Đến nội dung

Hình ảnh

Topic: Hình học tòa độ phẳng ôn thi THPT quốc gia 2016

- - - - - hình học tòa độ đại học thpt quốc gia 2016

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
thuan192

thuan192

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 325 Bài viết

Còn khoảng 7 tháng nữa là tới kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian không còn dài nữa, đây là khoảng thời gian thích hợp nhất để bắt đầu ôn luyện. Hôm nay mình lập topic này để các bạn cùng thảo luận các bài toán hình học tòa độ phẳng để chuẩn bị cho kỳ thi. Đây là một câu khó trong đề thi môn Toán, vì vậy chúng ta sẽ cần luyện tập nhiều.

 * Ghi chú: Các bài toán và lời giải cần được gõ bằng công thức toán học và lời giải cần phải nói một cách rõ ràng nhất không nên chỉ nêu hướng giải.

           - Khi đăng bài cần ghi rõ số thứ tự bài

   Mình xin mở đầu:

Bài 1: Trong mật phẳng tòa độ $Oxy$ cho đường tròn $\left ( C \right ): \left ( x-1 \right )^{2}+\left ( y-2 \right )^{2}=1$. Chứng minh rằng từ điểm $M$ bất kỳ trên đường thẳng $d:x-y+3=0$ luôn kẻ được hai tiếp tuyến đến đường tròn $(C)$. Gọi hai tiếp điểm là $A,B$. Tìm tòa độ điểm $M$ để khoảng cách từ $J\left ( 1;1 \right )$ đến đường thẳng $AB$ bằng $\frac{3}{2}$.

 

Bài 2: Trong mặt phẳng $Oxy$ cho hình chữ nhật $ABCD$ , đỉnh $B$ thược đường thẳng $d:x+y+2=0$. Gọi $H$ là hình chiếu của $B$ xuống đường chéo $AC$. Biết $M\left ( -1;3 \right );K\left ( 2;3 \right )$ lần lượt là trung điểm của $AH$ và $CD$. Tìm tòa độ đỉnh $C$


:lol:Thuận :lol:

#2
gunhvn

gunhvn

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
7 Tháng nữa tính cả thời gian nghỉ tết với mấy ngày linh tinh chắc còn 6 tháng

#3
CHU HOANG TRUNG

CHU HOANG TRUNG

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 237 Bài viết

 

 

Bài 2: Trong mặt phẳng $Oxy$ cho hình chữ nhật $ABCD$ , đỉnh $B$ thược đường thẳng $d:x+y+2=0$. Gọi $H$ là hình chiếu của $B$ xuống đường chéo $AC$. Biết $M\left ( -1;3 \right );K\left ( 2;3 \right )$ lần lượt là trung điểm của $AH$ và $CD$. Tìm tòa độ đỉnh $C$

Gọi $I$ là trung điểm của $AB $

Khi đó tứ giác $IBCM$,$IBCK$ là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính $IC$

Gọi $B(b;-b-2)$ 

Gọi $E$ là trung điểm của $IC$ thì ta có tọa độ của $E$ theo $b$

Ta có $EM=EK$

giải ra được tọa độ điểm $B,E$

Gọi $C(a,b)$

Ta có hệ phương trình

$\left\{\begin{matrix} \overrightarrow{BC}.\overrightarrow{KC}=0 & & \\ EB=EC & & \end{matrix}\right.$

Từ đó ta suy ra được tọa độ điểm $C$


:like  MATHS   :like

ღ Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. 

 

:ukliam2: Học, Học nữa , Học mãi     :ukliam2:

:icon12:  :icon12:  :icon12:

 

   :ukliam2:      My Blog : http://chuhoangtrung....blogspot.com/      :ukliam2:

 






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: hình học, tòa độ, đại học, thpt quốc gia, 2016

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh