Đến nội dung

Hình ảnh

các kiến thức được dùng trong kì thi học sinh giỏi quốc gia


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
canhhoang30011999

canhhoang30011999

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 634 Bài viết

Cho em hỏi các kiến thức được dùng trong kì thi học sinh giỏi quốc gia và chọn đội tuyển của các tỉnh là gì ạ?



#2
Belphegor Varia

Belphegor Varia

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Mình xin trích lại công văn của Bộ giáo dục : (chắc cũng có nhiều bạn đang quan tâm tới vấn đề này)

 

"DANH MỤC KHÁI NIỆM, KẾT QUẢ THÍ SINH MÔN TOÁN ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG NHƯ KHÁI NIỆM, KẾT QUẢ SGK TRONG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT
(Kèm theo Công văn số 1743 / KTKĐCLGD-KT ngày 17 tháng 10 năm 2014)

Ngoài các kiến thức toán theo Chương trình phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 12) hiện hành, các học sinh dự thi ở môn Toán trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT được phép sử dụng các khái niệm và kết quả dưới đây như khái niệm và kết quả sách giáo khoa:

I. Phần Số học:

- Các khái niệm và kết quả lý thuyết được trình bày trong Chương I; §1, §2, §4 Chương II; §1, §2, §3 Chương III; Chương IV và Chương V cuốn"Bài giảng số học" của nhóm Tác giả: Đặng Hùng Thắng(Chủ biên), Nguyễn Văn Ngọc, Vũ Kim Thuỷ (NXB Giáo dục, 1994).

- Định lý nhỏ Phécma, Định lý Uynsơn.

- Định lí Ơle và định lí Trung Quốc về các số dư.

II. Phần Đại số - Giải tích:

1. Bất đẳng thức (Bđt):

- Các bất đẳng thức đại số: Bđt Côsi cho n (n Î Z, n ³ 2) số thực không âm; Bđt Bunhiacôpxki cho hai bộ n số thực (n Î Z, n ³ 2); Bđt Trêbưsep cho hai dãy n số thực (n Î Z, n ³ 2); Bđt Nesbit cho ba số thực dương; Bđt Becnuli mở rộng.

- Bất đẳng thức hàm lồi (Bất đẳng thức Jensen).

- Các bất đẳng thức tích phân được trình bày trong mục 3 của §2 Chương III SGK Giải tích 12 (Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, NXB Giáo dục).

- Kết quả của Ví dụ 1.4 trong §1 Chương V cuốn"Bất đẳng thức" của Tác giả Phan Đức Chính (NXB Giáo dục, 1993).

2. Đa thức:

- Khái niệm nghiệm bội của đa thức và một số kết quả đơn giản liên quan đến nghiệm của một đa thức:

# Định lí 1. Đa thức bậc n (n Î N*) có tối đa n nghiệm thực, mỗi nghiệm được kể số lần bằng số bội của nó.

Định lí 2Nếu x0 là nghiệm của đa thức P(x) thì x0 + a là nghiệm của đa thức P(x – a), với a Î R cho trước.

Định lí 3. Nếu x0 ¹ 0 là nghiệm của đa thức:

P(x) = a0xn + a1xn – 1 + ... + a– 1x + an , a0 ¹ 0 và n Î N*,

thì 1/x0 là nghiệm của đa thức:

Q(x) = anxn + an – 1xn – 1 + ... + a1x + a.

Định lí 4. Nếu x0 là nghiệm bội k (k Î Zk ³ 2) của đa thức P(x) thì x0 là nghiệm bội – 1 của đa thức đạo hàm P/(x).

Định lí 5. Nếu x0 là nghiệm hữu tỉ của đa thức với hệ số nguyên:

P(x) = a0xn + a1xn – 1 + ... + a– 1x + an , a0 ¹ 0 và n Î N*,

thì x0 phải có dạng p/q; trong đó pq tương ứng là ước của ana0.

# Định lí Viet thuận và đảo cho đa thức bậc n (n Î Zn ³ 2).

- Công thức nội suy Lagrange.

- Khái niệm đa thức khả quy, bất khả quy.

- Định lí Bơdu về số dư trong phép chia một đa thức cho nhị thức bậc nhất x – a.

- Đa thức Trêbưsep và các tính chất được trình bày trong phần 1 Phụ lục 3 cuốn"Bất đẳng thức"của Tác giả Phan Đức Chính (NXB Giáo dục, 1993).

3. Dãy số - Hàm số:

- Phương trình đặc trưng và công thức tính số hạng tổng quát của dãy số được cho bởi hệ thức truy hồi tuyến tính.

- Các khái niệm: dãy con, dãy số tuần hoàn và chu kỳ của dãy số tuần hoàn.

- Mối liên hệ giữa tính hội tụ của một dãy số và tính hội tụ của các dãy con của dãy số đó.

- Một số kết quả đơn giản về tính đơn điệu của hàm số:

Kết quả 1: Nếu f và g là các hàm số đồng biến (nghịch biến) trên tập X thì f + g cũng là hàm số đồng biến (nghịch biến) trên tập X.

Kết quả 2: Giả sử f và g là các hàm số đồng biến (nghịch biến) trên tập X. Khi đó:

i) Nếu f và g chỉ nhận giá trị không âm (không dương) trên X thì f.g sẽ là hàm số đồng biến trên tập X.

ii) Nếu f và g chỉ nhận giá trị không dương (không âm) trên X thì f.g sẽ là hàm số nghịch biến trên tập X.

Kết quả 3: Giả sử f là hàm số đồng biến và g là hàm số nghịch biến trên tập X. Khi đó, nếu f chỉ nhận giá trị không âm (không dương) trên X và đồng thời g chỉ nhận giá trị không dương (không âm) trên tập đó thì f.g sẽ là hàm số nghịch biến (đồng biến) trên X.

Kết quả 4: Giả sử g là hàm số đồng biến (nghịch biến) trên tập X. Kí hiệu g(X) là tập giá trị của hàm g với tập xác định X. Khi đó:

i) Nếu f là hàm số đồng biến trên g(X) thì f(g(x)) sẽ là hàm số đồng biến (nghịch biến) trênX.

ii) Nếu f là hàm số nghịch biến trên g(X) thì f(g(x)) sẽ là hàm số nghịch biến (đồng biến) trên X.

Kết quả 5: Nếu f là hàm số đồng biến trên R thì hai phương trình sau sẽ tương đương với nhau:

f(f(.... (f(x))....)) = x và f(x) = x.

- Khái niệm chu kỳ cơ sở của hàm số tuần hoàn và một số kết quả liên quan đến hàm tuần hoàn:

Định lí 6. Nếu hàm số f(x) tuần hoàn trên tập X với chu kỳ cơ sở T và nếu:

f(x) = f(x + A"x Î X

thì phải có A = kT, với k Î Z.

Định lí 7. Nếu hàm số tuần hoàn f(x) có chu kỳ cơ sở T thì hàm số f(ax) (a ¹ 0) là hàm số tuần hoàn và có chu kỳ cơ sở T/a .

Định lí 8. Nếu các hàm số f1(x) , f2(x) tuần hoàn trên X và tương ứng có các chu kỳ T1,T2 thông ước với nhau thì các hàm số f1(x) + f2(x) , f1(x) – f2(x) , f1(x)f2(x) cũng tuần hoàn trên X.

- Định nghĩa hàm số ngược.

- Định nghĩa các hàm số lượng giác ngược arcsinx, arccosx, arctgx, arccotgx và các hàm đạo hàm của chúng.

- Định lý về giá trị trung gian của hàm số liên tục trên một đoạn.

- Kết quả các Bài toán 1-7 trong §1 Chương II cuốn"Phương trình hàm" của Tác giả Nguyễn Văn Mậu (NXB Giáo dục, 1997).

III. Phần Lượng giác:

- Hệ thức Salơ cho các cung lượng giác.

- Bất phương trình lượng giác và tập nghiệm của các bất phương trình lượng giác cơ bản.

- Các công thức đơn giản tính độ dài đường phân giác,bán kính đường tròn nội tiếp,bán kính đường tròn bàng tiếp của một tam giác theo độ dài các cạnh và giá trị lượng giác của các góc của tam giác ấy.

- Một số bất đẳng thức thông dụng trong tam giác:

·         sinA + sinB + sinC £ 3/2 "DABC.

·         cosA + cosB + cosC £ 3/2   "DABC.

·         tgA + tgB + tgC ³ 3 "D nhọn ABC.

Dấu "=" trong các bất đẳng thức trên xảy ra khi và chỉ khi DABC là tam giác đều.

IV. Phần Hình học:

1. Hình học phẳng:

- Khái niệm trọng tâm, tâm tỉ cự của một hệ điểm và toạ độ của chúng xét trong hệ toạ độ Đêcac.

- Tâm đẳng phương của ba đường tròn.

- Hàng điểm điều hoà và Chùm điều hoà: Định nghĩa và một số tính chất đơn giản:

# Hệ thức Niutơn, Hệ thức Đêcac.

Định lí 9. Hai cạnh của một tam giác cùng các đường phân giác trong, ngoài xuất phát từ đỉnh chung của hai cạnh ấy lập thành một chùm điều hoà.

- Định lí Ptôlêmê , Định lí Xêva , Định lí Mênêlaut , Định lí Thales thuận và đảo.

- Định nghĩa đường tròn Apoloniut, đường tròn Ơle (đường tròn 9 điểm).

 - Kết quả của các Ví dụ 1, 2 trong phần 4 §4 Chương II SGK Hình học 10 (Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, NXB Giáo dục).

- Hệ thức Ơle trong tam giác:

d2 = R2 – 2Rr

trong đó: dRr tương ứng là khoảng cách giữa tâm đường tròn ngoại tiếp và tâm đường tròn nội tiếp, bán kính đường tròn ngoại tiếp, bán kính đường tròn nội tiếp của một tam giác.

- Định nghĩa tích các phép biến hình và một số kết quả liên quan, định nghĩa và các tính chất của phép đồng dạng: như đã được trình bày trong TLGKTĐ Hình học lớp 11 Ban KHTN-THCB (NXB Giáo dục, 1997).

- Các kết quả lí thuyết liên quan tới các phép biến hình trong mặt phẳng được trình bày trong cuốn "Các bài toán về hình học phẳng" (T.1 và T.2) của Tác giả Praxolov V.V. (NXB Hải Phòng, 1994).

- Định nghĩa và các tính chất của phép nghịch đảo được trình bày trong phần"Các kiến thức cơ bản" Chương 28 cuốn"Các bài toán về hình học phẳng"T.2 của Tác giả V.V. Praxolov (NXB Hải Phòng, 1994).

2. Hình học không gian:

- Định lí Thales thuận và đảo.

- Định nghĩa khối đa diện đều, khối tứ diện gần đều, khối tứ diện trực tâm và một số kết quả liên quan:

Định lí 10. Tứ diện ABCD là tứ diện gần đều khi và chỉ khi xảy ra ít nhất một trong các điều sau:

i) Các mặt của tứ diện có diện tích bằng nhau.

ii) Bốn đường cao của tứ diện có độ dài bằng nhau.

iii) Có ít nhất hai trong ba điểm sau trùng nhau: tâm mặt cầu nội tiếp, tâm mặt cầu ngoại tiếp và trọng tâm của tứ diện.

Định lí 11. Tứ diện ABCD là tứ diện trực tâm khi và chỉ khi xảy ra ít nhất một trong các điều sau:

i) Các cặp cạnh đối của tứ diện vuông góc với nhau.

ii) Chân đường vuông góc hạ từ một đỉnh xuống mặt đối diện là trực tâm của mặt ấy.

iii) Tổng bình phương độ dài của các cặp cạnh đối bằng nhau.

- Định lí về sự tồn tại của mặt cầu ngoại tiếp khối đa diện.

- Kết quả của Ví dụ 1 trong §1 Chương II SGK Hình học 12 (Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, NXB Giáo dục).

- Khái niệm trọng tâm, tâm tỉ cự của một hệ điểm và toạ độ của chúng xét trong hệ toạ độ Đêcac.

- Định nghĩa và tính chất của tích có hướng của hai vectơ, tích hỗn tạp của ba vectơ cùng một số kết quả liên quan: như đã được trình bày trong §3 và §8 Chương II SGK Hình học 12 (Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, NXB Giáo dục).

V. Phần Tổ hợp:

- Nguyên lí Dirichlet, Nguyên lí cực hạn (hay Nguyên lí khởi đầu cực trị).

- Định nghĩa ánh xạ, đơn ánh, toàn ánh, song ánh, ánh xạ tích.

- Các khái niệm và kết quả được trình bày trong §1, §2 và §3 của tài liệu "Về một số vấn đề của giải tích tổ hợp trong chương trình THPT "(Biên soạn: Nguyễn Khắc Minh. Tài liệu báo cáo tại Hội nghị tập huấn giáo viên giảng dạy chuyên toán toàn quốc, Hà Nội-1997).

- Kết quả của các Bài toán 1, 4, 5 trong §4 của bài viết nói trên.

- Các khái niệm cơ bản của Lí thuyết đồ thị: Đồ thị; đỉnh, đỉnh cô lập, cạnh vô hướng, cạnh có hướng của đồ thị; đồ thị có hướng; đồ thị đơn vô hướng hữu hạn; đồ thị đầy đủ; đồ thị bù; đồ thị con; bậc của đỉnh trong đồ thị đơn vô hướng hữu hạn; đồ thị thuần nhất; đường đi, độ dài đường đi, đường đi khép kín, xích(có tài liệu gọi là đường đi đơn giản), xích đơn, chu trình(có tài liệu gọi là chu trình đơn giản), chu trình đơn, đường đi Ơle, đường đi Hamintơn, chu trình Ơle, chu trình Hamintơn trong đồ thị đơn vô hướng hữu hạn; đồ thị liên thông, đồ thị Ơle, đồ thị Hamintơn, cây, đồ thị lưỡng phân (có tài liệu gọi là đồ thị hai phe); thành phần liên thông của đồ thị đơn vô hướng hữu hạn.

- Một số kết quả đơn giản của Lí thuyết đồ thị:

Định lí 12. Số đỉnh bậc lẻ trong một đồ thị đơn vô hướng hữu hạn là một số chẵn.

Định lí 13. Trong đồ thị đơn vô hướng n đỉnh (n Î Z, n ³ 2) tồn tại ít nhất hai đỉnh có cùng bậc.

Định lí 14. Nếu đồ thị G đơn vô hướng n đỉnh (n Î Z, n ³ 2) có đúng hai đỉnh cùng bậc thì G phải có đúng một đỉnh bậc 0 hoặc đúng một đỉnh bậc n – 1.

Định lí 15. Mỗi đồ thị đơn vô hướng hữu hạn không liên thông đều bị phân chia một cách duy nhất thành các thành phần liên thông.

Định lí 16. Nếu mỗi đỉnh của đồ thị G đơn vô hướng n đỉnh (n Î Z, n ³ 2) đều có bậc không nhỏ hơn n/2 thì G là đồ thị liên thông.

Định lí 17. Đồ thị G đơn vô hướng hữu hạn là đồ thị Ơle khi và chỉ khi hai điều kiện sau được đồng thời thoả mãn:

i) G là đồ thị liên thông.

ii) Mọi đỉnh của G đều có bậc chẵn.

# Định lí 18. Nếu tất cả các cạnh của một đồ thị đơn vô hướng đầy đủ 6 đỉnh được tô bởi hai màu thì phải tồn tại ít nhất một chu trình đơn độ dài 3 có tất cả các cạnh cùng màu.

- Khái niệm "chiến lược thắng cuộc" trong các bài toán trò chơi./."


$ \textbf{NMQ}$

Wait a minute, You have enough time. Also tomorrow will come 

Just take off her or give me a ride 

Give me one day or one hour or just one minute for a short word 

 


#3
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 Bài viết

Mình có một kinh nghiệm nhỏ về hình học là chắc chắn người ra đề khi làm đáp án không dùng đến cực đối cực và nghịch đảo, hầu như cả đề TST cũng vậy. Cho nên hai công cụ đó không cần thiết lắm và khi giải không nên nghĩ theo hướng đó. Mặt khác xu hướng làm bài hình bây giờ cũng không cần thiết góc có hướng theo nghĩa là người ra đề người ta cũng tránh ra vào cái đó.






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh