Đến nội dung

Hình ảnh

$\boxed{{Topic}}$ Ôn thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015-2016


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 667 trả lời

#101
gianglqd

gianglqd

    Trung úy

  • Thành viên
  • 894 Bài viết

Hình như anh quên một điều kiện rất quan trọng $x-y<0,5$

Em vẫn chưa hiểu cách của anh lắm.

 

CÁCH KHÁC:

 

Chia các dãy só của tập $X$ thành 44 đoạn có dạng $\left [ k;\sqrt{(k+1)^2-1} \right ]$: $\left [ 1;\sqrt{3} \right ]$;...; $\left [ \sqrt{1936};\sqrt{2015} \right ]$

Theo nguyên lý $Dirichlet$, trọng tập $X$ tồn tại ít nhất $3$ số $x,y,z$ cùng thuộc một đoạn bất kỳ $\left [ k;\sqrt{(k+1)^2-1} \right ]$

Khi đó tồn tại hai số trong ba số $x,y,z$ thuộc một trong hai đoạn $\left [ k;\sqrt{(k)^2+k} \right ]$; $\left [\sqrt{k^2+k};\sqrt{(k+1)^2-1} \right ]$

Không mất tính tổng quát, giả sử $x>y$

Ta xét hai trường hợp nếu $x,y$ thuộc đoạn $\left [ k;\sqrt{(k)^2+k} \right ]$ và nếu $x,y$ thuộc đoạn $\left [ k;\sqrt{(k)^2+k} \right ]$ sẽ suy ra điều phải chứng minh. ( Cần sử dụng biểu thức liên hợp.) 

:wacko: Dể hiểu mà khi có 2 phần tử thuộc cùng 1 khoảng mà khoảng cách của các khoảng là 0,5 nên hiệu củ 2 phần tử đó <0,5

Còn chỗ nào không hiểu cứ hỏi


Mabel Pines - Gravity Falls

 

 

                                                        

 


#102
nloan2k1

nloan2k1

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 219 Bài viết

:wacko: Dể hiểu mà khi có 2 phần tử thuộc cùng 1 khoảng mà khoảng cách của các khoảng là 0,5 nên hiệu củ 2 phần tử đó <0,5

Còn chỗ nào không hiểu cứ hỏi

Vậy quy luật của cách chia kia là gì hả anh? 



#103
gianglqd

gianglqd

    Trung úy

  • Thành viên
  • 894 Bài viết

các khoảng là (1;1,5),.... cách nhau 0,5 hết 


Mabel Pines - Gravity Falls

 

 

                                                        

 


#104
gianglqd

gianglqd

    Trung úy

  • Thành viên
  • 894 Bài viết

Vậy quy luật của cách chia kia là gì hả anh? 

1,5-1=0,5

2-1,5=0,5

2,5-2=0,5

.........

45-44,5=0,5


Mabel Pines - Gravity Falls

 

 

                                                        

 


#105
Namthemaster1234

Namthemaster1234

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 550 Bài viết

Anh cũng đóng góp 1 bài năm nay Topic này sôi nổi quá :) (Lên lớp 10 ít on nên không đóng góp cho Topic được nhiều)

 
Bài 49: Viết lại $P=10+48(\frac{\sqrt{3}}{\sqrt{x+10}}+\frac{1}{\sqrt[3]{10-x}})$

 

Chú ý rằng: $\frac{\sqrt{3}}{\sqrt{x+10}}= \frac{6}{\sqrt{(x+10)12}}\geq \frac{12}{x+22}$

$\frac{1}{\sqrt[3]{10-x}}=\frac{4}{\sqrt[3]{(10-x)64}}\geq \frac{12}{26-x}$

 

$P \geq 10+48( \frac{12}{x+22}+\frac{12}{26-x})=58+48\frac{(x-2)^2}{(26-x)(x+22)} \geq 58$

 

Vậy $minP=58$ . Dấu = xảy ra khi và chỉ khi $x=2$ và $y+z=8$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Namthemaster1234: 29-08-2015 - 21:13

Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội.
(Albert Einstein)

Visit my facebook: https://www.facebook.com/cao.simon.56

:icon6: :icon6: :icon6: :icon6: :icon6:


#106
nloan2k1

nloan2k1

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 219 Bài viết

1,5-1=0,5

2-1,5=0,5

2,5-2=0,5

.........

45-44,5=0,5

Lưu ý thêm, $1,5$ hay $2,5$ hay các số khác đều không thuộc tập $X$.



#107
gianglqd

gianglqd

    Trung úy

  • Thành viên
  • 894 Bài viết

Lưu ý thêm, $1,5$ hay $2,5$ hay các số khác đều không thuộc tập $X$.

Không nhất thiết là phải thuộc tập hợp đó em à 

Chỉ cần các đoạn cách nhau 0,5 

Giá trị bắt đầu là 1$\leq$$\sqrt{1}$, 

giá trị cuối 45$\geq \sqrt{2015}$

Khi đó có 2 giá trị sẽ nằm cùng 1 đoạn không nhất thiết bằng và có hiệu nhỏ hơn 0,5


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi gianglqd: 29-08-2015 - 21:09

Mabel Pines - Gravity Falls

 

 

                                                        

 


#108
nloan2k1

nloan2k1

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 219 Bài viết

Không nhất thiết là phải thuộc tập hợp đó em à 

Chỉ cần các đoạn cách nhau 0,5 

Giá trị bắt đầu là 1$\leq$$\sqrt{1}$, 

giá trị cuối 45$\geq \sqrt{2015}$

Khi đó có 2 giá trị sẽ nằm cùng 1 đoạn không nhất thiết bằng và có hiệu nhỏ hơn 0,5

Đề bài cho tập $X$ và yêu cầu chứng minh trong tập $X$ luôn tồn tại hai số $x,y$ sao cho $x-y<0,5$ mà anh. 

Không thì tự nhiên người ta cho tập $X$ để???!!!



#109
Quoc Tuan Qbdh

Quoc Tuan Qbdh

    DragonBoy

  • Điều hành viên THCS
  • 1005 Bài viết

 

Bài 51:Chứng minh tồn tại một $bội$ $số$ của $2003$ có dạng: $20042004...2004$

 

Xét dãy số gồm $2004$ số khác nhau : $2004;20042004;.....;200420042004......2004$

Theo nguyên lý $Direchlet$ thì trong dãy có ít nhất $2$ số có cùng số dư khi chia cho $2003$

Gọi 2 số đó là $a$ và $b$ với số chữ số $2004$ lần lượt là $m;n$ ($m>n$)

Nên $a-b \vdots 2003$ Hay $2004...2004*10^{4n} \vdots 2003$ ( $m-n$ số $2004$ )

Mà $(10^{4n};2003)=1$ và $2003$ là số nguyên tố nên $2004...2004 \vdots 2003$ ( $m-n$ số $2004$ )



#110
CaptainCuong

CaptainCuong

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 212 Bài viết

Bài 55:Gọi a,b,c lần lượt là độ dài ba cạnh của tam giác có chu vi bằng 2

 Chứng minh rằng $a^{2}+b^{2}+c^{2}+2abc< 2$

Bài 56:Chứng minh bất đẳng thức sau đây đúng với mọi x,y là các số thực khác  0

 $\frac{x^{2}}{y^{2}}+\frac{y^{2}}{x^{2}}+4\geq 3(\frac{x}{y}+\frac{y}{x})$

Bài 57:Cho 3 số không âm thỏa mãn a+b+c=1

Chứng minh rằng $b+c\geq 16abc$



#111
mam1101

mam1101

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết

Bài 58: Quan hệ giữa cạnh góc vuông và hình chiếu trong tam giác vuông

Cho hinh thoi ABCD , $\widehat{A}$ = 120 độ.

Tia Ax tạo với tia AB góc $\widehat{ABx} = 15 độ$ và cắt BC tại E cắt CD tại F.

Cmr $\frac{1}{AE^{2}} + \frac{1}{AF^{2}} = \frac{4}{3AB^{2}}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi mam1101: 29-08-2015 - 21:13

Tội gì không like cho mọi người cái nhỉ  :icon6:  :icon6:  :icon6:


#112
gianglqd

gianglqd

    Trung úy

  • Thành viên
  • 894 Bài viết

Đề bài cho tập $X$ và yêu cầu chứng minh trong tập $X$ luôn tồn tại hai số $x,y$ sao cho $x-y<0,5$ mà anh. 

Không thì tự nhiên người ta cho tập $X$ để???!!!

Em vẫn không hiểu ư 

Chỉ cần 2 cái giá trị trong mấy cái căn của em lọt vào 1 đoạn của anh ví dụ$\sqrt{1}$ và $\sqrt{2}$ cùng thuộc (1;1,5) dù nó không bằng thì hiệu của nó vẫn nhỏ hơn 0,5


Mabel Pines - Gravity Falls

 

 

                                                        

 


#113
Dinh Xuan Hung

Dinh Xuan Hung

    Thành viên nổi bật 2015

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1396 Bài viết

 
Bài 49: Viết lại $P=10+48(\frac{\sqrt{3}}{\sqrt{x+10}}+\frac{1}{\sqrt[3]{10-x}})$

 

Chú ý rằng: $\frac{\sqrt{3}}{\sqrt{x+10}}= \frac{6}{\sqrt{(x+10)12}}\geq \frac{12}{x+22}$

$\frac{1}{\sqrt[3]{10-x}}=\frac{4}{\sqrt[3]{(10-x)64}}\geq \frac{12}{26-x}$

 

$P \geq 10+48( \frac{12}{x+22}+\frac{12}{26-x})=58+48\frac{(x-2)^2}{(26-x)(x+22)} \geq 58$

 

Vậy $minP=58$ . Dấu = xảy ra khi và chỉ khi $x=2$ và $y+z=8$

Chà cách em khá là hay đấy

Cách khác:

Áp dụng BĐT $AM-GM$:

$x+10+\frac{24\sqrt{3}}{\sqrt{x+10}}+\frac{24\sqrt{3}}{\sqrt{x+10}}\geq 36\Leftrightarrow x+\frac{48\sqrt{3}}{\sqrt{x+10}}\geq 26$

$y+z+\frac{16}{\sqrt[3]{y+z}}+\frac{16}{\sqrt[3]{y+z}}+\frac{16}{\sqrt[3]{y+z}}\geq 32\Leftrightarrow y+z+\frac{48}{\sqrt[3]{y+z}}\geq 32$

$\Rightarrow x+y+z+48\left ( \frac{\sqrt{3}}{\sqrt{x+10}}+\frac{1}{\sqrt[3]{y+z}} \right )\geq 26+32=58$

Dấu bằng xảy ra khi $x=2$;$y=3$;$z=5$ thỏa mãn giả thiết và dấu bằng xảy ra



#114
Namthemaster1234

Namthemaster1234

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 550 Bài viết

Bài 57: $16abc\leq4(b+c)^2.a=4(1-a)^2.a\leq 1-a\Leftrightarrow (1-a)(1-2a)^2\leq0$ Luôn đúng do $x<1$


Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội.
(Albert Einstein)

Visit my facebook: https://www.facebook.com/cao.simon.56

:icon6: :icon6: :icon6: :icon6: :icon6:


#115
mam1101

mam1101

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết

Bài 57: 

BĐT cần c/m tương đương với (b + c)(a + b + c)$\geq  16abc$

Áp dụng BĐT Cauchy dạng (a + b)2 $\geq $ 4ab

$\Rightarrow$ VT $\geq $ 4a(b + c)2$\geq $  16abc


Tội gì không like cho mọi người cái nhỉ  :icon6:  :icon6:  :icon6:


#116
Quoc Tuan Qbdh

Quoc Tuan Qbdh

    DragonBoy

  • Điều hành viên THCS
  • 1005 Bài viết

Bài 55:Gọi a,b,c lần lượt là độ dài ba cạnh của tam giác có chu vi bằng 2

 Chứng minh rằng $a^{2}+b^{2}+c^{2}+2abc< 2$

 

Áp dụng BĐT tam giác thì $a<b+c->2a<2->a<1$ Tương tự $b<1$ $c<1$

Nên $(1-a)(1-b)(1-c)>0$

Hay : $1-abc+ab+bc+ca-a-b-c>0$

$<=>-2>-2ab-2bc-2ca+2abc$

$<=>(a+b+c)^{2}-2>a^{2}+b^{2}+c^{2}+2abc$

$<=>2>a^{2}+b^{2}+c^{2}$



#117
nloan2k1

nloan2k1

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 219 Bài viết

Em vẫn không hiểu ư 

Chỉ cần 2 cái giá trị trong mấy cái căn của em lọt vào 1 đoạn của anh ví dụ$\sqrt{1}$ và $\sqrt{2}$ cùng thuộc (1;1,5) dù nó không bằng thì hiệu của nó vẫn nhỏ hơn 0,5

Anh cho em ví dụ một trường hợp nó ''lọt'' vào được không?!

Lưu ý thêm một điểm nữa, đề bài yêu cầu lấy trong $90$ SỐ KHÁC NHAU TÙY Ý ĐƯỢC LẤY RA TỪ TẬP $X$



#118
mam1101

mam1101

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết

Bài 56:

$\frac{x^{2}}{y^{2}} + 1 \geq 2\frac{x}{y}; \frac{y^{2}}{x^{2}} + 1 \geq 2\frac{y}{x}$

Mà $\frac{x}{y} + \frac{y}{x} -2 \geq 0 $.

Cộng 3 BĐT trên ta có đpcm


Tội gì không like cho mọi người cái nhỉ  :icon6:  :icon6:  :icon6:


#119
Namthemaster1234

Namthemaster1234

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 550 Bài viết

Bài 55:Gọi a,b,c lần lượt là độ dài ba cạnh của tam giác có chu vi bằng 2

 Chứng minh rằng $a^{2}+b^{2}+c^{2}+2abc< 2$

Bài 56:Chứng minh bất đẳng thức sau đây đúng với mọi x,y là các số thực khác  0

 $\frac{x^{2}}{y^{2}}+\frac{y^{2}}{x^{2}}+4\geq 3(\frac{x}{y}+\frac{y}{x})$

Bài 57:Cho 3 số không âm thỏa mãn a+b+c=1

Chứng minh rằng $b+c\geq 16abc$

Bài 55 : $a^2+b^2+c^2+2abc \leq 2ab+2ac+2bc+2abc =2(a+1)(b+1)(c+1)-2(a+b+c)-2 \leq 2 (\frac{a+b+c+3}{3})^3-2(a+b+c)-2 <2$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Namthemaster1234: 29-08-2015 - 21:26

Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội.
(Albert Einstein)

Visit my facebook: https://www.facebook.com/cao.simon.56

:icon6: :icon6: :icon6: :icon6: :icon6:


#120
olympiachapcanhuocmo

olympiachapcanhuocmo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

Bài 55 : Giải phương trình :   a) $5\sqrt{\frac{2x^{2}+1}{5x-2}}\doteq \frac{2x^{2}+13}{4x-1}$

                                               b)$\sqrt{x+\frac{5}{x}}\doteq \frac{x^{2}+9}{x+4}$

                                               c)$x^{3}-x^{2}-x\doteq \frac{1}{3}$

 

Bài 56 : Cho a,b,c là các số thực dương

             Chứng minh rằng :

                                     $\sum \frac{1}{a\sqrt{a+b}}\geq \frac{3}{\sqrt{2abc}}$

 

Bài 57 : Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình :

                                                                                $x(x+7)\doteq y^{3}-1$


                                                                                               





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh