Đến nội dung

Hình ảnh

Siêu lạm phát

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Lần cuối cùng lạm phát trên toàn thế giới rất cao (trên 10%) là năm 1970 (là kết quả của vụ khủng hoảng dầu đầu tiên) và vào  năm 1980 (khi lạm phát đã tăng, rất khó để loại bỏ). Kể từ đó lạm phát đã xuống khá thấp – khoảng 3% ở hầu hết những nơi có nền kinh tế lớn.

 

Năm 2007, lạm phát cao bất thường tại Trung Quốc và Ấn Độ khi hai nước này tăng giá thức ăn, dầu và vật liệu xây dựng trên toàn thế giới.

Hiện nay, ở nhiều nước lạm phát đã trên 5%. Ví dụ lạm phát ở Việt Nam là 27.5%, đây là trường hợp tệ nhất Châu Á.

 

I. VẬY LẠM PHÁT LÀ GÌ?

 

Ảnh hưởng của lạm phát là làm giảm giá trị đồng tiền khoảng một số phần trăm nhất định mỗi năm.

 

Do đó, ta ví dụ: Nếu ngày nay chúng ta có thể mua một cậy kem với giá khoảng 1 đô la và lạm phát ở mức 10%, thì sau một năm kể từ bây giờ chúng ta sẽ cần 1.10% để mua cùng một cây kem, và sau khoảng 7 năm nữa, bạn cần 2 đô la để mua cây kem đó. Nói một cách khác, giá trị đồng tiền của bạn đã giảm đi một nửa. Ta có một lượng $\left( A \right)~$là số tiền cần có sau khoảng thời gian$~t$ xác định bởi phương trình:

                                                                        $$A={{\left( 1+0.10 \right)}^{t}}$$

Biểu đồ sau đây cho thấy các trường hợp lạm phát ở mức 10%. Trong đó những đường cong màu xanh biểu thị số tiền mà chúng ta sẽ cần để mua một cây kem trong thời gian 10 năm. Những đường thẳng màu đỏ cho biết phải mất bao lâu để tiền của chúng ta bị mất đi một nửa giá trị (chỉ hơn 7 năm nữa).

lp1.jpg

Tổng quát, nếu chúng ta cần $P$ đô la để mua một cái gì đó ngay bây giờ, và lạm phát đang ở mức r%, khi đó số tiền chúng ta cần để mua các mặt hàng tại thời điểm $t$ xác định bởi:

                                                                          $$A=P{{\left( 1+r \right)}^{t}}$$

Đường cong kết quả là ví dụ về sự tăng trưởng theo cấp số mũ. Đây là sự tăng trưởng mà lúc đầu chậm, sau đó tốc đô tăng nhanh theo thời gian. 

 

Một ví dụ khác của sự tăng trưởng theo cấp số mũ đó là bạn quan tâm mình kiếm được bao nhiêu trong tài khoản ngân hàng, hay tốc độ tăng trưởng dân số.

 

II. LẠM PHÁT 100%

 

Bây giờ chuyện gì sẽ xảy ra nếu lạm phát là 100%? Điều này có nghĩa rằng chỉ mất 1 năm, tiền sẽ mất đi một nửa giá trị. Trong trường hợp này chúng ta có:

                                                                  $$A={{\left( 1+1 \right)}^{t}}={{2}^{t}}$$

Trong biểu đồ bên dưới, đường cong màu đen đại diện cho lạm phát 100%. Chúng ta có thể thấy rằng sau 1 năm, giá của cây kem là 2 đô la, và sau 2 năm chúng ta cần phải trả 4 đô la để mua cây kem đó. Đường cong màu xanh để ta so sánh với lạm phát khi dang ở mức 10%.

lp6.gif

Bây giờ chúng ta hãy phóng to ra và nhìn xem chuyện gì sẽ xảy ra sau khoảng thời gian 10 năm nữa trong trường hợp lạm phát ở mức 10% và 100%. Chúng ta có thể thấy rằng sau hon 4 năm, chúng ta sẽ cần 20 đô la để mua một cây kem. Sau 6 năm nữa, chúng ta cần nhiều hơn 50 đô la.

lp7.gif

Chúng ta sử dụng thuật ngữ siêu lạm phát khi giá cả ở mức không thể kiểm soát được như thế này. Hãy xem siêu lạm phát sẽ gây ra những gì.

 

III. ẢNH HƯỞNG SIÊU LẠM PHÁT

 

Tại Đức, siêu lạm phát xảy ra trong những năm 1920. Ở một giai đoạn, khi mọi thứ trở nên tồi tệ, họ cần phải in tờ 100 nghìn tỷ (${{10}^{20}}$) Deutsche Mark. Mỗi ngày giá lại tăng 50% và người lao động được trả tiền gấp đôi mỗi ngày. Họ dành khoảng thời gian ăn trưa và tối để chở lương của mình về  (thường chở bằng xe cút kít) và họ mua bất cứ thứ gì họ có thể mua.

 

Tiền đã trở nên không còn giá trị. Tiền dần rẻ đến mức có thể dùng để đốt cháy sưởi ấm hơn là mua củi để dùng. Dưới đây là ảnh của một người phụ nữ Đức đang nhồi nhét những tờ tiền giấy vô giá trị vào lò sưởi của mình ở những năm 1923.

lp2.jpg

Sau thế chiến thứ II, Hungary đã đến mức siêu lạm phát và cứ sau 15 giờ thì giá cả ở các cửa hàng lại tăng lên gấp  đôi.

 

IV. SIÊU LẠM PHÁT ZIMBABWE - HIỆN TẠI.

 

Nhưng thật tiếc khi nghĩ về Zimbabwe, chính phủ nước này không đủ năng lực, dẫn đến lạm phát hiện nay ở mức 2.2 triệu %. Giá trị đồng tiền đang giảm mạnh và chính phủ phải tiếp tục thêm những số không vào những tờ giấy bạc chỉ nhằm cầm chừng. Cuối cùng thì đã có quá nhiều số không và điều này trở nên hoàn toàn không thực tế. Do đó, chính phủ Zimbabwe đã đưa ra một tờ tiền mới, bỏ 10 số không trên đồng tiền. 10 tỷ đô la Zimbabwe trước đây giờ chỉ còn Z1 đô la.

 

Để minh họa cho lạm phát 2.2 triệu phần trăm, ta cần phải vẽ đường cong:

                                                                       $$A={{\left( 1+22000 \right)}^{t}}$$

Chúng ta có thể nhìn thấy từ những đường cong màu đỏ, lạm phát đang ở mức 2.2 triệu phần trăm, giá cho 1 cây kem ở mọi thời điểm lên đến 50 đô la. Sau 1 năm, chúng ta cần 22001 đô la.

lp3.gif

Chúng ta hãy thay đổi tỉ lệ trục tung để xem số tiền cần thiết để mua một cái gì đó. Hiện nay các trường hợp lạm phát ở mức 10% và 100% xuất hiện bằng phẳng và chúng ta thấy rằng các đường cong lạm phát màu đỏ của Zimbabwe cho biết chúng ta cần 1 triệu đôla cho 1 cây kem ở khoảng thời gian đầu trong những năm thứ 2. Đến cuối năm thứ 2, giá cây kem sẽ là 484 triệu đô la.

lp4.jpg

Chúng ta có thể thấy rằng có một số thông tin khó để biểu diễn trên đồ thị. Các trường hợp lạm phát 10% và 100% đã biến mất và trường hợp ở Zimbabwe đã vượt qua khỏi đỉnh của đồ thị trước khi đến điểm 2 năm.

 

V. ĐỒ THỊ SEMI - LOG BIỂU DIỄN SIÊU LẠM PHÁT Ở ZIMBABWE

 

Nếu chúng ta sử dụng thang đo logarithn trên trục tung, chúng ta có thể nhìn thấy các thông tin dễ dàng hơn rất nhiều.

lp5.jpg

Hiện nay mỗi đường cong đã xuất hiện như một đường thẳng và chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy những ảnh hưởng tương đối của các mức lạm phát 10%, 100% và 2.2 triệu %.

 

VI. TẠI SAO TẤT CẢ ĐIỀU NÀY QUAN TRỌNG?

 

Khi nền kinh tế vượt khỏi tầm kiểm soát thường sẽ xảy ra tình trạng bất ổn về dân sự và điều này có thể dẫn đến chiều tranh. Siêu lạm phát ở Đức trong những năm 1920 đã phá hủy cuộc sống của tầng lớp trung lưu, vì vậy nhiều khả năng họ sẽ gia nhập vào tổ chức Đảng Nazi vì đây là nơi duy nhất dường như đem đến cho họ một số hy vọng.

 

Và hôm nay, ở Zimbabwe nhiều vấn đề đã xảy ra thậm chí tồi tệ hơn do ảnh hưởng của siêu lạm phát. Tôi cầu mong họ sẽ ổn.

 

Nguồn: http://www.intmath.c...rinflation-1330

Người dịch: Lê Thị Tuyết Nhung - Thành viên Chuyên san EXP.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrong2305: 22-11-2015 - 22:55

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#2
santo3vong

santo3vong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 174 Bài viết

bài viết rất hay, giúp em hiểu rõ được hơn về lạm phát, điều mà em chưa tự giải thích được.



#3
nguyenlyninhkhang

nguyenlyninhkhang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết
Bài nào cũng hay. Mỗi ngày chỉ cần 1 bài là quá tuyệt rồi ạ !

#4
quanguefa

quanguefa

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 596 Bài viết

èo, lạm phát gì mà ghê thế. Đọc xong lên gg search Zimbabwe luôn 


Xem topic "Chuyên đề các bài Toán lãi suất Casio" tại đây

 

:like Visit my facebook


#5
santo3vong

santo3vong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 174 Bài viết

Có điều cho em hỏi: tại sao mua cây kem với giá ban đầu thì năm sau phải mua với giá lớn hơn? Tại sao người ta phải in thêm tiền cơ chứ?



#6
quanguefa

quanguefa

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 596 Bài viết

Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn tới siêu lạm phát ở Zimbabwe, chính phủ ngoài việc ra mệnh giá tiền mới không có cách nào khác sao @@


Xem topic "Chuyên đề các bài Toán lãi suất Casio" tại đây

 

:like Visit my facebook


#7
santo3vong

santo3vong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 174 Bài viết

Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn tới siêu lạm phát ở Zimbabwe, chính phủ ngoài việc ra mệnh giá tiền mới không có cách nào khác sao @@

Đúng. Việc này tuy rất khó, nhưng vẫn mong tác giả tìm hiểu thêm cho.



#8
quanguefa

quanguefa

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 596 Bài viết

Trích Wikipedia:

Siêu lạm phát ở Zimbawe chỉ về một giai đoạn siêu lạm phát ở đất nước Zimbabwe từ năm 2007 đến năm 2009 mà đỉnh điểm là vào năm 2009. Siêu lạm phát bắt đầu khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng vượt quá 50%. Zimbabwe bắt đầu bước vào kỷ nguyên siêu lạm phát vào tháng 3 năm 2007. Lạm phát chỉ chấm dứt khi quốc gia châu Phi từ bỏ đồng nội tệ của mình vào năm 2009.[1] Cuộc khủng hoảng lạm phát của Zimbabwe cho đến nay [2] là cuộc lạm phát tồi tệ thứ hai trong lịch sử, sau cuộc khủng hoảng siêu lạm phát ở Hungary năm 1946, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 15,6 giờ.[3] Biểu hiện rõ nhất là việc Ngân hàng Trung ương liên tục phát hành giấy bạc mệnh giá rất cao, tháng 1 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 20 triệu đôla, đến 21 tháng 7 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 100 tỷ đôla.

 

Theo như wiki thì lạm phát cao nhất của Zimbabwe cũng chỉ ở mức khoảng 130000%/năm chứ đâu tới 2.2triệu%/năm như trong bài viết. 


Xem topic "Chuyên đề các bài Toán lãi suất Casio" tại đây

 

:like Visit my facebook


#9
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Trích Wikipedia:

Siêu lạm phát ở Zimbawe chỉ về một giai đoạn siêu lạm phát ở đất nước Zimbabwe từ năm 2007 đến năm 2009 mà đỉnh điểm là vào năm 2009. Siêu lạm phát bắt đầu khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng vượt quá 50%. Zimbabwe bắt đầu bước vào kỷ nguyên siêu lạm phát vào tháng 3 năm 2007. Lạm phát chỉ chấm dứt khi quốc gia châu Phi từ bỏ đồng nội tệ của mình vào năm 2009.[1] Cuộc khủng hoảng lạm phát của Zimbabwe cho đến nay [2] là cuộc lạm phát tồi tệ thứ hai trong lịch sử, sau cuộc khủng hoảng siêu lạm phát ở Hungary năm 1946, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 15,6 giờ.[3] Biểu hiện rõ nhất là việc Ngân hàng Trung ương liên tục phát hành giấy bạc mệnh giá rất cao, tháng 1 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 20 triệu đôla, đến 21 tháng 7 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 100 tỷ đôla.

 

Theo như wiki thì lạm phát cao nhất của Zimbabwe cũng chỉ ở mức khoảng 130000%/năm chứ đâu tới 2.2triệu%/năm như trong bài viết. 

 

Thật ra mức siêu lạm phát ở Zimbabwe đạt đỉnh điểm là 79,600,000,000% vào giữa tháng 9 năm 2008, khi đó 1 đô la Mỹ ăn 2,621,984,228,675,650,147,435,579,309,984,228 đô la Zimbabwe. Xem thêm tại https://en.wikipedia...#Inflation_rate.

 

Nếu xét về Wikipedia thì mình thích sử dụng trang tiếng Anh hơn là trang tiếng Việt vì thông tin trang tiếng Anh luôn đính kèm nguồn tài liệu tham khảo.


Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#10
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Có điều cho em hỏi: tại sao mua cây kem với giá ban đầu thì năm sau phải mua với giá lớn hơn? Tại sao người ta phải in thêm tiền cơ chứ?

 

Mình thì không am hiểu rõ lắm về lạm phát nên trong hiểu biết của mình, mình hiểu sao mình nói vậy.

 

Trước đây, khi chưa có sự xuất hiện của đồng tiền, người ta thường có cái gọi là "sự trao đổi hàng hóa", tức bạn muốn mua 10 m vải, bạn phải đổi 1 kg gạo. Người ta dựa vào thời gian lao động cần để tạo ra sản phẩm làm tỉ lệ phân chia, trong ví dụ trên, bạn có thể hiểu rằng cùng mức năng suất lao động, trong 1 giờ ta có thể sản xuất ra 10 m vải hoặc 1 kg gạo, do đó tỉ lệ phia chia là 10 m vải: 1 kg gạo.

 

Dần dần theo thời gian, người ta thấy sự bất tiện của các hàng hóa này, bạn cứ tưởng tượng để mua một món đồ bạn phải vác món đồ khác đến trao đổi, rất bất tiện và cồng kềnh đúng không? Vì vậy, người ta đã sử dụng một loại vật liệu khác mang tính "tượng trưng" cho hàng hóa, sản phẩm mà ngày ta ta gọi là "tiền".

 

Tuy nhiên, có một vấn đề mà Chính phủ mỗi Quốc gia cần lưu tâm, đó là tung ra bao nhiêu tiền là đủ. Ta không thể thích in bao nhiêu thì in vì bản chất tiền là tượng trưng cho hàng hóa, ta in nhiều tiền nhưng hàng hóa sản xuất ra không nhiều, dẫn đến hiện tượng "cầu nhiều hơn cung" khiến các mặt hàng tăng giá. Hay nói cách khác, bạn thử tưởng tượng bạn làm lụng cực khổ, bạn sản xuất bao nhiêu mặt hàng thì bạn sẽ được số lượng tiền tương ứng (ví dụ như 10 mặt hàng = 1 đồng), trong khi đứa khác, năng lực cũng như bạn mà giờ nó thích in một đống tiền rồi nó xài, mua sắm tùm lum đồ này nọ, rõ ràng bạn thấy quá bất công đúng không? Vì số tiền nó in ra không ứng với số hàng hóa mà nó sản xuất ra được nên nếu nó dùng tiền mua đồ của bạn, chắc chắn bạn sẽ tăng giá tiền món đồ bạn bán cho nó. 

 

Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Zimbabwe lâm vào tình trạng siêu lạm phát, bắt nguồn từ chính sách cải tổ đất đai của Chính phủ, trong đó những thương gia người da trắng - nguồn lực chính kinh tế của đất nước đã bị xua đuổi, kéo theo đó là nguồn tài trợ của Mỹ và phương Tây. Đất đai chia cho nhiều người nhưng họ không biết cách canh tác. Về chính sách điều hành, Chính phủ đã cố gắng tìm cách giảm chi tiêu và thực hiện thanh toán nợ nước ngoài thông qua việc tăng thuế, song đã thất bại do vấp phải các cuộc đình công phản đối của người lao động, do đó chính phủ buộc phải in thêm tiền để thanh toán cho các chi phí cũng như trả nợ.

 

Ta có quy luật cung - cầu, nếu nhu cầu tăng mà nguồn cung giảm, tất yếu giá cả hàng hóa sẽ tăng, như có 100 người muốn mua điện thoại Vertu mà thị trường chỉ có 1 cái, trong khi đó điện thoại N73 tới 1000 cái, hiển nhiên giá tiền của Vertu sẽ cao hơn giá tiền của N73. Tương tự ở Zimbabwe, đất nước này do chính sách điều hành sai lầm của Chính phủ, dẫn đến số lượng hàng hóa sản xuất ra thấp, kéo theo số tiền được phép phát hành ra thị trường thấp theo, dẫn đến lương của người dân giảm xuống, tuy nhiên những nhu cầu tất yếu của họ như ăn sáng, mua đồ, ... vẫn còn mà đất nước không đáp ứng được (chưa kể còn phải nhập khẩu) nên giá cả thị trường đã tăng, người dân sống khốn khó. Chính phủ thấy vậy ngay lập tức quyết định phá giá đồng tiền, hình thức này giống như hình thức in tiền bừa bãi mà mình nói ở trên, dẫn đến giá cả lại tăng, rồi Chính phủ lại phá giá, rồi giá cả lại tăng, .... cứ vòng vòng như vậy dẫn đến Zimbabwe bị siêu lạm phát. Đó là lý do vì sao năm nay ta mua cây kem với mức giá này, năm sau cũng cây kem đó với mức giá cao hơn là vì vậy.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrong2305: 23-11-2015 - 16:11

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#11
quanguefa

quanguefa

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 596 Bài viết

Nhưng vẫn ko tưởng tượng nổi sao lạm phát tới mức đó được cơ chứ. Mà sau khi Zimbabwa bỏ đồng nội tệ tình hình đất nước có khá lên không nhỉ, hay chỉ là ko còn phải im thêm tiền mệnh giá lớn hơn mỗi tháng @@


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quanguefa: 22-11-2015 - 15:04

Xem topic "Chuyên đề các bài Toán lãi suất Casio" tại đây

 

:like Visit my facebook


#12
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Nhưng vẫn ko tưởng tượng nổi sao lạm phát tới mức đó được cơ chứ. Mà sau khi Zimbabwa bỏ đồng nội tệ tình hình đất nước có khá lên không nhỉ, hay chỉ là ko còn phải im thêm tiền mệnh giá lớn hơn mỗi tháng @@

 

Lạm phát lên đến tỉ lệ không tưởng này theo mình nghĩ là do năng lực yếu kém của Chính phủ, tham nhũng, lãng phí quá nhiều. Theo trang https://dudoankinhte...ạm-phat-ra-sao/dẫn chứng cho thấy kể từ khi Zimbabwe chấp nhận sử dụng đồng đô la Mỹ, bỏ sử dụng tiền đô la Zimbabwe thì kinh tế đã dần hồi phục, lạm phát giảm chỉ còn 3%,  những quầy hàng nay đã đầy ấp trở lại. Với một ngoại tệ ổn định, nhiều công dân Zimbabwe nay có thể kiếm tiền đủ để mua những gì họ thích, thậm chí là dành dụm tiền bạc mà không cần phải lo sợ bị mất giá trị liên tục như lúc trước. Bản thân Việt Nam mình cũng đã bị tình trạng lạm phát vào năm 1986 với tốc độ 700%, nay đã được kìm hãm ở mức an toàn (khoảng 0.4%), nhưng nếu Chính phủ không có biện pháp xử lý tham nhũng, sử dụng tiền hoang phí cũng như quản lý kinh tế kém thì rất nguy hiểm.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrong2305: 22-11-2015 - 16:24

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#13
santo3vong

santo3vong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 174 Bài viết

Mình thì không am hiểu rõ lắm về lạm phát nên trong hiểu biết của mình, mình hiểu sao mình nói vậy.

 

Trước đây, khi chưa có sự xuất hiện của đồng tiền, người ta thường có cái gọi là "sự trao đổi hàng hóa", tức bạn muốn mua 10 m vải, bạn phải đổi 1 kg gạo. Người ta dựa vào thời gian lao động cần để tạo ra sản phẩm làm tỉ lệ phân chia, trong ví dụ trên, bạn có thể hiểu rằng cùng mức năng suất lao động, trong 1 giờ ta có thể sản xuất ra 10 m vải hoặc 1 kg gạo, do đó tỉ lệ phia chia là 10 m vải: 1 kg gạo.

 

Dần dần theo thời gian, người ta thấy sự bất tiện của các hàng hóa này, bạn cứ tưởng tượng để mua một món đồ bạn phải vác món đồ khác đến trao đổi, rất bất tiện và cồng kềnh đúng không? Vì vậy, người ta đã sử dụng một loại vật liệu khác mang tính "tượng trưng" cho hàng hóa, sản phẩm mà ngày ta ta gọi là "tiền".

 

Tuy nhiên, có một vấn đề mà Chính phủ mỗi Quốc gia cần lưu tâm, đó là tung ra bao nhiêu tiền là đủ. Ta không thể thích in bao nhiêu thì in vì bản chất tiền là tượng trưng cho hàng hóa, ta in nhiều tiền nhưng hàng hóa sản xuất ra không nhiều, dẫn đến hiện tượng "cầu nhiều hơn cung" khiến các mặt hàng tăng giá. Hay nói cách khác, bạn thử tưởng tượng bạn làm lụng cực khổ, bạn sản xuất bao nhiêu mặt hàng thì bạn sẽ được số lượng tiền tương ứng (ví dụ như 10 mặt hàng = 1 đồng), trong khi đứa khác, năng lực cũng như bạn mà giờ nó thích in một đống tiền rồi nó xài, mua sắm tùm lum đồ này nọ, rõ ràng bạn thấy quá bất công đúng không? Vì số tiền nó in ra không ứng với số hàng hóa mà nó sản xuất ra được nên nếu nó dùng tiền mua đồ của bạn, chắc chắn bạn sẽ tăng giá tiền món đồ bạn bán cho nó. 

 

Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Zimbabwe lâm vào tình trạng siêu lạm phát, bắt nguồn từ chính sách cải tổ đất đai của Chính phủ, trong đó những thương gia người da trắng - nguồn lực chính kinh tế của đất nước đã bị xua đuổi, kéo theo đó là nguồn tài trợ của Mỹ và phương Tây. Đất đai chia cho nhiều người nhưng họ không biết cách canh tác. Về chính sách điều hành, Chính phủ đã cố gắng tìm cách giảm chi tiêu và thực hiện thanh toán nợ nước ngoài thông qua việc tăng thuế, song đã thất bại do vấp phải các cuộc đình công phản đối của người lao động, do đó chính phủ buộc phải in thêm tiền để thanh toán cho các chi phí cũng như trả nợ.

 

Ta có quy luật cung - cầu, nếu nhu cầu tăng mà nguồn cung giảm, tất yếu giá cả hàng hóa sẽ tăng, như có 100 người muốn mua điện thoại Vertu mà thị trường chỉ có 1 cái, trong khi đó điện thoại N73 tới 1000 cái, hiển nhiên giá tiền của Vertu sẽ cao hơn giá tiền của Nokia. Tương tự ở Zimbabwe, đất nước này do chính sách điều hành sai lầm của Chính phủ, dẫn đến số lượng hàng hóa sản xuất ra thấp, kéo theo số tiền được phép phát hành ra thị trường thấp theo, dẫn đến lương của người dân giảm xuống, tuy nhiên những nhu cầu tất yếu của họ như ăn sáng, mua đồ, ... vẫn còn mà đất nước không đáp ứng được (chưa kể còn phải nhập khẩu) nên giá cả thị trường đã tăng, người dân sống khốn khó. Chính phủ thấy vậy ngay lập tức quyết định phá giá đồng tiền, hình thức này giống như hình thức in tiền bừa bãi mà mình nói ở trên, dẫn đến giá cả lại tăng, rồi Chính phủ lại phá giá, rồi giá cả lại tăng, .... cứ vòng vòng như vậy dẫn đến Zimbabwe bị siêu lạm phát. Đó là lý do vì sao năm nay ta mua cây kem với mức giá này, năm sau cũng cây kem đó với mức giá cao hơn là vì vậy.

cảm ơn bạn, mình đã khá hiểu vấn đề.






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh