Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh rằng hàm số $f(x)= \cos 2x-2x+3$ nghịch biến trên $\mathbb{R}$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Bài toán : Chứng minh rằng hàm số $f(x)= \cos 2x-2x+3$ nghịch biến trên $\mathbb{R}$

Trên lớp, thầy giáo gọi một bạn lên làm và bạn đó làm như sau :

TXD : D=R;

$y'= -2\sin 2x -2 = -2 (1+sin 2x) \leq 0$ nên suy ra hàm số nghịch biến trên R.

------------------------------------------------------------------------------------------------

Bạn đó làm như trên và thầy cho đúng....nhưng mình thấy như vậy làm sai bởi trong sách giáo khoa có nói : "Giả sử hàm số f có đạo hàm trên khoảng $\mathbb{I}.$ Nếu $f'(x) \geq 0$ với mọi $x \in \mathbb{I}$ ( hoặc $f'(x) \leq 0 $ với mọi $x \in \mathbb{I}$) và $f'(x)=0$ tại hữu hạn điểm của $\mathbb{I}$ thì hàm số f đồng biến ( hoặc nghịch biến) trên $\mathbb{I}$"

Rõ ràng định lí nói rằng đạo hàm triệt tiêu tại hữu hạn điểm thuộc khoảng cần xét thế nhưng trong bài làm trên đạo hàm lại triệt tiêu tại vô số điểm thì làm sao mà đúng được ??

------------------------------------------------------------------------------------------------

Mình nghĩ làm giải đúng phải như sau :

Lời giải :

TXD: $D=\mathbb{R}$

Ta có:

$y'=-2(1+\sin 2x) \leq 0 , \forall x \in \mathbb{R};\\$
$y'=0\Leftrightarrow \sin 2x =-1 \Leftrightarrow x=\frac{-\pi}{4}+k\pi (k \in \mathbb{Z})$
Vì đạo hàm triệt tiêu tại vô hạn điểm nên ta sẽ chứng minh hàm số nghịch biến bằng định nghĩa.
Với $\forall x_1 < x_2 \in \mathbb{R}$,xét hàm số $y=f(x)$ trên $\left[ x_1;x_2 \right]$, ta thấy $f(x)$ liên tục trên  $\left[ x_1;x_2 \right]$ có $y' \leq 0 \forall x \in  \left[ x_1;x_2 \right] $ và $y'=0$ có hữu hạn nghiệm thuộc $\left( x_1;x_2 \right)$ suy ra hàm số $f(x)$ nghịch biến trên $\left[ x_1;x_2 \right]$
Vì $x_1<x_2$ nên $f(x_1)>f(x_2)$
Do đó theo định nghĩa suy ra hàm số nghịch biến trên $\mathbb{R}$
------------------------------------------------------------------------------------------------
Rất mong được các thầy (cô) trên diễn đàn và các bạn lớp 12 cho ý kiến về bài trên....Mình cảm thấy lo lằng về vấn đề này bởi toán là môn thi tự luận, tức cái mình lập luận phải có cơ sở vững chắc, bám vào lý thuyết sách giáo khoa chứng không thể giải quyết vấn đề mà lâp luận thiếu cơ sở như bài trên được.....

KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#2
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

 

Bài toán : Chứng minh rằng hàm số $f(x)= \cos 2x-2x+3$ nghịch biến trên $\mathbb{R}$

Trên lớp, thầy giáo gọi một bạn lên làm và bạn đó làm như sau :

TXD : D=R;

$y'= -2\sin 2x -2 = -2 (1+sin 2x) \leq 0$ nên suy ra hàm số nghịch biến trên R.

------------------------------------------------------------------------------------------------

Bạn đó làm như trên và thầy cho đúng....nhưng mình thấy như vậy làm sai bởi trong sách giáo khoa có nói : "Giả sử hàm số f có đạo hàm trên khoảng $\mathbb{I}.$ Nếu $f'(x) \geq 0$ với mọi $x \in \mathbb{I}$ ( hoặc $f'(x) \leq 0 $ với mọi $x \in \mathbb{I}$) và $f'(x)=0$ tại hữu hạn điểm của $\mathbb{I}$ thì hàm số f đồng biến ( hoặc nghịch biến) trên $\mathbb{I}$"

Rõ ràng định lí nói rằng đạo hàm triệt tiêu tại hữu hạn điểm thuộc khoảng cần xét thế nhưng trong bài làm trên đạo hàm lại triệt tiêu tại vô số điểm thì làm sao mà đúng được ??

------------------------------------------------------------------------------------------------

Mình nghĩ làm giải đúng phải như sau :

Lời giải :

TXD: $D=\mathbb{R}$

Ta có:

$y'=-2(1+\sin 2x) \leq 0 , \forall x \in \mathbb{R};\\$
$y'=0\Leftrightarrow \sin 2x =-1 \Leftrightarrow x=\frac{-\pi}{4}+k\pi (k \in \mathbb{Z})$
Vì đạo hàm triệt tiêu tại vô hạn điểm nên ta sẽ chứng minh hàm số nghịch biến bằng định nghĩa.
Với $\forall x_1 < x_2 \in \mathbb{R}$,xét hàm số $y=f(x)$ trên $\left[ x_1;x_2 \right]$, ta thấy $f(x)$ liên tục trên  $\left[ x_1;x_2 \right]$ có $y' \leq 0 \forall x \in  \left[ x_1;x_2 \right] $ và $y'=0$ có hữu hạn nghiệm thuộc $\left( x_1;x_2 \right)$ suy ra hàm số $f(x)$ nghịch biến trên $\left[ x_1;x_2 \right]$
Vì $x_1<x_2$ nên $f(x_1)>f(x_2)$
Do đó theo định nghĩa suy ra hàm số nghịch biến trên $\mathbb{R}$
------------------------------------------------------------------------------------------------
Rất mong được các thầy (cô) trên diễn đàn và các bạn lớp 12 cho ý kiến về bài trên....Mình cảm thấy lo lằng về vấn đề này bởi toán là môn thi tự luận, tức cái mình lập luận phải có cơ sở vững chắc, bám vào lý thuyết sách giáo khoa chứng không thể giải quyết vấn đề mà lâp luận thiếu cơ sở như bài trên được.....

 

Ý kiến của bạn rất đúng !

Nếu $f'(x)\geqslant 0$ hoặc $f'(x)\leqslant 0,\forall x\in \mathbb{I}$ và $f'(x)=0$ chỉ tại một số hữu hạn điểm thuộc $\mathbb{I}$ thì mới có thể kết luận về tính đơn điệu của hàm $f(x)$ trên $\mathbb{I}$ được.


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#3
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Ý kiến của bạn rất đúng !

Nếu $f'(x)\geqslant 0$ hoặc $f'(x)\leqslant 0,\forall x\in \mathbb{I}$ và $f'(x)=0$ chỉ tại một số hữu hạn điểm thuộc $\mathbb{I}$ thì mới có thể kết luận về tính đơn điệu của hàm $f(x)$ trên $\mathbb{I}$ được.

Dạ cháu cám ơn chú.....với lại mình có thể thấy điểm khác biệt của bài trên so với các bài khác trong sách giáo khoa, đó là câu trên được tách riêng một bài( là Bài 7),nếu nó bình thường thì tội gì không gộp vào luôn bài 6 trước đó, cũng là xét sự biến thiên của hàm số....Rõ ràng là người viết sách đã có ý đồ cho mình biết nó khác với các bài còn lại rồi......


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#4
Huonguyen

Huonguyen

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết
Cho em hỏi là nếu thay đổi điều kiện f'=0 tại hữu hạn các điểm thì có ảnh hưởng gì đến bài toán không ạ?




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh