Đến nội dung

Hình ảnh

đề thi chọn hsg THPT lớp 12 năm 2015-2016 tỉnh Ninh Bình


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
tathanhlien98

tathanhlien98

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết

đề thi chọn hsg THPT lớp 12 năm 2015-2016 tỉnh Ninh Bình ngày 2 - ngày 7-10-2015 

mới thi cách đây 1 tiếng 30 phút =))

 2015-10-07 11.24.30.jpg

 


╬_╬ღ♣ღ♣ °•° ─»♥

  

cố trở thành sinh viên đại học 


#2
anhtunu98

anhtunu98

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

Câu 2 : 

  Gọi d = (16n+9 ; 9n + 16 )

$\rightarrow [ 16.(9n + 16) - 9.(16n + 9) ] \vdots d$

$\rightarrow  175=5.5.7  \vdots$ d

Lại có : (n-1) không chia hết cho 5 nên (9n+16) không chia hết cho 5 

$\rightarrow$ 5 không chia hết cho d 

$\rightarrow$ 7 chia hết cho d

Xét trường hợp 1 : 

 (n - 6) không chia hết cho 7 

Khi đó (9n+16) không chia hết cho 7

$\rightarrow$ d=1

Khi đó để $\sqrt{(9n+16)/(16n+9)}$  là số hữu tỷ khi (9n + 16) và (16n+9) là số chính phương

  giả sử: $9n + 16 = a^{2}$ và $16n + 9 = b^{2}$ với a,b là số nguyên dương

$\rightarrow 16a^{2} - 9b^{2} = 175$ 

$\rightarrow (4a-3b)(4a+3b) = 1.175 = 5.35 = 7.25$ 

 $\rightarrow$ a = 29 và b= 22  $\rightarrow$ n=52 (thỏa mãn)

hoặc a = 5 và b= 5  $\rightarrow$ n=1 (loại)

hoặc a=4 và b=3 $\rightarrow$ n=0 ( loại )

Xét trường hợp 2: 

(n-6) chia hết cho 7 

khi đó (9n+16) và (16n+9) chia hết cho 7 

$\rightarrow$ d=7

đặt n = 7k + 6 

$\rightarrow \frac{9n+16}{16n+9} = \frac{9k+10}{16k +15}$

$\rightarrow$ $\sqrt{\frac{9n+16}{16n+9}}$  là số hữu tỷ khi (9k+10) và (16k + 15) là số chính phương 

giải tương tự trường hợp trên $\rightarrow$ vô nghiệm 

Vậy n = 52 là nghiệm duy nhất 

 

Dinh Xuan Hung:Chú ý $\LaTeX$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Dinh Xuan Hung: 07-10-2015 - 20:38


#3
9nho10mong

9nho10mong

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 38 Bài viết

Câu 1.

Đặt $ \displaystyle x=a-c \ ; \ y= b+d $.

 

Đầu tiên dùng Cauchy - Schwarz có

$$  2 + 2\sqrt{2} \ge 2 \left( a^2+c^2 \right) +  2\left( b^2+d^2 \right) \ge \left( a-c \right)^2 + \left( b+d \right)^2$$

Hay là

$$ 1 \ge  \frac{x^2+y^2}{2+2\sqrt{2}} $$
Lại theo Cauchy - Schwarz có

$$ 1+2b^2+2d^2 \ge 1 + \left( b+d \right)^2 $$
Hay $$ 1+2b^2+2d^2 \ge \frac{x^2+y^2}{2+2\sqrt{2}} + y^2 $$
Cần chứng minh

$$ \frac{x^2+y^2}{2+2\sqrt{2}} + y^2 \ge xy $$
Nhưng điều đó hiển nhiên đúng bởi

$$   \frac{x^2+y^2}{2+2\sqrt{2}} + y^2 - xy = \frac{\left( \sqrt{2} - 1 \right) \left( -x+y+y \sqrt{2} \right)^2}{2} \ge 0$$

Như vậy

$$ 1+2b^2+2d^2 \ge \frac{x^2+y^2}{2+2\sqrt{2}} + y^2  \ge xy = \left( a-c \right) \left( b+d \right) $$
Đó là điều cần chứng minh.


.

 


#4
quochung262

quochung262

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết

Câu 1: Cách của mình :))

Ta có: $(a-c)(b+c)\leq 2\sqrt{(a^{2}+c^{2})(b^{2}+d^{2})}=2\sqrt{(\sqrt{2}-1)(a^{2}+c^{2})(\sqrt{2}+1)(b^{2}+d^{2})}\leq (\sqrt{2}-1)(a^{2}+c^{2})+(\sqrt{2}+1)(b^{2}+d^{2})=(\sqrt{2}-1)(a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2})+2(b^{2}+d^{2})\leq (\sqrt{2}-1)(\sqrt{2}+1)+2b^{2}+2d^{2}=1+2b^{2}+2d^{2}$

(đpcm)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quochung262: 07-10-2015 - 21:32


#5
quochung262

quochung262

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết

Câu hàm:

Thay y=0 vào pt đầu, ta đc: $f(f(x))=f(x)-f(0)+f(x)f(0)$ (1)

Đặt $x_{n}=f((...((x))...))$ (2n dấu ngoặc)

Thay x bởi xn vào (1), ta đc: $x_{n+1}=(a+1)x_{n}-a$ (với a=f(0))

$\Leftrightarrow x_{n+1}-1=(a+1)(x_{n}-1)=...=(a+1)^{n}(x_{1}-1)$

$\Rightarrow x_{n}=(a+1)^{n-1}(x_{1}-1)+1$$\Rightarrow x_{0}=(a+1)^{-1}(x_{1}-1)+1\Leftrightarrow \Leftrightarrow x=(a+1)^{-1}(f(x)-1)+1\Leftrightarrow f(x)=\frac{x+m-1}{m}$ (với $m=\frac{1}{a-1}$)

Thay vào (1), đồng nhất đc m=1

Vậy f(x)=x (thử lại thấy thỏa)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quochung262: 07-10-2015 - 21:47


#6
tathanhlien98

tathanhlien98

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết

Câu 2 : 

  Gọi d = (16n+9 ; 9n + 16 )

$\rightarrow [ 16.(9n + 16) - 9.(16n + 9) ] \vdots d$

$\rightarrow  175=5.5.7  \vdots$ d

Lại có : (n-1) không chia hết cho 5 nên (9n+16) không chia hết cho 5 

$\rightarrow$ 5 không chia hết cho d 

$\rightarrow$ 7 chia hết cho d

Xét trường hợp 1 : 

 (n - 6) không chia hết cho 7 

Khi đó (9n+16) không chia hết cho 7

$\rightarrow$ d=1

Khi đó để $\sqrt{(9n+16)/(16n+9)}$  là số hữu tỷ khi (9n + 16) và (16n+9) là số chính phương

  giả sử: $9n + 16 = a^{2}$ và $16n + 9 = b^{2}$ với a,b là số nguyên dương

$\rightarrow 16a^{2} - 9b^{2} = 175$ 

$\rightarrow (4a-3b)(4a+3b) = 1.175 = 5.35 = 7.25$ 

 $\rightarrow$ a = 29 và b= 22  $\rightarrow$ n=52 (thỏa mãn)

hoặc a = 5 và b= 5  $\rightarrow$ n=1 (loại)

hoặc a=4 và b=3 $\rightarrow$ n=0 ( loại )

Xét trường hợp 2: 

(n-6) chia hết cho 7 

khi đó (9n+16) và (16n+9) chia hết cho 7 

$\rightarrow$ d=7

đặt n = 7k + 6 

$\rightarrow \frac{9n+16}{16n+9} = \frac{9k+10}{16k +15}$

$\rightarrow$ $\sqrt{\frac{9n+16}{16n+9}}$  là số hữu tỷ khi (9k+10) và (16k + 15) là số chính phương 

giải tương tự trường hợp trên $\rightarrow$ vô nghiệm 

Vậy n = 52 là nghiệm duy nhất 

 

Dinh Xuan Hung:Chú ý $\LaTeX$

không có máy tính đó m :((( 

nhẩm hay vậy


╬_╬ღ♣ღ♣ °•° ─»♥

  

cố trở thành sinh viên đại học 


#7
Fr13nd

Fr13nd

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 78 Bài viết

không có máy tính đó m :((( 

nhẩm hay vậy

mình thấy bình thường chỉ không hiểu tại sao bạn ấy nghĩ ra hướng như vậy thôi, chứ mấy con số kia nhẩm khó khăn gì đâu 


LENG KENG...


#8
Belphegor Varia

Belphegor Varia

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Ngồi cùng phòng hỏi kết quả bạn ấy là 52 mà cứ nghĩ bạn ý làm sai chứ, ai ngờ là mình chủ quan ra thiếu nghiệm. Chúc mừng bạn Tú nhé :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Belphegor Varia: 08-10-2015 - 22:44

$ \textbf{NMQ}$

Wait a minute, You have enough time. Also tomorrow will come 

Just take off her or give me a ride 

Give me one day or one hour or just one minute for a short word 

 


#9
anhtunu98

anhtunu98

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

Câu 4: $f(f(x-y)) = f(x) - f(y) + f(x).f(y) - xy$ (1)

Giả sử tồn tại hàm $f$ thỏa mãn đề bài

Xét $f$ hằng . Giả sử $f(x) = c$ với mọi x

thay $f(x) = c$ vào (1) ta được : $c = c^{2} -xy$ với mọi x,y thuộc R

$\rightarrow$ Vô lí $\rightarrow f$ khác hằng

Thay $x=y=0$ vào (1) ta được: $f(f(0)) = f(0)^{2}$

Thay y=x vào (1) ta được: $f(f(0)) = f(x)^{2} -x^{2}\rightarrow f(x)^{2} = x^{2} + f(0)^{2}$ với mọi x thuộc R (2) $\rightarrow f(x)^2 = f(-x)^2$ với mọi x thuộc R $\rightarrow f(x) = f(-x)$ hoặc $f(x) = -f(-x)$ với mọi x thuộc R Thay y=0 vào (1) ta được $f(f(x)) = f(x) - f(0) + f(x).f(0)$ với mọi x thuộc R (3) Thay x=0, y =-x vào (1) ta được $f(f(x))= f(0) - f(-x) +f(0).f(-x)$ với mọi x thuộc R (4) Từ (3) & (4) ta có: $f(x) + f(-x) + f(0). [ f(x)- f(-x)] = 2.f(0)$ với mọi x thuộc R (5) Xét trường hợp f(x) = f(-x) với mọi x thuộc R Thay vào (5) ta có f(x) = f(0) ( vô lí vì f khác hằng ) $\rightarrow f(x) = -f(-x)$ với mọi x thuộc R Thay f(x)=-f(-x) vào (5) ta được: $f(0).f(x)=f(0)$ $\rightarrow f(0) =0$ ( do f khác hằng ) Thay $f(0) = 0$ vào (2) ta được $f(x)^{2} = x^{2}$ $\rightarrow f(x) = x$ hoặc $f(x)=-x$ Giả sử tồn tại $x_0 # 0$ thỏa mãn $f(x_0)=-x_0$ Thay $x=x_0$ vào (3) ta được $f(f(x0))=f(x0)\rightarrow x_0 =0$ ( trái với điều giả sử ) $\rightarrow f(x) = x$ với mọi x thuộc R Thử lại vào (1) ta thấy thỏa mãn Vậy $f(x) = x$ với mọi x thuộc R là nghiệm duy nhất của phương trình hàm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Dinh Xuan Hung: 10-10-2015 - 15:46





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh