Đến nội dung

Hình ảnh

Thế nào là 1 trường phái toán học

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
LHTung

LHTung

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 80 Bài viết
Mình đã nghe nhiều về thuật ngữ "trường phái toán học" nhưng không hình dung được 1 cách rõ ràng lắm . Tra từ điển thì thấy đn "trường phái " là một nhóm nhà khoa học hay nghệ sĩ cùng nghiên cứu hay sáng tạo trong 1 vài lĩnh vực và thường có người lãnh đạo .

Có 3 câu hỏi như sau
1) "Trường phái" đn như vậy có chính xác ko?
2) Cần có các yếu tố nào để ra đời 1 trường phái toán học?
3) Mình nghe nói là VN chưa có các trường phái toán học . Vậy chúng ta thiếu các yếu tố gì (con người , cơ chế ......)?

Mong được nghe mọi người chỉ giáo!
Em mang hồn vô tội
Đeo thánh giá huy hoàng
Còn ta nhiều sám hối
Mà sao vẫn hoang đàng

#2
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

Mình đã nghe nhiều về thuật ngữ "trường phái toán học" nhưng không hình dung được 1 cách rõ ràng lắm . Tra từ điển thì thấy đn "trường phái " là một nhóm nhà khoa học hay nghệ sĩ cùng nghiên cứu hay sáng tạo trong 1 vài lĩnh vực và thường có người lãnh đạo .

Có 3 câu hỏi như sau
    1) "Trường phái" đn như vậy có chính xác ko?
    2) Cần có các yếu tố nào để ra đời 1 trường phái toán học?
    3) Mình nghe nói là VN chưa có các trường phái toán học . Vậy chúng ta thiếu các yếu tố gì (con người , cơ chế ......)?

Mong được nghe mọi người chỉ giáo!

1/ Tương đối chính xác rồi.
2/ Dĩ nhiên là cần có 1 nhóm người, và cùng có 1 kiểu phong cách làm toán, đi theo về 1 lĩnh vực nào đấy, chẳng hạn như chuyên sâu về một mảng nào đó Giải tích phức, Phương Trình Đạo hàm riêng, ... cũng có thể là có một dấu ấn nào đấy khác biệt.
3/ VN mình cũng có những nhóm nghiên cứu chuyên sâu, nhằm hình thành một trường phái riêng rồi đấy chứ. Chỉ có điều là chưa tạo được thành công rực rỡ trên trường quốc tế thôi.

Trường phái toán trên thế giới thì có nhiều nhóm lắm rồi: nhóm của Pitago (thời cổ), .... hic hic... quên cả tên rồi. Rồi còn có thể nói là trường phái Toán của Mỹ (thiên về ứng dụng), Pháp (chưa rõ thiên về món gì), Nga (thiên về lý thuyết)... biết bao nhiêu kiểu.
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#3
toanvatoi

toanvatoi

    911

  • Thành viên
  • 95 Bài viết
Có những trường phái tóan học mà ko thiên về món gì (như Pháp) thì có được gọi là trường phái tóan học ko ạ? Và nếu có thì nó hữu ích như thế nào?
HÃY TỰ TIN VÀ TỰ HÀO VỀ BẢN THÂN BẠN


Hình đã gửi

#4
LHTung

LHTung

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 80 Bài viết
Cảm ơn thuantd đã trả lời và câu hỏi của toanvatoi . Mình nêu thêm vài câu hỏi cụ thể hơn

1) Trường phái có nghĩa là phải có dấu ấn riêng ?
2) Các trường phái hoạt động như thế nào , lấy đâu ra kinh phí hoạt động ?
3) Công việc của người đứng đầu cụ thể là như thế nào ?
4) Vì sao VN mới chỉ có nhóm nghiên cứu mà chưa có trường phái ? Chúng ta cần những gì để tạo ra trường phái ?
5) Trung Quốc , một nước có lịch sử toán học ko dài hơn ta là mấy thì đã có trường phái toán học chưa ?
6) Truyền thống có phải là một nhân tố quan trọng để tạo dựng trường phái ? Nếu vậy thì cái gì tạo ra truyền thống ?

Xin được chỉ giáo !

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LHTung: 17-02-2005 - 17:39

Em mang hồn vô tội
Đeo thánh giá huy hoàng
Còn ta nhiều sám hối
Mà sao vẫn hoang đàng

#5
TieuSonTrangSi

TieuSonTrangSi

    Thiếu úy

  • Founder
  • 526 Bài viết
Có thể mình lầm, nhưng hình như bạn LHTung hình dung một trường phái toán học giống như một trường phái... tôn giáo vậy : có giáo chủ, môn đồ, kinh phí, truyền thống :D

Theo ý tôi thì chữ "trường phái" chỉ là một cách gọi "tiện lợi" để chỉ một nhóm người nào đó làm việc chung với nhau, và công trình của họ có một vài nét đặc thù giống nhau (mà bạn gọi là "dấu ấn"). Họ không cần có kinh phí gì riêng, vì họ đã là giáo sư tại các trường đại học hay còn là sinh viên đang làm luận án tiến sĩ. Ví dụ, có 1 ông thầy nào đó nghiên cứu về "phương trình đạo hàm riêng" (hoặc một lãnh vực khác) với một đám sinh viên PhD tại trường đại học X. Mấy người đó đưa ra nhiều ý kiến hay, thu thập được nhiều kết quả giá trị, được giới toán học công nhận. Những người sinh viên của ông một khi trình luận án rồi thì trở thành giáo sư, có học trò mới và cũng tiếp tục nghiên cứu về môn đó, cũng đạt nhiều thành tựu. Người ngoài nhìn vào, thấy đám này phát triển mạnh, có cùng một số đặc điểm nào đó trong công trình (vì làm việc chung thì tất phải ảnh hưởng tư tưởng lẫn nhau), nên tạm gọi đấy là "trường phái X".

Thiết nghĩ không nên đặt nặng vấn đề "làm thế nào để lập ra một trường phái", vì đó không phải là một mục đích tự tại (an end in itself). Quan trọng là có được những công trình nghiên cứu có giá trị, gây chú ý của cộng đồng toán thế giới. Nếu có được nhiều công trình như vậy, và nếu hơn nữa, có những nét tính "địa phương" xuất hiện, thì lúc đó thiên hạ sẽ rầm rồ bàn đến "trường phái toán VN" :D

Người Tây phương có truyền thống khảo cứu khoa học lâu đời. Muốn biết truyền thống đó từ đâu ra thì chắc phải tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, triết học của họ, cái này không thuộc khả năng của tôi. Muốn có "trường phái" (theo nghĩa trên) thật ra cũng cần có nhiều phương tiện, điều kiện thuận lợi nữa.

Trên diễn đàn có nhiều nhà nghiên cứu toán học "chuyên nghiệp". Không biết họ nghĩ sao về chủ đề này ? :rose
Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy đôi mắt của giai nhân

#6
mathsbeginner

mathsbeginner

    Trung sĩ

  • Founder
  • 120 Bài viết
Mình xin đóng góp một cách hiểu của riêng mình thế này: Trường phái là một nhóm nhà khoa học hay nghệ sĩ cùng chung quan điểm (thế giới quan) nào đó trong nghiên cứu hay sáng tạo.

Mình nghĩ "chung quan điểm" là điều kiện thiết yếu, còn cùng nghiên cứu trong một lĩnh vực thôi thì chưa đủ. "Quan điểm" ở đây có nhiều khía cạnh, có thể là quan niệm về bản chất của vấn đề, lĩnh vực họ nghiên cứu, sáng tạo (Chằng hạn như trường phái toán học Pytagoras cùng quan niệm thần thánh hóa các con số, cho đó là biểu hiện sự hoàn hảo của thế giới), cũng có thể là quan điểm về mục đích nghiên cứu, sáng tạo ("nghệ thuật vị nghệ thuật" hay "nghệ thuật vị nhân sinh"), hoặc là quan điểm về hướng tiếp cận vấn đề, hay cách thức thể hiện....

Người lãnh đạo một trường phái nên hiểu là lãnh đạo tinh thần, thông thường thì các thành viên của một trường phái nào đó không bị ràng buộc bởi luật lệ nào cả (trường phái Pytagoras là một ngoại lệ vì màu sắc tôn giáo của nó).

Để ra đời một trường phái thì thường cần phải có một quan điểm mang tính nền tảng đủ sức thuyết phục người khác cùng theo quan điểm đó. Khi một trường phái ra đời và phát triển tất nhiên nó sẽ để lại các "dấu ấn". Khả năng tập trung trí tuệ sức sáng tạo trong cùng một hướng nghiên cứu, sáng tạo là ưu điểm khiến một trường phái có thể tạo nên một đỉnh cao trong khoa học nghệ thuật. Tuy nhiên có khi nó cũng có thể thành sự kìm hãm đối với sự ra đời của những ý tưởng mới, hướng đi mới.

Thời xưa do sự giao lưu giữa các vùng miền là khó khăn các trường phái thường phân bố theo địa lí, nhưng ngày nay các trường phái nhất là trong nghệ thuật đã không còn biên giới địa lí nữa.


Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân mình. Mong nhận được ý kiến từ nhiều người nữa.

#7
Nguyên Dung

Nguyên Dung

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
Cho tại hạ hỏi một câu : trường phái và sở trường khác nhau chỗ nào ?
Nhiều thầy giáo , giáo sư thường chỉ giỏi thật sự một số lĩnh vực xác định ( tui quan niệm dựa trên sách các thầy viết ) như thế có gọi là trường phái được không ?

#8
hieuphuong

hieuphuong

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
ban lhtung hoi hay day
co le da den thoi diem chang/
nhung y cua minh the nay: muon lap mot truong phai thi hoi kho day.Khong chi do mong muon dau ma den luc no se day du va cu the de hinh thanh mot truong phai toan.Vi du nhe nhu hien nay cac loai logic moc nhu nam nhung chi la khia canh hay truu tuong cua cai ban dang mong muon do.logic hinh thuc co 2 gia tri.logic toan thi hinh thuc cac menh de bang ky hieu,logic tinh thai, logic da tri...tang them cac gia tri cho "cai dung" nhung van chua thoa man vay lieu co truong phai toan ma chung minh ban than minh dua tren logic la "cu the" khong????

#9
TieuSonTrangSi

TieuSonTrangSi

    Thiếu úy

  • Founder
  • 526 Bài viết

trường phái và sở trường khác nhau chỗ nào ?

Sở trường (favorite) là môn bạn thích, lĩnh vực bạn xuất sắc [phản nghĩa của sở trường là... sở đoản]. Còn trường phái (school), theo những gì nói trên, là cơ sở quan niệm, phương hướng làm việc của bạn.

Xin đưa ra một ví dụ về âm nhạc : sở trường của Chopin là đàn dương cầm (piano) ; thật vậy, ông sáng tác rất nhiều cho piano, không thích viết cho các nhạc cụ khác (dù cũng có một số tác phẩm). Còn về trường phái thì Chopin thuộc phái lãng mạn (romantism) :rose Quan niệm của trường phái lãng mạn là đề cao, biểu dương cảm xúc của người nghệ sĩ, không muốn bị ràng buộc, gò bó bởi các quy tắc nghệ thuật của trường phái cổ điển (classicism).

muon lap mot truong phai thi hoi kho day

Theo ý mình thì ta không thể "lập" ra một trường phái, vì điều đó rất "giả tạo" :infty Các trường phái xuất hiện một cách tự nhiên, tùy theo điều kiện phát triển của cuộc sống.

Trở lại ví dụ âm nhạc : các nhạc sĩ "lãng mạn", vào đầu thế kỷ thứ 19, có hội hợp lại với nhau "cắt máu ăn thề", rồi quyết định thành lập một trường phái mới "cho vui" không ? Họ có bầu một người lãnh đạo cho "đảng" của họ không ? Dĩ nhiên là không ! Họ chỉ sáng tác nhạc theo ý họ, hoặc theo ý thích của thời đại, mỗi người một nơi. Vì được nghe nhạc của nhau, người này ảnh hưởng người kia đôi chút, và ta thấy được một quan niệm chung sau nét đặc thù của từng người. Từ đó, ta dùng chữ "trường phái" để gọi nhóm người đó.

Tiếp tục xét lịch sử âm nhạc Tây phương (một cách rất sơ sài), ta thấy trường phái cổ điển, vào thế kỷ 18, gồm có Bach & Haendel (tiền bán), rồi Haydn & Mozart (hậu bán). Beethoven được xem là nhà "cổ điển" cuối cùng, và cũng là nhà "lãng mạn" đầu tiên, vì nhạc của ông bắt đầu "tràn giang đại hải" :equiv Sau đó thì có Schubert, Chopin, Schumann, Brahms... Cái "chết" của phái cổ điển, sự xuất hiện của phái lãng mạn là một quá trình biến chuyển có thể gọi là "tự nhiên", vì cuộc sống thay đổi, tâm lý sở thích người ta cũng thay đổi...
Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy đôi mắt của giai nhân




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh