Đến nội dung

Hình ảnh

Hankel, Hermann

- - - - -

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Hermann Hankel

Hình đã gửi


Sinh: 14/2/1839 tại Halle, Germany
Mất: 29/8/1873 tại Schramberg, Germany


Wilhelm Gottlieb Hankel là một nhà vật lý tại Halle khi con trai là Hermann Hankel chào đời. Hermann bắt đầu việc học tại Halle, nhưng đến năm 1849, Wilhelm được bổ nhiệm đến Leipzig và cả gia đình dời đến Leipzig, Hermann theo học ở Nicolai Gymnasium. Tại Gymnasium, ông rèn luyện thêm về tiếng Hy Lạp bằng cách đọc các tác phẩm toán học cổ nguyên bản.

Năm 1857, Hankel vào ĐH Leipzig, học Toán với Möbius và Vật Lý với cha mình. Theo truyền thống ở Đức lúc ấy, Hankel không học ở một trường ĐH duy nhất cho đến khi tốt nghiệp mà phải theo học ở nhiều trường khác nhau trong suốt những năm ĐH. Năm 1860, từ Leipzig, ông đến Göttingen và trở thành học trò của Riemann, và là học trò của Weierstrass và Kronecker những năm sau đó tại Berlin. Năm 1862, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ "Über eine besondere Classe der symmetrischen Determinanten" của mình.

Năm 1863, Hankel bắt đầu giảng dạy tại Leipzig và được bổ nhiệm làm Phó Giáo sư vào năm 1867. Lúc ấy là mùa xuân năm 1867, và đến mùa thu năm ấy, Hankel đã có mặt ở Erlangen để được bổ nhiệm làm Giáo sư. Ông kết hôn với Marie Dippe tại Erlangen rồi sau đó chuyển sang công tác tại Tübingen năm 1869.

Ông nghiên cứu về lý thuyết số phức, lý thuyết hàm và lịch sử toán học. Ông còn nghiên cứu về giải tích phức, nhưng đó không phải là lĩnh vực ông quan tâm nhất. Ông nghiên cứu một cách có hệ thống về vai trò của số học với tác phẩm "Prinzip der Permanenz der formalen Gesetze" xuất bản năm 1867. Cũng trong năm này, còn có những tác phẩm quan trọng khác được xuất bản, như cuốn "Theorie der complexen Zahlensysteme" làm rõ hơn về ý tưởng của Grassmann. Tác phẩm cho thấy một sự am hiểu sâu sắc về hệ thống số thực, số phức và hệ thống các số siêu phức (hypercomplex number). Với phương pháp tương tự khi nghiên cứu, chỉ ra ý nghĩa quan trọng trong công trình của Grassmann, Hankel đã nhận ra ý nghĩa công trình về chuỗi vô hạn của Bolzano.

Hankel xem xét lý thuyết tích phân Riemann và trình bày lại theo tinh thần của lý thuyết độ đo. Các công trình của ông trong lĩnh vực này đã góp phần xây dựng nên những lý thuyết tích phân như ngày nay. Tên ông gắn liền với phép biến đổi Hankel. Ông còn nghiên cứu về hàm số, ngày nay gọi là hàm Hankel hay hàm Bessel, qua một loạt các bài viết trong "Mathematische Annalen".

thuantd lược dịch từ bài viết của J J O'Connor và E F Robertson
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh