉ dưỡng biển - văn hóa, lịch sử.
  2. Lữ hành quốc tế inbound: chuyên đón khách từ các nước Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ, Mỹ, Úc, Hà Lan, Thụy Sĩ …
  3. Lữ hành quốc tế outbound: chuyên tổ chức khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Châu Âu …
  4. Du lịch MICE: du lịch kết hợp tổ chức tham gia hội nghị, hội thảo, hội chợ, sự kiện trong và ngoài nước.
  5. Tour Caravan quốc tế: Trung Quốc – Việt Nam – Lào – Campuchia – Thái Lan – Myanmar – Malaysia – Singapore.
  6. Tour bus Việt Nam – Trung Quốc khởi hành hàng ngày.
  7. Khác: đại lý vé máy bay trong nước và quốc tế, dịch vụ visa – hộ chiếu – giấy thông hành Trung Quốc, dịch vụ đặt phòng khách sạn – nhà hàng, dịch vụ cho thuê xe du lịch, cho thuê phiên dịch – hướng dẫn viên.
Cam kết với khách hàng:
  1. Cung cấp dịch vụ nhanh, chính xác, chất lượng.
  2. Giá cả hợp lý, sẵn sang chấp nhận cạnh tranh.
  3. Không bao giờ tự ý thay đổi báo giá.
  4. Không bao giờ tự ý thay đổi dịch vụ đã xác nhận với khách.
  5. Chỉ sử dụng hướng dẫn viên chính thức của Công ty đã qua đào tạo chuyên nghiệp, am hiểu cảnh điểm, tuyến du lịch, phục vụ khách hàng tận tâm, chu đáo.
  6. Lịch trình du lịch rõ ràng, chi tiết đến từng cảnh điểm, không mập mờ thêm bớt dịch vụ để trục lợi khách hàng.
  7. Đối với những đoàn khách lớn (trên 100 khách) tùy theo tính chất của đoàn, Kim Lien Travel sẽ trang bị bộ đàm liên lạc trên từng xe, bác sỹ y tế đi kèm, xe dẫn đường … Các thành viên chủ chốt của đoàn sẽ được mời đi tiền trạm, khảo sát thực tế để đảm bảo tính minh bạch của dịch vụ. Tổ chức rút thăm may mắn những phần quà giá trị nhằm tăng tính sinh động, hấp dẫn.
  8. Tất cả các đoàn khách đều được mua bảo hiểm du lịch theo Luật và Quy tắc bảo hiểm du lịch Việt Nam.

#15
Element hero Neos

Element hero Neos

    Trung úy

  • Thành viên
  • 943 Bài viết

sao khó hiểu quá



#16
Element hero Neos

Element hero Neos

    Trung úy

  • Thành viên
  • 943 Bài viết

mình vẫn download được mà. Bạn check lại xem, có thể do lỗi máy tính của bạn đấy

Mình cũng không down được



#17
tcqang

tcqang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 228 Bài viết

Góp 1 bài:

Tìm max, min của $P = sin^n x + cos^n x$, với $n \in N$.


Tìm lại đam mê một thời về Toán!


#18
Kkkiends

Kkkiends

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 14 Bài viết
[quote name="arsfanfc" post="579670" timestamp="1439016309"]Bài 5 : Chứng minh với mọi x thì có Bất đẳng thức $tan(|cosx|) > cos (x+sinx)$
Bài 6: cho các góc $\alpha_1,\alpha_2,...,\alpha_n$ với $0^o \leq \alpha_i \leq 180^o$ sao cho cho giá trị của $\sum^n_{i=1}(1+cos \alpha_i) $là số nguyên lẻ .
Chứng minh rằng $\sum^n_{i=1}sin \alpha_1 \geq 1$
Bài 7: cho 3 số thỏa mãn $x^2+y^2+z^

#19
Kkkiends

Kkkiends

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 14 Bài viết
Chứng minh rằng tan10*tan60=tan20*tan40 ???

#20
hieutrungpro

hieutrungpro

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 15 Bài viết
1. Bài thơ công thức cộng lượng giác

cong-thuc-cong-luong-giac.png

Cos thì cos cos sin sin

Sin thì sin cos cos sin rõ ràng

Cos thì đổi dấu hỡi nàng

Sin thì giữ dấu xin chàng nhớ cho!

2. Bài thơ công thức nhân đôi

bai-tho-cong-thuc-nhan-doi.png

Bài thơ của cos và sin

Sin gấp đôi bằng hai sin cos

Cos gấp đôi bằng bình cos trừ bình sin

Bằng trừ một cộng hai bình cos

Bằng cộng một trừ hai bình sin

Bài thơ của tan

Tang đôi ta lấy đôi tang
Chia 1 trừ lại bình tang, ra liền.

3. Bài thơ công thức nhân ba

bai-tho-cong-thuc-nhan-ba.png

Bài 1:

cos 3x bằng 4 cỏn trừ 3 con

sin 3x bằng 3 sin trừ 4 sỉn

Bài 2: 

Nhân ba một góc bất kỳ,

sin thì ba bốn, cos thì bốn ba,

dấu trừ đặt giữa 2 ta, lập phương chỗ bốn,

… thế là okee

4. Bài thơ công thức tổng thành tích:

bai-tho-cong-thuc-bien-doi-tong-thanh-ti

Đối với các hệ số khi khai triển:

Cos cộng cos bằng hai cos cos
Cos trừ cos bằng trừ hai sin sin
Sin cộng sin bằng hai sin cos
Sin trừ sin bằng hai cos sin.

Ghi nhớ cho: Tổng chia hai trước, hiệu chia hai sau ( nhớ thứ tự a+b2,ab2a+b2,a−b2)

5. Bài thơ công thức tích thành tổng

bai-tho-cong-thuc-bien-doi-tich-thanh-to

Nhớ rằng hiệu trước, tổng sau
Sin sin, cos tổng phải ghi dấu trừ
Cos thì cos hết
Sin sin cos cos, sin cos sin sin
Một phần hai phải nhân vào, chớ quên

6. Bài thơ công thức biến đổi theo tan:

bai-tho-cong-thuc-bien-doi-luong-giac-th

Sin, cos mẫu giống nhau chả khác

Ai cũng là một + bình tê (1+t^2)

Sin thì tử có 2 tê (2t),

cos thì tử có 1 trừ bình tê (1-t^2).

7. Cách nhớ giá trị lượng giác cung đặc biệt

gia-tri-luong-giac-cua-cac-goc-dac-biet-

 

  • Sin bù: Sin(180-a)=sina.
  • Cos đối: Cos(-a)=cosa.
  • Hơn kém pi tang: Tan(a+180) = tan a.
  • Cotg (a+180) = cotga.
  • Phụ chéo là 2 góc phụ nhau thì sin góc này = cos góc kia. Ví dụ tan góc này = cotg góc kia.

Nguồn của bài viết: https://tailieure.co...c-chi-tiet.html






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh