Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm $n\in \mathbb{N}$, n>1, n có 16 ước và $d_{d_{5}}=(d_{_{2}}+d_{4})d_{6}$ trong đó $1=d_{1}<d_{2}<...<d_{16}=n$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
128

128

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết

Tìm $n\in \mathbb{N}$, n>1, n có 16 ước và $d_{d_{5}}=(d_{_{2}}+d_{4})d_{6}$ trong đó $1=d_{1}<d_{2}<...<d_{16}=n$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 128: 10-11-2015 - 23:27


#2
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Cho mình hỏi đề bài của bạn có phải như thế này không: $d_{d_5}=(d_{d_2}+d_2)d_6$ ? 

Hơn nữa, hình như í bạn "$d_i$ là ước lớn thứ $i$ của $n$" không đúng lắm, vì nếu như thế sẽ không tồn tại $n$ thoả mãn. Mình nghĩ nên là $1=d_1 <d_2< \cdots <d_{15}<d_{16}=n$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Zaraki: 10-11-2015 - 13:48

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#3
128

128

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết

Cho mình hỏi đề bài của bạn có phải như thế này không: $d_{d_5}=(d_{d_2}+d_2)d_6$ ? 

Hơn nữa, hình như í bạn "$d_i$ là ước lớn thứ $i$ của $n$" không đúng lắm, vì nếu như thế sẽ không tồn tại $n$ thoả mãn. Mình nghĩ nên là $1=d_1 <d_2< \cdots <d_{15}<d_{16}=n$.

Vâng em sửa lại đề rồi ạ.



#4
vta00

vta00

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 54 Bài viết

Nếu $n$ lẻ thì tất cả các ước của $n$ đều lẻ suy ra $d_{d_{5}}$ lẻ,mà $d_{2}+d_{4}$ chẵn nên vô lí,suy ra $n$ chẵn do đó $d_{2}=2$

Bổ đề 1: nếu $n$ là số nguyên tố thì $n$ có 2 ước,còn $n$ là hợp số thì $n$ có ít nhất 4 ước.

Bổ đề 2: $d_{i}$ luôn có tối đa $i$ ước,số ước của $n$ luôn lớn hơn số ước của $d_{i}$,$i= \overline{1,16}$

Ta có $d_{4}\geq 4$,nếu $d_{4}=4$ thì suy ra $d_{3}=3$,$d_{d_{5}}$ có tối đa 16 ước,do 6 có 4 ước nên $d_{6}$ có tối đa 4 ước suy ra $d_{6}$ có dạng $pq,p^{t}$ với $p,q$ là 2 số nguyên tố phân biệt và $t=\overline{1,3}$,nếu n có dạng $pq$, giả sử $p,q$ đều khác 2,3 vô lí vì sẽ có nhiều hơn 16 ước,nếu $pq=6$ suy ra $d_{6}=6$ và $d_{5}=5$ vô lí vì lúc này $d_{d_{5}}=d_{5}= d_{6}(d_{2}+d_{4})$ suy ra phải có ít nhất một ước khác 2 và 3,giả sử là $p$,còn $q= 2$,từ đây suy ra $d_{5}=p$ với $4<p<12$ suy ra $p=7$ suy ra $d_{7}=2.7.6$ số này có 16 ước vô lí,nếu $p=11$ thì $d_{11}=2.11.6$ cũng vô lí do có 16 ước,suy ra $d_{5}=12$ suy ra $d_{12}=12p$ có nhiều hơn 16 ước

Với trường hợp $q=3$,$d_{6}=3p$ vô lí vì còn hơn 2 ước của $d_{6}$ nhỏ hơn d_{6}$ thỏa mãn lớn hơn d_{4}$

Với trường hợp $d_{6}=q^{t}$ nếu $q>12$ thì $t=1$, $q<12$ thì $t=2$,ở trường hợp đầu tính ra $d_{5}=12$,$d_{12}=6q$ do đó $n=6kq$ ,$k=2$ vẫn không thỏa mãn,$k$ khác 2 càng không vì sẽ có nhiều hơn 16 ước hoặc là tồn tại một ước nguyên tố $t$ khác ước nguyên tố $q$.Còn ở trường hợp 2 suy ra $q=7$ ,$d_{6}= 7^{2}=49$,n lúc này nhiều hơn 16 ước.

Bây giờ ta đi chứng minh không tôn tại với $d_{4}>4$:

Nếu $d_{4}$ chẵn suy ra $d_{4}+2$ chẵn,đặt $d_{4}=2k$ thì $d_{4}+2=2\left ( k+1 \right )$, có $n$ chia hết $2k\left ( k+1 \right )$,nếu một trong hai số $k,k+1$ là số nguyên tố thì số còn lại phải là hợp số,do$\left ( k,k+1 \right )=1$ nên sẽ có ít nhất 16 ước,điều này vô lí,tương tự khi cả 2 số là hợp số(hiển nhiên 2 số không đồng thời là số nguyên tố vì  $d_{4}>4$)

Nếu $d_{4}$ lẻ là hợp số và $d_{4}+2$ lẻ và cũng là hợp số thì suy ra $2d_{4}\left ( d_{4}+2 \right )$ có nhiều hơn 16 ước.

Nếu $d_{4}$ lẻ là số nguyên tố và $d_{4}+2$ là hợp số,chỉ có $d_{4}=7,d_{4}=13$ là thích hợp thay vào ta có $d_{d_{5}}=9d_{6}$ nếu $d_{d_{4}}=9$ suy ra $d_{3}=3,d_{5}=9$ do đó $n=2.9.11.A$ với $A$ là số tự nhiên nếu $A=2$ suy ra có 2 số là ước của $n$ nhỏ hơn $d_{4}$ là 4 và 3 vô lí,$A=3$ thì ra $n=3.9.11.2$ cũng không thỏa mãn,nếu $A$ là hợp số thì $n$ có nhiều hơn 16 ước,nếu $A$ là số nguyên tố,xét $A=7$ vô lí vì số ước không bằng 16,$A>7$ thì $d_{3}>d_{4}=11$ vô lí. Còn $d_{4}=13$ suy ra $15|n$ nên sẽ có 2 ước nhỏ hơn $d_{4}$ là 3,5 vô lí.

Nếu $d_{4}$ lẻ là hợp số và $d_{4}+2$ lẻ là số nguyên tố thì $d_{4}=9$ lúc này $n|11$ nên $n=2.9.11.A$ với $A$ là số tự nhiên nếu $A=2$ suy ra có 2 số là ước của $n$ nhỏ hơn $d_{4}$ là 4 và 3 vô lí,$A=3$ thì ra $n=3.9.11.2$ cũng không thỏa mãn,nếu $A$ là hợp số thì $n$ có nhiều hơn 16 ước,nếu $A$ là số nguyên tố,xét $A=7$ vô lí vì số ước không bằng 16,$A>7$ thì $d_{3}>d_{4}=11$ vô lí.

Nếu $d_{4}$ lẻ là số nguyên tố và $d_{4}+2$ lẻ là số nguyên tố thì$d_{4}=11$ suy ra $n=11.13.2.p$ với p là số nguyên tố,$p=2$ vô lí vì sẽ có nhỏ hơn 16 ước,$p=3$ thử lại điều kiện giả thiết thấy không đúng,$p=7$ thỏa mãn,$p=11,p=13$ đều không thỏa mãn vì có nhỏ hơn 16 ước,$p>13$ không thỏa mãn vì lúc này $d_{3}>d_{4}=11$ vô lí.

Vậy $n=2002$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vta00: 12-11-2015 - 16:40


#5
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Lời giải. Từ đẳng thức dễ dàng suy ra $2 \mid n$. Khi đó $d_2=2$. Ta có $d_{d_5}=(2+d_4)d_6$. Do $d_5>d_4$ nên $d_5 \ge d_4+1$, do $d_6>d_5$ nên $d_6 \ge d_4+2$. Ta suy ra $d_7>d_4+2$ suy ra $d_{d_5}<d_7d_6$. Có có ít nhất $5$ ước lớn hơn hoặc bằng $d_7d_6$ là $d_6d_7,d_6d_8,d_6d_9,d_6d_{10},d_6d_{11}$ nên $d_{d_5} \le d_{11}$.

 

Ta cũng có $d_{d_5}>d_4d_6$ và có ít nhất $9$ ước lớn hơn hoặc bằng $d_4d_6$ là $d_1,d_2,d_3,d_4,d_5,d_6,d_6d_2,d_6d_3,d_6d_4$. Do đó $d_{d_5} \ge d_{10}$. 

 

Như vậy $d_{10} \le d_{d_5} \le d_{11}$ suy ra $d_5 \in \{ 10,11 \}$.

 

Nếu $d_5=10$ thì $2=d_2<d_3<d_4<10$ và một trong hai số $d_3,d_4$ bằng $5$. Từ đây ta suy ra $d_3=5,d_4=7$. Do đó $9 \mid d_{d_5}=d_{10} \mid n$, mâu thuẫn.

 

Nếu $d_5=11$ thì $2=d_2<d_3<d_4<11$. Ta tìm được $(d_3,d_4) \in \{ (3,6),(4,7),(5,10) \}$.

 

Trường hợp $(d_3,d_4)=(4,7)$ loại vì khi đó $3  \mid d_{11} \mid n$. 

Trường hợp $(d_3,d_4)=(3,6)$ loại vì khi đó $8 \mid d_{11} \mid n$.

Trường hợp $(d_3,d_4)=(5,10)$ loại vì khi đó $3 \mid d_{11} \mid n$.

 

Vậy không tồn tại số nguyên dương $n$ thoả mãn đề bài.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Zaraki: 11-11-2015 - 05:04

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#6
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Cảm ơn vta00 đã chỉ ra rằng vẫn còn có một nghiệm là $2002$. :D Mình kiểm tra lại thì thấy lời giải của mình có sai: không thể khẳng định rằng $d_6d_2,d_6d_3, \cdots$ là ước của $n$. 


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh