Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh tồn tại $p_1,p_2,\dots,p_m,q_1,q_2,\dots,q_m,$ thỏa $n=\sum_{i=1}^{m}p_i-q_i$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
tanlsth

tanlsth

    Tiến Sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1428 Bài viết

Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương $n$, luôn tồn tại $m \geq 1$ và $2m$ số nguyên tố $p_1,p_2,\dots,p_m,q_1,q_2,\dots,q_m,$ phân biệt sao cho thoả mãn 2 điều kiện sau

 

(1) $p_i >  q_i$ với mọi $i=1,\dots,m$

(2) $n=\sum_{i=1}^{m}p_i-q_i$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tanlsth: 15-10-2015 - 15:38

Learn from yesterday,live for today,hope for tomorrow
The important thing is to not stop questioning


#2
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Trích dẫn lại lời giải của mình tại đây. :D

 

 

Lời giải. Xin nhắc lại bổ đề Bertrand. 

Bổ đề Bertrand. Với mọi số nguyên dương $n>1$ luôn tồn tại số nguyên tố $p$ sao cho $n<p<2n$.

 

Quay lại bài toán, xét một số nguyên dương $n>1$ bất kì. Theo bổ đề thì tồn tại số nguyên tố $p_0$ thoả $n<p_0<2n$. Khi đó $n=p_0-r_0$ thì $1 \le r_0$ và $p_0>2r_0$. Tiếp tục áp dụng bổ đề Bertrand thì tồn tại số nguyên tố $p_1$ sao cho $r_0<p_1<2r_0$ khi đó $n=p_0-r_0=p_0-(p_1-r_1)=(p_0-p_1)+r_1$ với $p_1>2r_1$. Tương tự, tồn tại số nguyên tố $p_2$ sao cho $2r_1>p_2>r_1$ suy ra $n=(p_0-p_1)+p_2-r_2$ với $p_2>2r_2 \ge 2$. Bất cứ khi nào $r_i>1$, ta cứ tiếp tục áp dụng Bổ đề Bertrand. Theo cách xây như trên thì ta luôn có các số $p_i$ phân biệt, hay cụ thể hơn $p_0>p_1>p_2> \cdots $

 

Như vậy, đến một lúc nào đó sẽ tồn tại $i$ sao cho $r_i=1$. Có hai khả năng sau có thể xảy ra:

 

TH1. Nếu $n= (p_0-p_1)+(p_1-p_2)+ \cdots + (p_{i-1}-p_i)+r_i$ với $p_i>2r_i=2$ theo cách xây dựng các số $p_l$.

Nếu $p_i=3$ thì $n=(p_0-p_1)+(p_1-p_2)+ \cdots + (p_{i-1}-2)$, ta có đpcm.

Nếu $p_i >3$ thì $n=(p_0-p_1)+(p_1-p_2)+ \cdots + (p_{i-1}-p_i)+(3-2)$, ta có đpcm.

 

TH2. Nếu $n=(p_0-p_1)+(p_1-p_2)+ \cdots + (p_{i-2}-p_{i-1})+p_{i}-r_i$ với $p_i>2r_i=2$ theo cách xây dựng các số $p_l$.

 

Nếu $p_i=3$ thì với $p_{i-1}=5$ ta có $n=(p_0-p_1)+ \cdots + (p_{i-2}-3)$. Còn với $p_{i-1}>5$ thì $n=(p_0-p_1)+ \cdots + (p_{i-2}-p_{i-1})+(5-3)$.

 

Nếu $p_i=5$ thì với $p_{i-1}=7$ thì $n=(p_0-p_1)+ \cdots + (p_{i-2}-3)$. Còn với $p_{i-1}>7$ thì $n=(p_0-p_1)+ \cdots +(p_{i-2}-p_{i-1})+(7-3)$.

 

Nếu $p_i=7$ thì với $p_{i-1}=11$ thì $n=(p_0-p_1)+ \cdots + (p_{i-2}-5)$. Còn với $p_{i-1}>11$ thì $n=(p_0-p_1)+ \cdots +(p_{i-2}-p_{i-1})+(11-5)$.

 

Nếu $p_i>7$ thì $n=(p_0-p_1)+\cdots + (p_{i-2}-p_{i-1})+(p_i-5)+(7-3)$.

 

Bài toán được chứng minh.    $\blacksquare$

 


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh