Đến nội dung

Hình ảnh

Lượng giác nói về cái gì?

* * * * * 3 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Benny là một độc giả của IntMath Newsletter. Gần đây, ông đã viết:

 

“Tôi sẽ đến một trường cao đẳng cộng đồng và sẽ học về lượng giác ở học kỳ tiếp theo. Vì vậy, tôi muốn có cái nhìn sơ nét về những gì tôi sắp học.”

 

Vâng, Benny, bạn đã thực hiện một bước khởi đầu tốt bằng cách tìm hiểu những gì bạn sắp học trước khi học kỳ bắt đầu. Nhiều học sinh không tìm hiểu về những gì họ đang học cho đến khi họ phải làm các bài tập đầu tiên, khi đó, họ bắt đầu “rối tung” trong việc tìm hiểu cũng như để bắt kịp với phần còn lại của học kỳ.

 

Từ lượng giác xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa "đo đạc tam giác". Vì vậy, khi học về lượng giác, bạn sẽ vẽ và nghiên cứu nhiều hình tam giác, đặc biệt là tam giác vuông.

 

I. SỬ DỤNG LƯỢNG GIÁC

 

Chúng ta hãy xem xét một số ứng dụng của lượng giác trong cuộc sống hằng ngày.

 

Hôm nay, có thể bạn sẽ lái xe qua 1 cây cầu. Cây cầu được xây dựng bằng cách sử dụng các kiến thức về lực tác dụng ở những góc khác nhau. Bạn sẽ nhận thấy rằng cây cầu gồm nhiều hình tam giác - lượng giác đã được sử dụng khi thiết kế độ dài và độ vững chắc của những hình tam giác đó.

lg1.jpg

Xe của bạn (hoặc điện thoại) có thể có cài đặt GPS (Global Positioning System - hệ thống định vị trên mặt đất), sử dụng lượng giác cho bạn biết chính xác bạn đang ở đâu trên bề mặt Trái Đất. GPS sử dụng các dữ liệu từ nhiều vệ tinh và các kiến thức về hình học trái đất, sau đó sử dụng lượng giác để xác định vĩ độ và kinh độ của bạn.

lg2.jpg

Hôm nay, có thể bạn sẽ nghe nhạc. Bài hát bạn nghe được ghi âm kỹ thuật số (một quá trình sử dựng phép chuyển đổi Fourier, có sử dụng lượng giác) được nén thành định dạng MP3 sử dụng nén giảm dữ liệu (áp dụng kiến thức về khả năng phân biệt âm thanh của tai của con người), phép nén này đòi hỏi các kiến thức về lượng giác.

lg3.gif

Trên đường đến trường, bạn sẽ vượt qua một tòa nhà cao tầng. Trước khi xây dựng, các kỹ sư sử dụng máy trắc địa để đo đạc khu vực. Sau đó, họ sử dụng phần mềm mô phỏng 3D để thiết kế xây dựng, và xác định góc ánh sáng mặt trời và hướng gió nhằm tính toán nơi đặt các tấm năng lượng mặt trời cũng như hiệu suất năng lượng cao nhất về. Tất cả các quá trình này đòi hỏi sự am hiểu về lượng giác.

lg4.jpg
Máy trắc địa

Nếu bạn sống gần biển, thủy triều ảnh hưởng đến những gì bạn có thể làm vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Các biểu đồ thủy triều xuất bản cho ngư dân là những dự đoán về thủy triều năm trước. Những dự báo này được thực hiện bằng cách sử dụng lượng giác. Thủy triều là ví dụ về một sự kiện xảy ra có chu kỳ, tức xuất hiện lặp đi lặp lại. Chu kỳ này thường mag tính tương đối.

lg5.gif

Trong thực tế, lượng giác có vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật.

 

II. NHỮNG GÌ BẠN HỌC TRONG LƯỢNG GIÁC?

 

Bạn thường bắt đầu nghiên cứu về lượng giác bằng cách tìm hiểu hình tam giác được sử dụng để đo lường những điều khó đo lường bằng tay như thế nào. Ví dụ, chiều cao của núi và cây có thể được xác định bằng cách sử dụng các hình tam giác tương ứng. Tôi có thể dễ dàng đo độ dài $AB$ và $AC$ trong tam giác $ABC$ (viết $\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }ABC$). Sau đó, ta dùng số liệu này để tìm chiều cao $DE$. Tôi có thể làm một quá trình tương tự để tìm chiều cao của ngọn núi.

lg6.jpg

Điều gì xảy ra nếu các góc trong tam giác khác nhau? “Lượng giác” cho phép chúng ta sử dụng các tỷ lệ có liên quan đến bất kỳ góc nào trong $\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }ABC$, vì vậy chúng tôi có thể tính toán một loạt các đỉnh cao mà không cần phải tiến hành đo.

Bạn sẽ tìm hiểu về ba tỷ lệ quan trọng đối với bất kỳ góc độ: sine (có thể được rút gọn là sin), cosine (có thể được rút gọn là cos) và tangent (có thể được rút gọn là tan). Tôi khuyến khích bạn nên tìm hiểu về 3 tỉ lệ này một cách rõ ràng vì phần lớn kiến thức lượng giác sử dụng chúng rất nhiều.

 

Thông thường chúng ta đo góc bằng độ (°), nhưng đơn vị này không hữu ích lắm cho khoa học và kỹ thuật. Bạn cũng sẽ tìm hiểu về radian, đó là đơn vị đo thay thế cho đơn vị đo góc hữu ích hơn . 

 

Sau khi bạn đã nắm vững những điều cơ bản, bạn sẽ đi tiếp để tìm hiểu về đồ thị của hàm số lượng giác (suy nghĩ về các đường gợn sóng bạn sẽ nhìn thấy trên một đồ thị động đất hoặc một hình trái tim) và sau đó phân tích lượng giác, cho bạn một tập các phương pháp để giải quyết các vấn đề phức tạp một cách dễ dàng hơn.

lg7.gif
ECG của một bệnh nhân 26 tuổi.

 III. LỜI KHUYÊN CHO VIỆC HỌC LƯỢNG GIÁC

a. Vẽ thật nhiều: Vẽ chắc chắn sẽ giúp bạn có sự hiểu biết về lượng giác. Khi bạn cần phải giải quyết vấn đề sau này, việc vẽ đồ thị thực sự có giá trị khi bạn có thể phác thảo các vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác. Đặc biệt:

  • Vẽ hình tam giác mà bạn đang theo học.
  • Phác họa tình huống trong những vấn đề xung quanh. 
  • Thực hành vẽ đồ thị hàm sin và cosin cho đến khi bạn có thể làm điều đó mà không cần phải chấm hàng triệu điểm trên trang giấy.

b. Học các kiến thức cơ bản thật chắc: Kiến thức “cơ bản” là:

  • Các định nghĩa của sin, cos và tan và làm thế nào để sử dụng chúng trong tam giác;
  • Dấu tỷ lệ lượng giác của các góc lớn hơn ${{90}^{o}}$ (tức là biết khi nào giá trị đó là dương hay âm)
  • Các đồ thị hàm $y=\sin \left( x \right)~$và $y=\cos \left( x \right)$ (và các khái niệm về hàm tuần hoàn)

c. Cẩn thận khi dùng máy tính: Các vấn đề thường gặp nhất khi sử dụng máy tính cầm tay trong lượng giác bao gồm:

  • Thiết lập sai chế độ (ví dụ như máy tính ở chế độ “độ” khi bạn đang tính toán trong chế độ radian)
  • Tin tưởng vào máy tính hơn não của bạn. Các máy tính sẽ không luôn luôn cung cấp cho bạn dấu chính xác (+ hoặc -). Thường thì bạn phải tự tìm hiểu.
  • Luôn ước lượng câu trả lời của bạn, đầu tiên, do đó bạn có thể kiểm tra kết quả mà máy tính cho bạn.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn biết lý do tại sao máy tính của bạn không sử dụng “${{\sin }^{-1}}~$” hoặc “${{\cos }^{-1}}~$”.  Điều này nhiều học sinh hay lẫn lộn và sử dụng các ký hiện trên không thật sự cần thiết. Chúng ta nên sử dụng $\arcsin \theta $ để không bị nhầm lẫn với $\frac{1}{\sin \theta }$.

Đây là câu trả lời của tôi dành cho Benny. Tôi hy vọng đã cung cấp cho bạn ý tưởng về cách sử dụng kiến thức lượng giác, Đáng buồn thay, nhiều học sinh không mấy thích lượng giác. Bạn sẽ không cảm thấy sợ hãi nữa khi bạn hiểu lượng giác dùng vào việc gì cũng như thực hiện các lời khuyên trên.

 

Nguồn: http://www.intmath.c...-all-about-6163

 

Người dịch: Chuyên san EXP.


Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#2
lamtraumvn

lamtraumvn

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

thực ra trong toán học có nhiều thứ học mà chẳng hiểu dùng để làm gì. Các thầy cô nếu giải thích được cho học sinh những cái đó áp dụng như thế nào trong thực tế thì khi học học sinh sẽ có ấn tượng tốt hơn về vấn đề đó. Còn học giỏi hay không là do các bạn chăm chỉ ra sao.

p/s: ý kiến cá nhân



#3
tcqang

tcqang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 228 Bài viết

thực ra trong toán học có nhiều thứ học mà chẳng hiểu dùng để làm gì. Các thầy cô nếu giải thích được cho học sinh những cái đó áp dụng như thế nào trong thực tế thì khi học học sinh sẽ có ấn tượng tốt hơn về vấn đề đó. Còn học giỏi hay không là do các bạn chăm chỉ ra sao.

p/s: ý kiến cá nhân

Ý kiến của bạn cũng có phần nào đó gần đúng. Tuy nhiên, để đơn giản, ta có thể ví von thế này: liệu bạn có thể bày cách giải phương trình bậc 2 cho 1 học sinh lớp 1 được không? Hay bây giờ nếu mình nói về những Ứng dụng toán học có liên quan đến các bài toán quy hoạch tuyến tính, phi tuyến, đạo hàm riêng với các phép biến đổi cao cấp liệu bạn có thể hiểu hết không? (toán học đại cương sẽ có học phần này)...

Cho nên, ứng dụng toán học ở một tầm thật sự rất rất cao, và nó là thế giới không phải ai muốn hiểu là hiểu. Phải là những người nghiên cứu lâu năm về nó (mà số này rất ít) mới có thể hiểu được những ứng dụng mà Toán học đóng góp trong đó. 

Bởi vậy, không phải Thầy cô nào cũng có thể giải thích hết cho mọi học sinh hiểu được học Toán dùng để làm gì? (một phần vì không phải là nhà nghiên cứu, một phần là không tự đi tìm tòi kiến thức, một phần nếu có nói cũng chỉ có thể nói đại khái chung chung...)

Nếu muốn nói, mình sẽ kể một câu chuyện (do chính Giáo sư bên Mỹ trao đổi, ông cũng chính là một nhà Toán học trong chương trình của dự án này):

Hẳn chúng ta ai cũng biết AIDS là một căn bệnh thế kỷ, nhưng hiện nay, bằng trí tuệ của mình, con người đang dần có thể bài trừ được nó, mà thuốc điều trị kháng virus ARV là một minh chứng điển hình, giúp con người vẫn có thể sống và hoạt động bình thường nếu không may bị bệnh này.

Nguyên lý cơ bản của thuốc kháng vius này là nó giúp cơ thể chúng ta cân bằng lại hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh, để không bị vius HIV tấn công toàn bộ tế bào trong cơ thể. Vậy các em nghĩ ai đã sáng chế ra thuốc này? Một nhà sinh học? 1 bác sĩ? 1 nhà hóa học? 1 nhà vật lý học? 1 dược sĩ? Hay có thể là một nhà toán học được không?...

Câu trả lời là KHÔNG? KHÔNG AI TRONG SỐ HỌ CẢ!!! Mà phải là tất cả họ. Họ lập thành một ekip (nhóm) nghiên cứu trong một thời gian dài làm việc cùng nhau: Trước tiên, các bác sĩ và các nhà sinh học sẽ cung cấp tiến trình xâm nhập cơ thể và phá hủy tế bào của virus. Các nhà hóa học, vật lý, dược sĩ sẽ phân tích các quá trình lý, hóa trong mỗi giai đoạn trao đổi đổi chất, để từ đó hình thành biện pháp xứ lý khắc phục. Vậy còn nhà toán học sẽ làm gì? Ngồi không à? Sai!! Nhà toán học cũng có 1 nhiệm vụ cực kỳ quan trọng! Đó là từ những dữ liệu được cung cấp, nhà toán học phải tự lập thành một hệ thống các phương trình biến đổi giữa các đại lượng (như sự biến đổi về số lượng tế bào bị tấn công và tế bào chưa bị tấn công, với số lượng virus, lượng các chất quan trọng trong quá trình xâm nhập và đề kháng... (lâu quá rồi nên mình không nhớ cụ thể) ...) thành một hệ phương trình đạo hàm riêng. Việc lập hệ này cực kỳ quan trong, vì chỉ cần một đánh giá hay một phương trình không có độ chính xác cao sẽ cho ra lời giải (bằng máy tính khoa học, chạy thuật toán) không tối ưu. Nói chung, tất cả cùng bắt tay vào nghiên cứu, và kiểm nghiệm lại sản phẩm chặt chẽ trước khi chính thức tung ra thị trường. Và hiện nay, HIV đã không còn đáng sợ đối với con người nữa, người ta cũng đang cố gắng tiến tới mục đích nghiên cứu ra loại thuốc có thể diệt trừ vĩnh viễn HIV ra khỏi cơ thể con người...

Bạn thấy đấy, tri trức nói chung và toán học nói riêng luôn có ứng dụng sâu xa mà "người thường mắt thịt" không phải ai ai cũng biết, cũng hiểu hết được. Bởi vậy, đừng bao giờ nói học chẳng để làm gì khi mình chưa hiểu sẽ dùng được gì.

 

Riêng tôi, HỌC TOÁN LÀ ĐỂ RÈN LUYỆN TƯ DUY và SÁNG TẠO!

 

Còn dùng được cho việc gì thì phụ thuộc vào chính khả năng của bạn trong tương lai. Mà tương lai bắt đầu từ hôm nay!


Tìm lại đam mê một thời về Toán!


#4
Pham Xuan Hung

Pham Xuan Hung

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 9 Bài viết
Toán học là một phần quan trọng trong đời sống. Nhưng không nhiều người để ý thấy nó đang hiện diện trong mọi sự việc diễn ra hằng ngày.

#5
DangHongPhuc

DangHongPhuc

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 657 Bài viết

lượng giác là 1 trong 2 cây cầu kết nối hình học với đại số


"Con người không sợ Thần

mà bản thân nỗi sợ chính là Thần"





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh