Đến nội dung

Hình ảnh

đề thi chọn đội tuyển tỉnh Hải Phòng 2015-2016


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
nhungvienkimcuong

nhungvienkimcuong

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 678 Bài viết

KÌ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA-NGÀY 1

Bài 1 (5 điểm)

Xét dãy số $(u_n):\left\{\begin{matrix} u_1=\frac{1}{2},u_2=\frac{3}{2}\\u_{n+1}=\frac{\sqrt[20]{u_n}+\sqrt[15]{u_{n-1}}}{2}\ \ ,\forall n\ge 2 \end{matrix}\right.$

Chứng minh rằng $(u_n)$ hội tụ và tính $\lim_{n\rightarrow +\infty}u_n$

 

Bài 2 (5 điểm)

Cho hàm số $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ sao cho 

$(y+1)f(x)+f\left ( xf(y)+f(x+y) \right )=y\ \ ;\forall x,y\in \mathbb{R}$

$a)$ Chứng minh rằng $f(0)\neq 1$

$b)$ Tìm tất cả hàm số $f(x)$ thỏa mãn điều kiện 

 

Bài 3 (5 điểm)

Cho $\Delta ABC$ có tâm đường tròn nội tiếp $I$.Một đường tròn qua $B,C,$ cắt các đoạn $BI,CI$ tại $P,Q$ sao cho $BP.CQ=PI.QI$.Chứng minh rằng

$a)$ $(PQI)$ và $(ABC)$ tiếp xúc nhau tại $T$

$b)$ $TI$ đi qua trung điểm của $PQ$

 

Bài 4 (5 điểm)

Cho $15-\text{giác đều}\ A_1A_2...A_{15}$ nội tiếp đường tròn $(O)$.Có bao nhiêu tứ giác lồi $ABCD$ không là hình thang mà $A,B,C,D\in \left \{ A_1,A_2,...,A_{15} \right \}$ và $O$ nằm trong $ABCD$ $($ hai tứ giác gọi là khác nhau nếu tập hợp các đỉnh của chúng là khác nhau $)$

 

-------------------------------------------------

KÌ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA -NGÀY 2

Bài 1 (5 điểm)

Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn $(O)$.$AD\cap BC=E,AB\cap CD=F$ và $AC\cap BD=M,EM\cap OF=N$.Gọi $P,Q$ là trung điểm của $AC,BD$.$(AQD)\cap (BQC)=R\neq Q$.Chứng minh rằng $M,N,O,P,Q,R$ cùng nằm trên một đường tròn

 

Bài 2 (5 điểm)

Tìm tất cả các đa thức $\mathcal{P}(x)\in \mathbb{R}\left [ x \right ]$ sao cho $\forall x,y,z:xy+yz+zx=1$ thì

$\mathcal{P}(x)+\mathcal{P}(y)+\mathcal{P}(z)=\mathcal{P}(x+y+z)$

 

Bài 3 (5 điểm)

Tìm $x,y$ nguyên dương sao cho 

$3x^5+4x+5=9.4^y$

 

Bài 4 (5 điểm)

Cho đa thức lồi $\mathcal{G}$ có $2016$ cạnh.$\mathcal{X}$ là tập chứa $n(n\ge 2)$ cạnh hay đường chéo của $\mathcal{G}$ sao cho $2$ đoạn bất kì trong $\mathcal{X}$ đều có điểm chung.

Tìm giá trị lớn nhất của $n$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nhungvienkimcuong: 09-11-2015 - 14:01

Đừng khóc vì chuyện đã kết thúc hãy cười vì chuyện đã xảy ra ~O) 
Thật kì lạ anh không thể nhớ đến tên mình mà chỉ nhớ đến tên em :wub:
Chúa tạo ra vũ trụ của con người còn em tạo ra vũ trụ của anh :ukliam2:


#2
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Bài 2 (5 điểm)

Cho hàm số $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ sao cho 

$(y+1)f(x)+f\left ( xf(y)+f(x+y) \right )=y\ \ ;\forall x,y\in \mathbb{R} \qquad (1)$

$a)$ Chứng minh rằng $f(0)\neq 1$

$b)$ Tìm tất cả hàm số $f(x)$ thỏa mãn điều kiện 

Lời giải. Giả sử $P(x,y)$ là tính chất của $(1)$.

$P(0,y) \Rightarrow (y+1)f(0)+f(f(y))=y. \qquad (2)$ 

Từ đây ta suy ra $f$ song ánh. Do đó tồn tại $k$ thoả mãn $f(k)=0$.

$P(k,0) \Rightarrow f(kf(0))=0=f(k)$ suy ra $kf(0)=k$ suy ra hoặc $f(0)=1$ hoặc $k=0$.

 

Nếu $f(0)=1$ thì thay $y$ bởi $0$ vào $(2)$ ta được $f(1)=-1$. 

Khi đó $P(0,1) \Rightarrow f(-1)=-1=f(1)$, mâu thuẫn vì $f$ song ánh. 

 

Nếu $k=0$ tức $f(0)=0$. Khi đó $y=f(f(y))$ theo $(2)$. 

$P(x,0) \Rightarrow f(x)+f(f(x))=0$ suy ra $f(x)=-f(f(x))=-x$.

Thử lại thấy thoả mãn. Vậy $f(x)=-x$.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#3
viet nam in my heart

viet nam in my heart

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 242 Bài viết

 

KÌ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA-NGÀY 1

Bài 3 (5 điểm)

Cho $\Delta ABC$ có tâm đường tròn nội tiếp $I$.Một đường tròn qua $B,C,$ cắt các đoạn $BI,CI$ tại $P,Q$ sao cho $BP.CQ=PI.QI$.Chứng minh rằng

$a)$ $(PQI)$ và $(ABC)$ tiếp xúc nhau tại $T$

$b)$ $TI$ đi qua trung điểm của $PQ$

Untitled2f603.jpg

a)Từ $P$ kẻ $PX$ song song với $IC$ ($X \in BC$)

Theo giả thiết ta có: $BP.CQ=IP.IQ \Leftrightarrow \dfrac{BP}{PI}=\dfrac{QI}{QC}$

Áp dụng định lý $Thales$ ta có: $\dfrac{BP}{PI}=\dfrac{BX}{XC} \Rightarrow \dfrac{BX}{XC}=\dfrac{QI}{QC}$.Theo định lý $Thales$ đảo suy ra $QX \parallel BI$

Suy ra $PIQX$ là hình bình hành.

Gọi $T$ là giao điểm của $IX$ với $(PIQ)$ ($T \neq I$). Ta sẽ chứng minh $T$ nằm trên $(ABC)$

Ta có: $\widehat{PTI}=\widehat{PQI}=\widehat{IBC}$. Suy ra tứ giác $BPXT$ nội tiếp.

Tương tự: Tứ giác $CQXT$ nội tiếp

Ta có: $\widehat{BTC}=\widehat{BTP}+\widehat{PTQ}+\widehat{QTC}=\widehat{PXB}+\left(180^o-\widehat{BIC}\right)+\widehat{QXC}=\widehat{ICB}+\left(180^o - \widehat{PTI}\right)+\widehat{IBC}$

Suy ra $\widehat{BTC} = 180^o -\widehat{BAC}$ 

Do đó $T$ nằm trên $(ABC)$

Ta chứng minh $(ABC)$ và $(PQI)$ tiếp xúc với nhau tại $T$

Kẻ tiếp tuyến $Tz$ của $(IPQ)$. Ta chứng minh $Tz$ cũng là tiếp tuyến của $(ABC)$.

Thật vậy: $\widehat{BTz}=\widehat{ITz}-\widehat{ITB}=\widehat{IQT}-\widehat{IPX}=\widehat{IQT}-\widehat{IQX}=\widehat{XQT}=\widehat{BCT}$

Do đó: $Tz$ cũng là tiếp tuyến của $(ABC)$.

Vậy $(PQI)$ và $(ABC)$ tiếp xúc nhau tại $T$

b)$IPXQ$ là hình bình hành nên $XI$ đi qua trung điểm của $PQ$. Mà $T,X,I$ thẳng hàng

Suy ra $TI$ đi qua trung điểm của $PQ$


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công." Isaac Newton

VMF's Marathon Hình học Olympic


#4
quochung262

quochung262

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết
$P(0,y) \Rightarrow (y+1)f(0)+f(f(y))=y. \qquad (2)$ 
Từ đây ta suy ra $f$ song ánh. Do đó tồn tại $k$ thoả mãn $f(k)=0$.
Chổ này nếu f(0)=1 thì song áng kiểu gì?

#5
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

$P(0,y) \Rightarrow (y+1)f(0)+f(f(y))=y. \qquad (2)$ 
Từ đây ta suy ra $f$ song ánh. Do đó tồn tại $k$ thoả mãn $f(k)=0$.
Chổ này nếu f(0)=1 thì song áng kiểu gì?

Bạn nói đúng, mình bất cẩn quá. Nếu thế thì mình nghĩ ta có thể xét $f(0)=1$ trước, xét $f(0) \ne 1$ rồi suy ra $f$ song ánh ở trường hợp này.

 

Cho trường hợp $f(0)=1$. Ta đã tính được $f(-1)=-1$. Khi đó $P(1,-1) \Rightarrow f(f(-1)+f(0))=-1$ hay $f(0)=-1$, mâu thuẫn.

 

Trường hợp $f(0) \ne 1$ thì làm tương tự như post trước.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh