Đến nội dung

Hình ảnh

***Tuyển tập các bài toán khó trong các kì thi HSG***


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
Minhnguyenthe333

Minhnguyenthe333

    Trung úy

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

Bài 1:

a)Chứng minh rằng mọi số nguyên tố khác 2 và khác 3 có dạng: $6m\pm 1$

b)Chứng minh rằng có vô số nguyên tố dạng: $6m-1$

 

Bài 2: Chứng minh rằng nếu $n$ là hợp số lớn hơn $4$ thì biểu thức:

               $A=1.2.3.4....(n-2)(n-1)$ $\vdots$ $n$

 

Bài 3: Người ta viết $n$ số nguyên khác 0 thành một hàng ngang (theo thứ tự từ trái sang phải) sao cho mỗi tổng ba số liên tiếp bất kì là số dương và tổng của $n$ số nguyên đó là số âm

a) Chứng minh rằng $n$ không thể là bội của $3$

b)GIả sử (n-2) chia hết cho $3$ và số đầu tiên là số dương.Chứng minh rằng số thứ $3k+2(k=0,1,2,...)$ là số âm, còn số thứ $3k(k=1,2,3,...)$ là số dương

 

Bài 4: Mỗi điểm của mặt phẳng được tô bằng một trong hai màu đen và đỏ.Chứng tỏ rằng tồn tại một tam giác đều mà các đỉnh của nó chỉ được tô bằng một màu

 

Bài 5: Cho $\Delta ABC$ vuông cân tại $A$,các cạnh góc vuông là $a$.Gọi $M$ là trung điểm của $BC$.Từ đỉnh $M$ vẽ góc $45^0$, các cạnh của góc này cắt một hoặc hai cạnh của tam giác tại $E,F$

 

Hãy xác định vị trí của $E,F$ sao cho $S_{MEF}$ đạt $GTLN$.Tính giá trị đó theo $a$



#2
Min Nq

Min Nq

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

Bài 3a) Giả sử n là bội của 3, khi đó ta có thể tách dãy số đã cho ra thành từng cụm 3 số nguyên liên tiếp mà tổng của mỗi cụm đều là số dương theo đề bài. Vậy tổng của n số đã cho cũng là tổng của các cụm này, là một số dương, sai với giả thiết. Vậy điều giả sử sai, ta có điều phải chứng minh.



#3
Min Nq

Min Nq

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

Bài 1:

a)Chứng minh rằng mọi số nguyên tố khác 2 và khác 3 có dạng: $6m\pm 1$

Số nguyên tố có dạng $6m\pm 2$ sẽ chia hết cho 2, là số 2. Số nguyên tố có dạng $6m+3$ sẽ chia hết cho 3, là số 3. Vậy số nguyên tố khác 2 và 3 phải có dạng $$6m\pm 1$.



#4
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 Bài viết

Bài 1:

a)Chứng minh rằng mọi số nguyên tố khác 2 và khác 3 có dạng: $6m\pm 1$

b)Chứng minh rằng có vô số nguyên tố dạng: $6m-1$

 

Bài 2: Chứng minh rằng nếu $n$ là hợp số lớn hơn $4$ thì biểu thức:

               $A=1.2.3.4....(n-2)(n-1)$ $\vdots$ $n$

 

Bài 3: Người ta viết $n$ số nguyên khác 0 thành một hàng ngang (theo thứ tự từ trái sang phải) sao cho mỗi tổng ba số liên tiếp bất kì là số dương và tổng của $n$ số nguyên đó là số âm

a) Chứng minh rằng $n$ không thể là bội của $3$

b)GIả sử (n-2) chia hết cho $3$ và số đầu tiên là số dương.Chứng minh rằng số thứ $3k+2(k=0,1,2,...)$ là số âm, còn số thứ $3k(k=1,2,3,...)$ là số dương

 

Bài 4: Mỗi điểm của mặt phẳng được tô bằng một trong hai màu đen và đỏ.Chứng tỏ rằng tồn tại một tam giác đều mà các đỉnh của nó chỉ được tô bằng một màu

 

Bài 5: Cho $\Delta ABC$ vuông cân tại $A$,các cạnh góc vuông là $a$.Gọi $M$ là trung điểm của $BC$.Từ đỉnh $M$ vẽ góc $45^0$, các cạnh của góc này cắt một hoặc hai cạnh của tam giác tại $E,F$

 

Hãy xác định vị trí của $E,F$ sao cho $S_{MEF}$ đạt $GTLN$.Tính giá trị đó theo $a$

Bài 2

Do $n$ là hợp số 

Xét 1 ước nguyên tố bất kì của $n$, giả sử $p^i$

Thì luôn tồn tại 1 số thuộc $ {1,2,...,n-1} $bằng $p^i$

Do đó ta có đpcm



#5
phamngochung9a

phamngochung9a

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THPT
  • 480 Bài viết

Bài 2

Do $n$ là hợp số 

Xét 1 ước nguyên tố bất kì của $n$, giả sử $p^i$

Thì luôn tồn tại 1 số thuộc $ {1,2,...,n-1} $bằng $p^i$

Do đó ta có đpcm

Lời giải quá ngắn gọn, như thật  :ohmy:  :closedeyes: !!!!!!!!!!!!!!!

Với mọi hợp số $n$, ta có thể phân tích $n=p_{1}^{a_{1}}.p_{2}^{a_{2}}...p_{n}^{a_{n}}$

Nếu $a_{1},a_{2},...,a_{n}\geq 2$ thì bạn tính sao ?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phamngochung9a: 20-12-2015 - 16:03


#6
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 Bài viết

Lời giải quá ngắn gọn, như thật  :ohmy:  :closedeyes: !!!!!!!!!!!!!!!

Với mọi hợp số $n$, ta có thể phân tích $n=p_{1}^{a_{1}}.p_{2}^{a_{2}}...p_{n}^{a_{n}}$

Nếu $a_{1},a_{2},...,a_{n}\geq 2$ thì bạn tính sao ?

$a1,a2,..a_n$ là gì



#7
phamngochung9a

phamngochung9a

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THPT
  • 480 Bài viết

$a1,a2,..a_n$ là gì

Là các số mũ của các ước nguyên tố của $n$, nếu tồn tại một trong các số $1,2,...,n-1$ là $p_{i}$ như bạn nói thì $n$ chỉ có ước nguyên tố $p_{i}$ với số mũ bằng $1$ mà thôi. Với $p_{i}$ có số mũ cao hơn $1$ thì làm sao mà lập luận như vậy được



#8
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 Bài viết

Là các số mũ của các ước nguyên tố của $n$, nếu tồn tại một trong các số $1,2,...,n-1$ là $p_{i}$ như bạn nói thì $n$ chỉ có ước nguyên tố $p_{i}$ với số mũ bằng $1$ mà thôi. Với $p_{i}$ có số mũ cao hơn $1$ thì làm sao mà lập luận như vậy được

$p_{i}^{a_{i}}$ chứ bạn. chạy từ $1$ đến $(n-1)$ mà



#9
quochung262

quochung262

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết

Những bài như thế này sao lại liệt kê vào những bài toán khó nhỉ? 



#10
chaubee2001

chaubee2001

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 108 Bài viết

Bài 5: Cho $\Delta ABC$ vuông cân tại $A$,các cạnh góc vuông là $a$.Gọi $M$ là trung điểm của $BC$.Từ đỉnh $M$ vẽ góc $45^0$, các cạnh của góc này cắt một hoặc hai cạnh của tam giác tại $E,F$
 
Hãy xác định vị trí của $E,F$ sao cho $S_{MEF}$ đạt $GTLN$.Tính giá trị đó theo $a$

Do $E,F$ cắt 2 hoặc 1 cạnh tam giác nên ta sẽ xét 2 trường hợp:
1.Nếu $E,F$ nằm trên 1 đoạn thẳng, giả sử$E,F \in AB$: 
Hình vẽ: gG4MIC1.png
Từ M kẻ $MP\perp AB$,$MQ\perp AC$($P\in AB,Q \in AC$)$\Rightarrow$ tứ giác AQMP là hình vuông.
$\Rightarrow S_{AQMP}=\frac{1}{2}S_{ABC}$
Ta có: $EM<MA,QM<FM$ nên trên $AM,FM$ lần lượt lấy $I,K$ sao cho $KM=EM$ và $QM=IM$.
Khi đó, ta có: $\widehat{EMQ}=\widehat{FMA}=45^{o}-\widehat{QME}$
nên $S_{FMQ}=\frac{1}{2}sin\widehat{EMQ}.EM.QM=\frac{1}{2}.sin\widehat{AMF}.IM.MK=S_{IMK}$
Suy ra $S_{EMF}=S_{EMQ}+S_{QFM}=S_{QFM}+S_{IMK}<S_{QFM}+S_{FAM}=S_{QAM}=\frac{1}{2}S_{AQMP}=\frac{1}{8}a^2$
hay $S_{EMF}<\frac{1}{8}a^2(1)$
2.Nếu $E,F$ nằm trên 2 đoạn thẳng, giả sử $E \in AB,F \in AC.$
zZWTNiY.png
Kẻ $MQ,MP$ như trên, thêm $MJ \perp EF$. Ta có:
Chứng minh $EM,FM$ là các p.g của $\widehat{JMQ},\widehat{JMP}$. Từ đó suy ra $S_{QAPM}=2S_{EMF}+S_{AEF}$
$\Rightarrow S_{EMF}=\frac{1}{2}(S_{QAPM}-S_{AEF}) \leq \frac{1}{2}S_{QAPM}=\frac{1}{8}a^2$ (Dấu = khi $E\equiv A$ hoặc $F\equiv A$)(2)
Từ (1)(2) suy ra $GTLN$ của $S_{EMF}=\frac{1}{8}a^2$ khi $E\equiv A$ hoặc $F\equiv A$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chaubee2001: 06-01-2016 - 00:26

haizzz

#11
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Lời giải các bạn vẫn hoàn chỉnh : xin giải các bài số . Hình ko chơi nhá :D 
1) a) ko còn gì để nói 
b) Giả sử có hữu hạn số nguyên tố dạng $6m-1$. Gọi các số nguyên tố đó là $p_1,p_2,..,p_n$ 
Xét số $A=(p_1p_2...p_n)^2+1$ thì $P$ là hợp số . Hơn nữa $P$ có dạng $6m-1$ . Hơn nữa $P$ có dạng $6m-1$ nên $P$ có ước nguyên tố 
$p$ có dạng $6m-1$ 
Vậy $p=p_i$ với $i=1,2,..,n$. Suy ra $p|1$ nên $p=1$ (vô lí) 
$\Rightarrow$ Q.E.D 
2) Từ giả thiết suy ra $n$ là hợp số ,như vậy $n$ có thể viết ở dạng $n=pq$ trong đó 
$2 \le p,q \le [\frac{n}{2}]$ 
* Nếu $p$ khác $q$ thì tích $(n-1)!=1.2..n$ chứa $p,q$ nên $n|(n-1)!$ 
* Nếu $p=q$ thì $(n-1)!$ chứa $p$ và $2p$ nên $n|(n-1)!$ 
$\Rightarrow Q.E.D$






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh