Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh rằng nếu $AC \neq BD$ thì bốn điểm $X,Y,Z,T$ cùng nằm trên một đường tròn.

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
NMDuc98

NMDuc98

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 314 Bài viết

 Cho tứ giác lồi $ABCD$ có các cặp cạnh đối không song song và hai đường chéo $AC$, $BD$ cắt nhau tại $O$. Các đường tròn ngoại tiếp các tam giác $OAB$ và $OCD$ cắt nhau tại $X$ và $O$. Các đường tròn ngoại tiếp các tam giác $OAD$ và $OBC$ cắt nhau tại $Y$ và $O$. Các đường tròn đường kính $AC$ và $BD$ cắt nhau tại $Z$ và $T$. Chứng minh rằng nếu $AC \neq BD$ thì bốn điểm $X,Y,Z,T$ cùng nằm trên một đường tròn.

ld.png


Nguyễn Minh Đức

Lặng Lẽ

THPT Lê Quảng Chí (Hà Tĩnh)


#2
huypham2811

huypham2811

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 69 Bài viết

trước hết ta có bổ đề :

 Cho tứ giác ABCD. E là giao điểm của AB, CD; F là giao điểm

của AD, BC. Khi đó các đường tròn đường kính AC, BD, EF có cùng trục

đẳng phương.

 

Thật vậy, gọi H, K lần lượt là trực tâm của các $\Delta ECB$ và $\Delta FCD$.

Gọi L, M, N lần lượt là hình chiếu của H lên EB, EC, CB và P, Q lần lượt

là hình chiếu của K lên DF, CF, CD.

 

ta có:    $\overline{HL}.\overline{HC}=\overline{HM}.\overline{HB}=\overline{HN}.\overline{HE}$

 

            $\overline{KP}.\overline{KC}=\overline{KQ}.\overline{KD}=\overline{KR}.\overline{KF}$

 

từ đó:

PH/(AC) = PH/(BD) = PH/(EF)

PK/(AC) = PK/(BD) = PK/(EF)

 

Suy ra HK là trục đẳng phương của đtròn đk AC, BD, EF

 

Trở lại bài toán: xét phép nghịch đảo cực O phương tích k bất kì: 

               $A \mapsto A'$

               $B \mapsto B'$

               $C \mapsto C'$

               $D \mapsto D'$

               $X \mapsto  X'$

               $Y \mapsto Y'$

               $Z \mapsto Z'$

               $T \mapsto T'$

       

        =>   $(OAB) \mapsto A'B'$

               $(OBC) \mapsto B'C'$

               $(OAD) \mapsto A'D'$

               $(OCD) \mapsto C'D'$

 

=>       $X'\equiv A'B'\cap C'D'$

           $Y'\equiv A'D'\cap B'C'$

 

Z' , T' là giao của các đường tròn đường kính A'C' và B'D'

 

Do đó, áp dụng bổ đề trên ta đc X', Y', Z', T' đồng viên

 

Hay X, Y, Z, T đồng viên hoặc thẳng hàng.  (Đpcm)

 

(TH cụ thể của btoan là  nếu $AC \neq BD$ thì X,Y,Z,T đồng viên ) 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi huypham2811: 14-08-2015 - 09:31


#3
dogsteven

dogsteven

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1567 Bài viết

trước hết ta có bổ đề :

 Cho tứ giác ABCD. E là giao điểm của AB, CD; F là giao điểm

của AD, BC. Khi đó các đường tròn đường kính AC, BD, EF có cùng trục

đẳng phương.

 

Thật vậy, gọi H, K lần lượt là trực tâm của các $\Delta ECB$ và $\Delta FCD$.

Gọi L, M, N lần lượt là hình chiếu của H lên EB, EC, CB và P, Q lần lượt

là hình chiếu của K lên DF, CF, CD.

 

ta có:    $\overline{HL}.\overline{HC}=\overline{HM}.\overline{HB}=\overline{HN}.\overline{HE}$

 

            $\overline{KP}.\overline{KC}=\overline{KQ}.\overline{KD}=\overline{KR}.\overline{KF}$

 

từ đó:

PH/(AC) = PH/(BD) = PH/(EF)

PK/(AC) = PK/(BD) = PK/(EF)

 

Suy ra HK là trục đẳng phương của đtròn đk AC, BD, EF

 

Trở lại bài toán: xét phép nghịch đảo cực O phương tích k bất kì: 

               $A \mapsto A'$

               $B \mapsto B'$

               $C \mapsto C'$

               $D \mapsto D'$

               $X \mapsto  X'$

               $Y \mapsto Y'$

               $Z \mapsto Z'$

               $T \mapsto T'$

       

        =>   $(OAB) \mapsto A'B'$

               $(OBC) \mapsto B'C'$

               $(OAD) \mapsto A'D'$

               $(OCD) \mapsto C'D'$

 

=>       $X'\equiv A'B'\cap C'D'$

           $Y'\equiv A'D'\cap B'C'$

 

Z' , T' là giao của các đường tròn đường kính A'C' và B'D'

 

Do đó, áp dụng bổ đề trên ta đc X', Y', Z', T' đồng viên

 

Hay X, Y, Z, T đồng viên hoặc thẳng hàng.  (Đpcm)

 

(TH cụ thể của btoan là  nếu $AC \neq BD$ thì X,Y,Z,T đồng viên ) 

Bài này trong sách TLCT phần chưa học phương tích, em nghĩ sẽ có cách không dùng đến phương tích, tạm thời vẫn chưa có tiến triển với bài này.


Quyết tâm off dài dài cày hình, số, tổ, rời rạc.





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh