Đến nội dung

Hình ảnh

Dạy học toán - sử dụng trong cuộc sống?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 19 trả lời

#1
LacLac

LacLac

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết
Tôi có đứa cháu năm nay học lớp 8, học kì 1 được xếp loại giỏi. Ngày tết ngồi đọc Tuổi trẻ cười, thấy có chuyện cấp cái sổ đỏ 5m2, nó ngơ ngẩn hỏi 5m2 là cỡ bao lớn.

Tôi bảo nó cứ tưởng tượng đó là hình chữ nhật 6m2 xem, các cạnh của nó sẽ có kích thước như thế nào?

Nó suy nghĩ một hồi rồi nói là một cạnh 2m, một cạnh 3m nhưng diễn tả ra trên nền nhà thì nó không biết. Nó lúng túng hỏi một viên gạch có kính thước bao nhiêu.

Tôi hỏi thêm: Cái giường của con chiếm diện tích bao nhiêu? Nó không trả lời được.

Tôi thiệt thấy ngán cái cách dạy và học toán hiện nay. Các bạn thử cho ý kiến thêm xem sao. Nhất là các bạn đang đi học, thử nghĩ xem mình có thể vận dụng toán học để giải quyết được việc gì trong cuộc sống hay không? (ngòai việc đếm tiền).

#2
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết
Trong giảng dạy một trong những yếu tố thành công của tiết dạy là phần liên hệ với thực tế. Khi đưa việc đổi mới phương pháp dạy và học yêu cầu học sinh phải tự phát hiện tự nghiên cứu vấn đề cũng xuất phát từ những tình huống, từ những " bài toán " thực tế. Một số giáo viên luôn sợ một tiết học chỉ có 45' nếu để học sinh "tự mình " thì không "đảm bảo thời gian " vì thế phần liên hệ thực tế bị cắt đi một cách phũ phàng. Học sinh học đủ thứ thuật toán ,đủ các công thức để áp dụng vào giải các bài toán các em có thể giải rất nhanh các bài toán khó nhưng nếu hỏi giải các bài toán đó để làm gì thì có lẽ nhiều em sẽ nhìn người hỏi như người ngoài hành tinh.
Việc gắn nội dung bài học với thực tế luôn giúp cho các em học sinh năng động hơn , nắm bắt vấn đề một cách nhanh hơn mong các thầy cô chú ý khi giảng dạy . Nhất là bộ môn toán mọi vấn đề trong toán học đều xuất phát từ trong thực tế phải không ạ?

Một cây làm chẳng nên non

#3
LacLac

LacLac

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết
Đứa cháu của mình hôm nay lại hỏi một câu rất bực mình. Nó đọc quảng cáo xong rồi hỏi giảm 10% là giảm bao nhiêu, có nhiều không?!!

#4
Smiles

Smiles

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
Vâng ! thưa 2 tiền bối , chính em cũng đang ở trong tìnnh trạng ấy đây , giải nhiều bài tóan khó đề làm gì ? Em cũng không biết , và em tự trả lời câu hỏi ấy " để rèn luyện tư duy , để không bị thầy giáo phạt vì tôi không làm bài :int "
không biết ứng dụng những cái mình học vào gì ?
hai vị có thể nói cho em biết chăng ? :infty

#5
toanvatoi

toanvatoi

    911

  • Thành viên
  • 95 Bài viết
Em cũng đang phân vân đây, em cứ học tóan và làm tóan một cách tự nhiên, em chưa bao giờ đặt ra câu hỏi mình hoc tóan để làm gì. Sau khi đọc bài của Laclac, em mới tự nghĩ và ko sao trả lời được, ko lẽ những gì về tóan học mà em học trước đây vô ích sao ?
HÃY TỰ TIN VÀ TỰ HÀO VỀ BẢN THÂN BẠN


Hình đã gửi

#6
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết

Vâng ! thưa 2 tiền bối , chính em cũng đang ở trong tìnnh trạng ấy đây , giải nhiều bài tóan khó đề làm gì ? Em cũng không biết , và em tự trả lời câu hỏi ấy " để rèn luyện tư duy , để không bị thầy giáo phạt vì tôi không làm bài :) "
không biết ứng dụng những cái mình học vào gì ?
hai vị có thể nói cho em biết chăng ? :)

tất nhiên, giải toán khó là để học thêm các kỹ thuật hay
những kỹ thuật đó thường rất khó nghĩ ra
vì vậy hãy tự tìm hiểu xem tại sao lại có thể có những kỹ thuật như thế
điều đó cũng giúp cho tư duy sâu sắc hơn
okie?

#7
vuhung

vuhung

    Spectrum IT

  • Thành viên
  • 266 Bài viết

Tôi có đứa cháu năm nay học lớp 8, học kì 1 được xếp loại giỏi. Ngày tết ngồi đọc Tuổi trẻ cười, thấy có chuyện cấp cái sổ đỏ 5m2, nó ngơ ngẩn hỏi 5m2 là cỡ bao lớn.

Tôi bảo nó cứ tưởng tượng đó là hình chữ nhật 6m2 xem, các cạnh của nó sẽ có kích thước như thế nào?

Nó suy nghĩ một hồi rồi nói là một cạnh 2m, một cạnh 3m nhưng diễn tả ra trên nền nhà thì nó không biết. Nó lúng túng hỏi một viên gạch có kính thước bao nhiêu.

Tôi hỏi thêm: Cái giường của con chiếm diện tích bao nhiêu? Nó không trả lời được.

Tôi thiệt thấy ngán cái cách dạy và học toán hiện nay. Các bạn thử cho ý kiến thêm xem sao. Nhất là các bạn đang đi học, thử nghĩ xem mình có thể vận dụng toán học để giải quyết được việc gì trong cuộc sống hay không? (ngòai việc đếm tiền).

Lớp 8 mà những khái niệm đơn giản như thế không biết. Đúng là giáo dục có vấn đề. Bọn trẻ nó ham học nhưng giải thích cho chúng nó hiểu không phải là chuyện dễ dàng.

Hồi nhỏ, khi có học về diện tích, về quê lại thấy người ta tính ruộng bằng sào, mẫu, tất nhiên ngay cả trong những văn kiện chính thức. Rõ ràng là giáo dục không cập nhật và đi sát thực tế.

Chuyện thằng nhỏ hỏi diện tích, tui nghĩ cách trực quan nhất là lấy 1 cái gì đó làm đơn vị, ví dụ diện tích của viên gạch hoa chẳng hạn( cỡ 20cm x 20cm???). Rồi giải thích cho nó: 5 mét vuông bằng bao nhiêu lần viên này ... Hm, mấy cái này kể cũng khó. Nếu ai có con nhỏ thì chắc cũng nên học cách giải thích có tính sư phạm cho tụi nhỏ hiểu. Không dễ.

Giảm 10%, lolz, nghĩa là giảm 1/10 so với giá ghi trên bìa. Mà nó học lớp 8 rồi cơ mà, phần trăm và phân số chắc chắn phải học qua. Poor vn edu :).

knam có post 1 bài của giáo sư Hoàng Tụy, trong đó có cách nói về cách dạy cho tụi trẻ con. Bài đó hay

Cho đến tận lớp 12, học sinh VN hiểu "ứng dụng của toán học" là đem toán của ngành này để giải toán của ngành khác, hay 1 bài toán khác. Ví dụ dùng phương pháp hình học để giải toán giải tích, đại số rất được hoan nghênh. Thực ra chỉ có ích cục bộ, tụi đó sẽ chết dần khi học lên Đại Học và cao hơn nữa.

Mà bác Laclac có tâm sự hay thâm ý thì nói tọet ra đê. Vòng vo quá!
Hình đã gửi

#8
phudu

phudu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết

1.Mà dạy học toán ở PT hiện nay có lẽ chỉ nên dạy h/s cách nhận xét tg quan qua
cái nhìn toán học mà thôi thói quen chịu tự suy nghĩ ở h/s đại trà thật đáng báo động .
2.Hơn nữa khả năng diễn đạt vấn đề nữa ...làm gì có chuyện hiểu bài mà lại ko trình bày được bài chẳng qua là do h/s máy móc làm theo cách giải mẫu của thầy...
3.Chừng nào còn những quyển luyện thi..trong đó người ta thô thiển chia sẵn ra các
dạng toán để con người ta thay số thì còn sinh ra những chuyện như vầy

1. Chất lượng giáo dục của một quốc gia theo tôi nên đánh giá dựa trên trình độ của học sinh đại trà. Học sinh có kém thì mới cần phải học, chưa biết tư duy nên mới cần đến trường để được dạy cách tư duy. Bác SH nói nghe có vẻ là người ngoài cuộc quá. Theo tôi, học sinh có chịu tư duy hay ko còn do thầy cô có tạo cho các em những cơ hội để tư duy vừa sức với các em hay không. Dạy một lớp mà trình độ học sinh không như nhau, những học sinh kém thường ít có cơ hội được hoạt động, và càng ngày càng thiếu tự tin khi thể hiện mình. Có cách gì không nhỉ?
2. Học sinh học lệch, và khả năng diễn đạt kém, có lẽ do lỗi của người lớn: chưa gì đã bên trọng bên khinh rồi. Lời giải mẫu, có gì là không được chứ? Việc hình thành kiến thức mới là do tác động tổng hợp của nhiều loại hình tư duy. Khi còn trẻ con, việc học chủ yếu là do bắt chước đó thôi, và trẻ con học rất nhanh. Tôi không nói là bài nào cũng phải làm mẫu, những việc trình bày những dạng toán mới, thầy nên giúp các em các sử dụng câu văn, ngôn từ chọn lọc, logic. Văn trong toán mà.
3. Theo tớ phân loại cũng đâu có gì xấu? Giúp học sinh dễ hệ thống lại mớ kiến thức hỗn độn ngổn ngang. Mà việc dùng quyển sách tham khảo nào, muốn học sinh dùng sách có chất lượng, thầy cô nên có hướng dẫn cụ thể cho các em, hướng dẫn cả cách dùng sách, đọc sách sao cho hiệu quả nữa.


Ở BẦU THÌ TRÒN Ở ỐNG THÌ DÀI... RAU NÀO SÂU NẤY... THẦY NÀO TRÒ NẤY... CUỘC ĐỜI CÓ CÁI GÌ LÀ HOÀN HẢO ĐÂU... NÊN CHẲNG CÓ GÌ PHẢI ĐAU BUỒN HAY THẤT VỌNG... CHỈ CÓ THIỆT MÌNH THÔI... KIẾP PHÙ DU...
...Tại vầng trăng, tại em hay tại anh?
Tại sang đông không còn hoa sữa,
Tại nhiều lắm, tại gì không biết nũa,
Tại con bướm vàng có cánh nó bay...

#9
song_ha

song_ha

    Sống là chiến đấu

  • Pre-Member
  • 321 Bài viết
"từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm"

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi song_ha: 24-04-2009 - 07:22

<span style='color:red'>...Này sông cứ chảy như ngày ấy
Có người đi quên mất lối về.....</span>

#10
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết
[quote name='phudu' date='Mar 14 2005, 08:34 PM'][quote name='song_ha' date='Mar 13 2005, 04:31 PM']
1.Chất lượng giáo dục của một quốc gia theo tôi nên đánh giá dựa trên trình độ của học sinh đại trà. Học sinhcó kém thì mới cần phải học. Chưa biết tư duy nên mới cần đến trường để được dạy cách tư duy. Bác SH nói nghe có vẻ là người ngoài cuộc quá. Theo tôi, học sinh có chịu tư duyhay ko còn do thầy cô có tạo cho các em những cơ hội để tư duy vừa sức với các em hay không. Dạy một lớp mà trình độ học sinh không như nhau, những học sinh kém thường ít có cơ hội được hoạt động, và càng ngày càng thiếu tự tin khi thể hiện mình.Có cách gì không nhỉ?
2.Học sinh học lệch, và khả năng diễn đạt kém, có lẽ do lỗi của người lớn: chưa gìđã bên trọng bên khinh rồi.Lời giải mẫu, có gì là không được chứ?Việc hình thành kiến thức mới là dotác động tổng hợp của nhiều loại hình tư duy. Khoi còn trẻ con, việc học chủ yếu là do bắt chước đó thôi, và trẻ con học rất nhanh. Tôi không nói là bài nào cũng phải làm mẫu, những việc trình bày những dậng toán mới, thầy nên giúp các em các sử dụng câu văn, ngôn từ chọn lọc, logic. Văn trong toán mà.
3.Theo tớ phân loại cũng đâu có gì xấu?Giúp học sinh dễ hệ thống lại mớ kiến thức hỗn độn ngổn ngang. Mà việc dùng quyển sách tham khảo nào, muốn học sinh dúngách có chất lượng, thầy cô nên có hướng dẫn cụ thể cho cách em, hướngdẫn cả cách dùng sách, đọc sách sao cho hiệu quả nữa.


Ở BẦU THÌ TRÒN Ở ỐNG THÌ DÀI...RAU NÀO SÂU NẤY...THẦY NÀO TRÒ NẤY...CUỘC ĐỜI CÓ CÁI GÌ LÀ HOÀN HẢO ĐÂU...NÊN CHẲNG CÓ GÌ PHẢI ĐAU BUỒN HAY THẤT VỌNG...CHỈ CÓ THIỆT MÌNH THÔI...KIẾP PHÙ DU...[/quote]
Em đồng ý với quan điểm của Bác Phudu.
Cô giáo em cũng đã dậy chúng em như thế. Và lớp em chẳng có ai phải vào học dân lập cả . vì đó là những cái căn bản phải dạy cho học trò.[quote]Theo tôi, học sinh có chịu tư duyhay ko còn do thầy cô có tạo cho các em những cơ hội để tư duy vừa sức với các em hay không. [/quote].
Nhìn bé Công nhà em học em chỉ muốn kêu lên các thầy cô ơi hãy dạy cho học sinh của mình những cái căn bản đã. Nhiều thầy cô giáo cứ "dọa" học trò bằng những bài toán gây "sôc" mà cứ nghĩ rằng đó là cách rèn "tư duy" cho học sinh. Học sinh kém là lỗi của người làm công tác giáo dục . Nhiều thầy cô chưa thực sự nhìn nhận điểm yếu này của mình cứ ca cẩm học sinh của tôi quá kém... .Có những thầy cô cứ mải hồi tưởng "... ngày xưa bằng các em chúng tôi còn khó khăn ... nhưng mà ai cũng học tốt" những điều này nói một lần thì có ý nghĩa gd nhưng mà cứ mãi nhai đi nhai lai. điệp khúc này thì học sinh sẽ nhụt ý chí mất.
Tệ nhât là câu : không biết năm trước ai dạy các em mà tệ thế.Kéo theo sự tự ái cho những người dạy trước . Một câu hỏi đặt ra nếu năm trước trò vận dụng được để làm bài <kết quả cao qua các kì kiểm tra chung> thì tại sao mình dạy trò lại không vận dụng làm bài được < có khi nào các thầy cô đó tự hỏi vì sao không nhỉ ? Hay mãi là điệp khúc bọn chúng nó rốt quá ...>.
[quote]Mà việc dùng quyển sách tham khảo nào, muốn học sinh đúng cách có chất lượng, thầy cô nên có hướng dẫn cụ thể cho cách em, hướng dẫn cả cách dùng sách, đọc sách sao cho hiệu quả nữa.[/quote]
Câu này em cũng thấy hết sức tâm đắc.

Một cây làm chẳng nên non

#11
song_ha

song_ha

    Sống là chiến đấu

  • Pre-Member
  • 321 Bài viết
"từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm"x

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi song_ha: 24-04-2009 - 07:22

<span style='color:red'>...Này sông cứ chảy như ngày ấy
Có người đi quên mất lối về.....</span>

#12
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

Xin lỗi phù du nhé cho mình nói thẳng nếu ko vừa ý cũng đành

1/Bạn đang dạy ở trường nào? chứ tớ đang dạy ở 1 trường DL mà chuyện fải can h/s chém nhau là bt (cũng may trước khi là 1GV mình cũng chả lạ gì những trò du đãng) .Nói thế để bạn hiểu ko bao giờ mình coi thường h/s ,đối với tớ h/s chỉ là những đứa trẻ mà tất cả mọi thứ liên quan đến chúng mình đều fải tập cách yêu thương

2/ Điều tớ nói đến ở đây là thực trạng giáo dục ,học là bắt chước ư đúng là trẻ con fải như vậy .Nhưng kéo dài điều đó bao lâu ?còn kiến thức ngổn ngang ư đó là vì bạn.Bạn phải hiểu điều này trước khi lên lớp bạn phải trình diễn những gì và điều bạn dạy h/s để nó làm gì.Mình luôn ko thể nào chịu đựng việc học sinh ko nắm được k/n cơ bản nhưng lại xoen xoét giải những bài mẹo mực theo kiểu luyện tủ
mình chợt nghĩ có lẽ nỗi vất vả mà mình fải chịu đựng trên lớp bây giờ là do các GV như bạn.NHỮNG NGƯỜI VÌ THÀNH TÍCH CÁ NHÂN trước mắt (bắt h/s tủ mấy pp giải toán để lọt kỳ thi cấp 2) Thế nào là ko tạo cho h/s tư duy? bạn nhầm rồi
tôi luôn mong chúng suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ dù VĐề đơn giản.NHưng thói quen của chúng là thay số và thay số.Thay số theo tớ là thế nào là chúng bảo với tớ em đọc trong quyển này quyển kia pp làm thế này làm thế khác vv...mà chả hiểu tại sao họ lại xui vậy.Có lẽ bạn nên nhớ là mục tiêu cao nhất của việc dạy toán ko fải là dạy h/s giải được nhiều bài toán.Nếu còn bảo thủ thì những h/s như cháu của Laclac biết giải pt mà ko biết 5m2 cỡ bao nhiêu là chuyện quá dễ hiểu.

3/Còn những quyển sách tham khảo...cần chứ sao ko ,nhưng bạn thử xếp 2 quyển ra cho chúng chọn mà xem.1 quyển ko bày sẵn pp giải ,1 quyển bày sẵn ra xem h/s chọn quyển nào ...Chắc chắn chúng chọn quyển thứ 2,thế là thế nào thế là bạn dạy chúng thói lười nhác lười suy nghĩ rồi (hay là bạn cũng lười suy nghĩ để dẫn dắt chúng đọc quyển thứ nhất)Còn tớ nếu được làm bộ trưởng bộ GD tớ sẽ coi những quyển sách ấy là văn hóa fẩm độc hại.Cả trong 1 môn cần tư duy và tâm hồn như môn văn cũng thế người ta bắt h/s đọc thuộc những quan điểm và bình luận của người khác mà ko cho chúng được tự thể hiện ý kiến...Tớ có 1 thằng cu HSG nó học lớp 11 từng được giải HSG tỉnh lớp 12 và suýt được giải 40 năm TH&TT khi tớ ktra vở viết văn của nó mới hiểu tại sao nó diễn đạt toán học khó khăn đến ra là cu cậu cứ mở "để học tốt'' ra mà chép mỗi khi ktr văn .Nó là đứa trung thực và sợ tớ như cọp tớ bảo "tại sao em làm thế..." nó bảo tại "cả lớp em làm thế mà ko làm thế thì cô nó cho điểm thấp toàn 3".tớ đành phải tìm cô giáo dạy văn nó mà hăm dọa"đừng có động vào h/s của tao''rồi về nhà kiếm truyện và thơ cho nó đọc khả năng diễn đạt và ngôn ngữ kém làm sao học được gì.

___________________________________
thế thôi mong tớ ko bao giờ fải làm việc cùng những người như bạn(những người biến thích biến h/s thành cái máy dập)

Bác Song Hà có vẻ nóng quá rồi. Mời một chén :cafe để hạ hỏa nào.

Mình thấu hiểu sự khó khăn khi phải dạy ở trường dân lập (không có gắn mác ngôi sao) vì phần lớn học sinh tự ti - cũng do người lớn tạo ra cho trẻ. Nhưng có lẽ bạn đã quá khi nói về phudu thế này:

mình chợt nghĩ có lẽ nỗi vất vả mà mình fải chịu đựng trên lớp bây giờ là do các GV như bạn.NHỮNG NGƯỜI VÌ THÀNH TÍCH CÁ NHÂN trước mắt (bắt h/s tủ mấy pp giải toán để lọt kỳ thi cấp 2)

tớ ko bao giờ fải làm việc cùng những người như bạn(những người biến thích biến h/s thành cái máy dập


Đã là GV thì không nên đả kích nhau (như ý của thanhbinh0714) vì tất cả đều hướng đến một mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ. Những đóng góp chân thành, giúp nhau là cần thiết.

Đúng là trong đội ngũ giáo viên hiện nay, có những giáo viên không tâm huyết với nghề, chọn nghề giáo viên chỉ để kiếm tiền qua việc bắt học sinh phải học thêm. Những giáo viên ấy đáng phê bình và chúng ta cũng không nên bàn tán quá nhiều về họ. Một giáo viên tốt thì đừng đổ lỗi tại những giáo viên trước đã không giảng dạy tận tâm, để lại những lỗ hổng kiến thức cho học sinh, mà nên bắt tay vào đắp lại những lỗ hổng kia dù sẽ rất khó khăn.
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#13
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết

tôi luôn mong chúng suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ dù VĐề đơn giản.NHưng thói quen của chúng là thay số và thay số.Thay số theo tớ là thế nào là chúng bảo với tớ em đọc trong quyển này quyển kia pp làm thế này làm thế khác vv...

Học sinh đọc sách mà vận dụng vào để giải được bài tập thì tốt quá. Phát huy điều này các thầy cô hãy nêu nội dung bài toán dưới một khía cạnh khác, những cách hỏi khác nhau của cùng một vấn đề . Học sinh chỉ lười suy nghĩ và thay số vào được khi thầy còn bê nguyên văn các bài toán có trong sách giải ra cho học trò. Vô hình dung các thầy mới làm hỏng tư duy của người học sinh. Khi thấy học trò của mình làm được bài toán rồi có bao nhiêu thầy cô sẽ hỏi học trò :" Ngoài cách giải này chúng ta có còn cách giải nào nữa không ?... Theo thầy biết bài toán này có 3(5;6;7...) cách giải.... Có bao nhiêu người giáo viên nghiên cứu kĩ từng bài toán trước khi tung ra cho học trò . Việc vô trách nhiệm của người làm công tác gd thì kết quả như cháu của Bác LacLac là tất yếu.
Theo em một hệ thống câu hỏi tốt mới có thể tạo nên một tiết dạy tốt cho cả thầy và trò. Các thầy cô giáo thấy em nói sai thì cứ chỉ ra cho em thấy nhé .

Một cây làm chẳng nên non

#14
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết

ko lẽ những gì về tóan học mà em học trước đây vô ích sao ?

Vô ích hay không còn tùy những gì ấy là cái gì ?
Ta biết rằng ở nhà trường phổ thông, môn toán có nhiệm vụ
1. Cung cấp cho hs các kiến thức và kĩ năng cần thiết để học các bộ môn khác, để sữ dụng trong cuộc sống thực tế hằng ngày.
2. Phát triễn các năng lực trí tuệ, những đức tính như tính chính xác, kiên trì, cẩn thận ..
Về mục đích 1: Sau khi rời khỏi trường PT, bao nhiêu phần trăm các kiến thức Toán đã học được sữ dụng? Tôi không biết đã có ai thử điều tra xem sau những khoãng thời gian xác định nào đó thì những người tốt nghiệp PT làm trong các ngành nghề khác nhau nhớ được bao nhiêu những kiến thức đã học? Những con số thu được hẵn sẽ nói lên nhiều điều lí thú. Dẫu không có số liệu cụ thể nhưng tôi tin rằng với đa số thì sồ kiến thức đựoc nhớ không có là bao, cũng có nghĩa là những kiến thức được dùng trong thực tế cũng chẵng là bao.
Thế thì mục đích chính của môn toán hẵn là ở mđ 2, và các kiến thức Toán được đưa vào như là phương tiện để rèn luyện. Do đặc điểm riêng mà Toán là môn học có nhiều thuận lợi nhất để rèn luyện cho hs các kiểu tư duy diễn dịch, qui nạp, tư duy hình tượng, tư duy thuật toán, .. các phẫm chất tối cần trong cuộc sống như tính chính xác, kiên trì, .. Những kiến thức không dùng đến theo thời gian sẽ bị quên đi, nhưng những khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng suy luận, làm việc có phương pháp có chương trình, các đức tính cẩn thận, kĩ luật .. nếu được rèn luyện thành thói quen sẽ theo ta mãi mãi sẵn sàng giúp ta trong mọi công việc.

Đáng tiếc .. đáng tiếc là những điều trên đây chỉ là lí thuyết, chỉ là ước mơ. Thực tế thì ..
Chưa nói đến md 2 hay ho nhưng trừu tượng, khó đong khó đếm, mà ngay những kiến thức cơ bản tối thiểu nhiều hs cũng khong nắm đựoc. Cháu của Laclac chỉ mới là hs lớp 8. Mới hôm qua thôi, một anh bạn day địa đã than phiền với tôi: hs lớp 12 vẽ cái biểu đồ hình quạt mà không biết 30% thì vẽ cỡ chùng nào?
Tại sao lại có tình trạng kì cục này? Rõ ràng tất cả những điều này các em đều đã học, đều đã được kiểm tra và đã đạt.
Nguyên nhân cũng chẵng có gì khó thấy: các em ít được rèn luyện, ít - thậm chí: không - được thực hành. Và lí do ít được rèn luyện là thiếu thời gian. Cả thầy lẫn trò đều thiếu thời gian.
Chương trình Toán hiện nay khá tham lam nên nặng nề với phần lớn hs. Các môn học khác cũng ôm đồm không kém làm hs càng ít có thời gian tự luyện tập. Tình hình càng tệ hại hơn do căn bệnh thành tích hs không đủ sức cũng đày lên lớp, do nhiều gv muốn cho trò mình được chóng giỏi dạy hơi tham; do áp lực của các kì thi đủ kiểu đủ loại. Kết quả là với cả trò lẫn thầy thì vấn đề không phải học thế nào cho có ích mai sau mà là có ích ngay lập tức, với các mục tiêu rất cụ thể: lên lớp, đạt danh hiệu hs gì đó, đạt giải kì thi X, thi đổ kì thi TS ..
Dĩ nhiên là không ai muốn bơi giỏi mà chỉ tập bơi ở trên cạn. Nhưng liệu có cần thiết phải xô hs vào dòng sông nước xiết, vào biển cả mênh mông để chúng tập bơi? Tôi e rằng khi đó đối với chúng vấn đề không phải là bơi đúng kĩ thuật hay không mà là nỗi hay chìm?
Nhạn độ hàn đàm

#15
knam

knam

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết
Tham gia thảo luận, tôi xin trích phần đầu của tài liệu "Principles and Standards for School Mathematics" của hội đồng GV Toán Hoa Kỳ soạn năm 2000. Xin lỗi các bạn vì không có thì giờ dịch ra tiếng Việt để mọi người cùng đọc.

Introduction
We live in a mathematical world. Whenever we decide on a purchase, choose an insurance or health plan, or use a spreadsheet, we rely on mathematical understanding. The World Wide Web, CD-ROMs, and other media disseminate vast quantities of quantitative information. The level of mathematical thinking and problem solving needed in the workplace has increased dramatically.

In such a world, those who understand and can do mathematics will have opportunities that others do not. Mathematical competence opens doors to productive futures. A lack of mathematical competence closes those doors.

Students have different abilities, needs, and interests. Yet everyone needs to be able to use mathematics in his or her personal life, in the workplace, and in further study. All students deserve an opportunity to understand the power and beauty of mathematics. Students need to learn a new set of mathematics basics that enable them to compute fluently and to solve problems creatively and resourcefully.

Principles and Standards for School Mathematics describes a future in which all students have access to rigorous, high-quality mathematics instruction, including four years of high school mathematics. Knowledgeable teachers have adequate support and ongoing access to professional development. The curriculum is mathematically rich, providing students with opportunities to learn important mathematical concepts and procedures with understanding. Students have access to technologies that broaden and deepen their understanding of mathematics. More students pursue educational paths that prepare them for lifelong work as mathematicians, statisticians, engineers, and scientists.

This vision of mathematics teaching and learning is not the reality in the majority of classrooms, schools, and districts. Today, many students are not learning the mathematics they need. In some instances, students do not have the opportunity to learn significant mathematics. In others, students lack commitment or are not engaged by existing curricula.

Attaining the vision laid out in Principles and Standards will not be easy, but the task is critically important. We must provide our students with the best mathematics education possible, one that enables them to fulfill personal ambitions and career goals in an ever changing world.

Principles and Standards for School Mathematics has four major components. First, the Principles for school mathematics reflect basic perspectives on which educators should base decisions that affect school mathematics. These Principles establish a foundation for school mathematics programs by considering the broad issues of equity, curriculum, teaching, learning, assessment, and technology.

Following the Principles, the Standards for school mathematics describe an ambitious and comprehensive set of goals for mathematics instruction. The first five Standards present goals in the mathematical content areas of number and operations, algebra, geometry, measurement, and data analysis and probability. The second five describe goals for the processes of problem solving, reasoning and proof, connections, communication, and representation. Together, the Standards describe the basic skills and understandings that students will need to function effectively in the twenty-first century.

The ten Standards are treated in greater detail in four grade-band chapters: prekindergarten through grade 2, grades 3–5, grades 6–8, and grades 9–12. For each of the Content Standards, each of the grade-band chapters includes a set of expectations specific to that grade band.

Finally, the document discusses the issues related to putting the Principles into action and outlines the roles played by various groups and communities in realizing the vision of Principles and Standards.

Overview: Principles for School Mathematics
Educational decisions made by teachers, school administrators, and other professionals have important consequences for students and for society. The Principles for school mathematics provide guidance in making these decisions.

The six principles for school mathematics address overarching themes:

Equity. Excellence in mathematics education requires equity—high expectations and strong support for all students.


Curriculum. A curriculum is more than a collection of activities: it must be coherent, focused on important mathematics, and well articulated across the grades.


Teaching. Effective mathematics teaching requires understanding what students know and need to learn and then challenging and supporting them to learn it well.


Learning. Students must learn mathematics with understanding, actively building new knowledge from experience and prior knowledge.


Assessment. Assessment should support the learning of important mathematics and furnish useful information to both teachers and students.

Technology. Technology is essential in teaching and learning mathematics; it influences the mathematics that is taught and enhances students' learning

The Equity Principle
Excellence in mathematics education requires equity—high expectations and strong support for all students.

All students, regardless of their personal characteristics, backgrounds, or physical challenges, must have opportunities to study--and support to learn--mathematics. This does not mean that every student should be treated the same. But all students need access each year they are in school to a coherent, challenging mathematics curriculum that is taught by competent and well-supported mathematics teachers.

Too many students--especially students who are poor, not native speakers of English, disabled, female, or members of minority groups--are victims of low expectations in mathematics. For example, tracking has consistently consigned disadvantaged groups of students to mathematics classes that concentrate on remediation or do not offer significant mathematical substance. The Equity Principle demands that high expectations for mathematics learning be communicated in words and deeds to all students.

Some students may need more than an ambitious curriculum and excellent teaching to meet high expectations. Students who are having difficulty may benefit from such resources as after-school programs, peer mentoring, or cross-age tutoring. Students with special learning needs in mathematics should be supported by both their classroom teachers and special education staff.

Likewise, students with special interests or exceptional talent in mathematics may need enrichment programs or additional resources to keep them challenged and engaged. The talent and interest of these students must be nurtured so that they have the opportunity and guidance to excel in mathematics.

Well-documented examples demonstrate that all children can learn mathematics when they have access to high-quality mathematics instruction. Such instruction needs to become the norm rather than the exception.

#16
phudu

phudu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết
Hê hê, mình đi đâu cũng có người ghét. :)
"mà đã được mang kiếp người thì phải tìm cách làm mọi công việc được ký thác cho tốt nhất chứ ko phải được chăng hay chớ tới đỗi phải AQ coi đời mình là kiếp phù du"
Cái này gọi là: "thương nhau thương cả đường đi, ghét nhau ghét cả..." đây. Bác SH nói làm em hơi buồn. Công danh, tiền bạc, thú vui,... là thứ phù du, nhắc nhở mình để khỏi quên đó thôi. Bác cứ làm như em đội mũ phớt đi bụi đời hay sắp lấy bún riêu treo cổ tự tử không bằng, mà phải nhắc nhở em "sống trong đời sống cần có một tấm lòng..."?!!!:sum :sum Thử nghĩ mà xem, trong cuộc sống,bác hay bất kỳ người nào cũng đang bắt chước một ai đó để học được một điều gì đó hoặc tránh một điều gì đó. Ít hoặc nhiều, nhưng không nên phủ nhận sự tồn tại của hình thức học này: nhất là khi học ngoại ngữ. Trong toán có thể ít, nhưng với những học sinh TB, hoặc yếu, bắt chước được cũng còn hơn là không biết tí tẹo nào. Đưa ra yêu cầu phù hợp với năng lực của học sinh mà...

Dĩ nhiên là không ai muốn bơi giỏi mà chỉ tập bơi ở trên cạn. Nhưng liệu có cần thiết phải xô hs vào dòng sông nước xiết, vào biển cả mênh mông để chúng tập bơi? Tôi e rằng khi đó đối với chúng vấn đề không phải là bơi đúng kĩ thuật hay không mà là nỗi hay chìm?Câu này chí lý quá.Nhưng ở đời thì điều gì cũng có thể xảy ra, làm sao để chẳng may bị xô xuống biển chúng không bị chìm? Nhỏ,cho chúng tắm trong chậu, lớn hơn một chút, dạy chúng bơi trong bể bơi trẻ con, lớn hơn chút nữa, cho bơi chung trong bể với người lớn. Có kỹ thuật rồi, chúng sẽ tự trốn ra ao, ra suối ra sông bơi cùng chúng bạn, biển cả chẳng có gì đáng sợ, mà với chúng như một nơi thú vị để thăm quan.Đừng sợ trẻ con non nớt mà bao bọc chúng bởi Chocolate, để đến khi trời mới nóng một chút đã chảy nước ra. Những thử thách nhỏ sẽ làm chúng dần cứng cáp, và nên thường xuyên nâng cao yêu cầu, đòi hỏi với chúng.

Thầy cô nhiều khi còn sách vở thiếu thực tế, huống chi học sinh. Vậy nên khắc phục được đến đâu thì khắc phục. Rồi chúng cũng sẽ tốt nghiệp, sẽ ra trường, sẽ tự học được những điều quan trọng để sống và tồn tại, mà điều này thì không phải được học từ thầy cô. Thầy cô nhiều khi còn học chúng dài dài ấy chứ...
...Tại vầng trăng, tại em hay tại anh?
Tại sang đông không còn hoa sữa,
Tại nhiều lắm, tại gì không biết nũa,
Tại con bướm vàng có cánh nó bay...

#17
LacLac

LacLac

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết
@Các bạn đang học PT: Mình thấy các bạn dù đang học toán theo kiểu nào thì nó cũng có ích cả. Ít ra thì nó cũng cung cấp được kiến thức toán học, phương pháp tư duy, suy luận logic. Các bạn không chỉ có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống thể hiện qua mấy trò tính toán thường thường mà còn có thể áp dụng vào cả các môn khoa học xã hội, cả giao tiếp nữa (đừng bắt mình nói cụ thể nghe, khó nói lắm!). Vấn đề là với cách học cụ thể của các bạn thì những gì thu được so với công sức phải bỏ ra là có hiệu quả hay không mà thôi.

Với các bạn quan tâm đến việc dạy học toán thì mình thấy thế này:

Khi dạy học toán, mình nghĩ nên cố gắng hướng học sinh vào việc sử dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế. Làm thế để làm gì à?
Một bác nông dân có thể nhìn qua một mảnh ruộng mà đoán được diện tích, nhìn qua một bồ lúa mà đoán được khoảng bao nhiêu kg; một người thợ rừng có thể nhìn qua một thân cây mà đoán được chiều cao, số mét khối gỗ mà cây cung cấp,...

Có thể bác nông dân hoặc người thợ rừng đó chưa từng học toán. Cái đó là những kĩ năng được rèn luyện qua cuộc sống của họ.

Vì thế, bác nông dân có thể không đoán được cái cây, người thợ rừng có thể không đoán được bồ lúa. Nhưng một người với kiến thức toán học có thể ước lượng được cả hai, dù không chính xác như họ.

Những người dạy toán không nên để cho học sinh của mình như bác nông dân hay người thợ rừng, nghĩa là tự bản thân các em phải tái rèn luyện kĩ năng khi hòa nhập vào cuộc sống! Vì nếu như vậy thì đối với các em, 12 năm học tập chẳng phải là một thủ tục kì lạ nhất trong xã hội loài người hay sao?

Khi ta dạy học sinh cách áp dụng kiến thức toán học vào cuộc sống, mục đích sâu xa không phải là mong muốn các em thật sự làm việc đó mà là muốn các em biết cách, có kĩ năng áp dụng kiến thức toán học vào các vấn đề thực tế, thấy được rằng toán học (phổ thông) gắn bó với thực tế. Điều đó làm cho các giờ học toán bớt khô khan, học sinh bắt đầu nhận thấy được vẻ đẹp của toán học và trở nên yêu toán hơn, tinh thần ứng dụng kiến thức để giải quyết vấn đề cũng được tăng cường.

Trở lại vấn đề trên. Việc ước lượng được một bồ lúa, một thân cây có thể không phải là vấn đề được quan tâm của đa số học sinh thành thị hiện nay. Vì vậy người dạy toán cũng không nên đi theo các con đường xưa cũ mà nên tìm ra những vấn đề áp dụng kiến thức phù hợp với tâm lí học sinh hiện nay.

Tùy vào môi trường mà các vấn đề đặt ra có thể khác nhau. Nhưng ít ra khi học diện tích, học sinh cũng có thể ước lượng diện tích căn phòng mà mình đang học, diện tích ngôi trường của mình; khi học tỉ lệ phần trăm, học sinh có thể tính được tỉ lệ học sinh khá giỏi trong lớp, tính được lãi khi gửi tiền vào ngân hàng; ... học sinh lớp 11 khi học dãy số và cấp số có thể nhận dạng được thủ đoạn bán hàng đa cấp,...

#18
Alligator

Alligator

    Sĩ quan

  • Founder
  • 428 Bài viết

...

Tùy vào môi trường mà các vấn đề đặt ra có thể khác nhau. Nhưng ít ra khi học diện tích, học sinh cũng có thể ước lượng diện tích căn phòng mà mình đang học, diện tích ngôi trường của mình; khi học tỉ lệ phần trăm, học sinh có thể tính được tỉ lệ học sinh khá giỏi trong lớp, tính được lãi khi gửi tiền vào ngân hàng; ... học sinh lớp 11 khi học dãy số và cấp số có thể nhận dạng được thủ đoạn bán hàng đa cấp,...

:) Anh LacLac nhận xét phương hướng rất hay, đây cũng chính là cách dạy toán ở bậc phổ thông tại US. Hy vọng sẽ có thời gian trình bày thêm về vấn đề này.
<span style='color:blue'>Roses are red,
violets are blue,
Fermat is dead,
but his theorem is true.
</span>

#19
anhbaytexas

anhbaytexas

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết
Hình như là thầy Chấng bây giờ làm nhân viên chuyển công văn đi thì phải, cái BOX nào cũng thấy công văn của thầy cùng một nội dung. Mong rằng thầy hãy chuyên môn hơn

#20
Truong Chang

Truong Chang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 80 Bài viết
Mình nghĩ : dạy toán, học toán hay ứng dụng toán trong cuộc sống một phần có sữ dụng máy tính và nếu biết rõ nhà trường cho sữ dụng đến máy nào thì cũng ảnh hưởng đến cách dạy và học toán chứ và dĩ nhiên khi ứng dụng toán trong cuộc sống thì phải dùng máy rồi. Biết chuyện nầy chắc củng hữu ích.




2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh