Đến nội dung

Hình ảnh

$A^{2}+B^{2}=AB$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
Phuong Thu Quoc

Phuong Thu Quoc

    Trung úy

  • Thành viên
  • 784 Bài viết

Cho $A,B$ là 2 ma trận vuông cấp $n$ và $A^{2}+B^{2}=AB$

Chứng minh nếu $BA-AB$ khả đảo thì $n$ là bội của 3


Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

 

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

 

 


#2
quangbinng

quangbinng

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 190 Bài viết

Cho $A,B$ là 2 ma trận vuông cấp $n$ và $A^{2}+B^{2}=AB$

Chứng minh nếu $BA-AB$ khả đảo thì $n$ là bội của 3

 

Bài này đã từng xem giải rồi mà nghĩ mãi chả ra, nhớ mang máng là sử dụng số phức, mình biến đổi được:

 

$(A-xB)(A+x^2B)=x(AB-BA)$ rồi,

xong bí,


Ma trận biểu diễn của ánh xạ $\varphi : V_E \rightarrow U_W$

 

$U---->V : [\varphi(e_i)]^T=[w_i]^TA$

 

$Av_S=\varphi(v)_T$

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Ma trận chuyển cơ sử từ $S$ sang $T$.

 

$S---->T : (s_1,s_2,..,s_n).P=(t_1,t_2,...,t_n)$

 

$v_S=Pv_T$

---------------------------------------------------------------------------------------------------

https://web.facebook...73449309343792/

nhóm olp 2016


#3
WhjteShadow

WhjteShadow

    Thượng úy

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 1323 Bài viết

Ở đây $A,B$ là ma trận trong trường số thực à bạn ?


“There is no way home, home is the way.” - Thich Nhat Hanh

#4
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết

Cho $A,B$ là 2 ma trận vuông cấp $n$ và $A^{2}+B^{2}=AB$
Chứng minh nếu $BA-AB$ khả đảo thì $n$ là bội của 3

Đề bài ko nói rõ ma trận $A$ và $B$ là thực hay phức thì ta hiểu ngầm đó là ma trận thực Đạt à!

Sau đây, xin chia sẽ lời giải bài toán tôi sưu tầm!

Đặt $$S=A+\omega B$$ với $\omega =-\frac{1}{2}+i\frac{\sqrt{3}}{2}$ và $$\bar{S}=A+\bar{\omega}B$$ Ta có $$S.\bar{S}=\omega(BA-AB)$$ vì $$\bar{\omega}=-\omega-1$$.
Suy ra $$\det (S.\bar{S})=\omega ^n\det (BA-AB)$$ Mà $$\det (S.\bar{S})=\det S.\det \bar{S}=|\det S|^2$$ là một số thực và $\det (BA-AB)\neq 0$ nên $$\omega ^n=\frac{|\det S|^2}{\det (BA-AB)}$$ là một số thực.
Mặc khác $$\omega ^n=\cos \frac{2n\pi}{3}+i\sin \frac{2n\pi}{3}$$ Suy ra $n$ là bội số của 3.

Ps: Bạn vanchanh123 đã phát hiện một chỗ sai và tôi đã sửa lại.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vo van duc: 06-12-2015 - 03:16

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#5
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

 

 

$$\det (S.\bar{S})=\det S.\det \bar{S}=|\det S|^2$$ chứ nhỉ?


Đời người là một hành trình...


#6
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết

 

$$\det (S.\bar{S})=\det S.\det \bar{S}=|\det S|^2$$ chứ nhỉ?

 

Ký hiệu $|\det S|$ là mô đun của số phức $\det S$.


Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#7
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Ký hiệu $|\det S|$ là mô đun của số phức $\det S$.

Với $z=(a,b)\in \mathbb{C}$, ta có $z \bar{z}=|z|^2=a^2+b^2$ hay điều ở trên là một điều khác?


Đời người là một hành trình...


#8
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết
Tôi viết sai! Cảm ơn bạn đã phát hiện!

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh