Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi giải toán trên máy tính cầm tay thành phố BH-tỉnh ĐN năm học 2015-216

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Hôm nay mình vừa thi xong, chia sẻ cho mấy bạn làm cho vui :D

---------------------------------------------------------------------------------------------

Bài 1: Tính chính xác các tích sau:
A = 260319312.26032010

B = 2632655555.2632699999

 

Bài 2: Chia dãy số tự nhiên kể từ 1 thành từng nhóm (các số cùng nhóm được đặt trong dấu ngoặc)
(1),(2,3),(4,5,6),(7,8,9,10),.............

Tính tổng các số hạng thuộc nhóm thứ 2015

 

Bài 3: Cho đa thức $P(x)=x^4+2x^3-55x^2+mx-156$ và $Q(x)=x^2+nx+6$. Tìm m,n để đa thức P(x) chia hết cho đa thức Q(x)

 

Bài 4: Cho hình bình hành ABCD có $\hat{A}=120^{\circ}, AB=\sqrt{6}, BC=\sqrt{2}$. Các đường phân giác trong của bốn góc cắt nhau tạo thành tứ giác MNPQ. Tính diện tích tứ giác MNPQ

 

Bài 5: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho các đường thẳng $(D_{1}):y=\frac{\sqrt{2}}{3}x-2,(D_{2}):y=\frac{\sqrt{5}}{3}x-3,(D_{3}):y=-\frac{\sqrt{3}}{2}x+4$. Tìm toạ độ giao điểm A giữa  $(D_{1})$ và $(D_{3}$, giao điểm B giữa $(D_{1})$ và $(D_{2})$, giao điểm C giữa $(D_{2})$ và $(D_{3})$

 

Bài 6: Tính giá trị của biểu thức

$A=\frac{\sin^2 35^{\circ}.\cos^3 20^{\circ}-15.\tan^2 40^{\circ}.\tan^3 25^{\circ}}{(\frac{3}{4}.\sin^3 42^{\circ}):(0,5.\cot^3 20^{\circ})}$ (làm tròn 4 chữ số thập phân)

 

Bài 7: Cho x,y khác 0 thoả mãn: $\left\{\begin{matrix} x+y+\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=4,9239 \\ x^2+y^2+\frac{1}{x^2}+\frac{1}{y^2}=8,4648 \end{matrix}\right.$. Tính giá trị gần đúng của biểu thức: $P=x^3+y^3+\frac{1}{x^3}+\frac{1}{y^3}$

 

Bài 8: Tìm các số tự nhiên a, b sao cho:

$\frac{12246}{2107}=5+\frac{1}{1+\frac{1}{4+\frac{1}{3+\frac{1}{8+\frac{1}{a+\frac{1}{b}}}}}}$

 

Bài 9: Tìm số nguyên dương nhỏ nhất thoả mãn: chia 2 dư 1, chia 3 dư 2, chia 4 dư 3, chia 5 dư 4, chia 6 dư 5, chia 7 dư 6, chia 8 dư 7, chia 9 dư 8, chia 10 dư 9

 

Bài 10: Tính tổng: $2008^{2}-2007^{2}+...+2^{2}-1$

 

Bài 11: Trên hai cạnh BC, AC của tam giác đều ABC lấy tương ứng hai điểm M và N sao cho BM=CN. Tìm vị trí của MN độ dài đoạn thẳng MN có giá trị nhỏ nhất. Tính giá trị nhỏ nhất của MN biết độ dài cạnh của tam giác đều ABC là $\sqrt{20032014}$cm (làm tròn 4 chữ số thập phân)

 

Bài 12: Cho hình vuông ABCD có cạnh 28cm. Vẽ nửa đường tròn đường kính AB, hai góc phần tư đường tròn tâm A và B, bán kính AB nằm trong hình vuông. Tính hiệu diện tích hai hình 1 và 3 (làm tròn 1 chữ số thập phân)

Hình bài 12 đây ạ:

Untitled.jpg


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO: 05-12-2015 - 19:52

Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.

Perfect numbers like perfect men, are very rare.

Rene Descartes

TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN $\sqrt{MF}$

:icon6: :icon6: :icon6:


#2
thaotran19

thaotran19

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết

Bạn biết làm bài 4 với bài 7 ko, chỉ mik làm với


Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi điều. Và dù người ta có đánh giá bạn cao đến đâu đi nữa, bạn vẫn phải luôn có dũng cảm tự nhủ: ta là một kẻ dốt nát. Đừng để lòng kiêu ngạo xâm chiếm lấy bạn. Vì nó bạn có thể bướng bỉnh ở chỗ cần phải tán thành, vì nó, bạn sẽ từ chối lời khuyên có ích và sự giúp đỡ thân ái, vì nó bạn sẽ mất mức độ khách quan.

 


#3
OiDzOiOi

OiDzOiOi

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 114 Bài viết

Bạn biết làm bài 4 với bài 7 ko, chỉ mik làm với

bài 7   đặt $x+\frac{1}{x}=a$

      $y+\frac{1}{y}=b$

      $\left\{\begin{matrix} a+b & & =4,9239\\ a^{2}+b^{2}&&=12,4648 \end{matrix}\right.$

      $\Rightarrow x^{3}+y^{3}+\frac{1}{x^{3}}+\frac{1}{y^{3}}=(a+b)(a^{2}-((a+b)^{2}-(a^{2}+b^{2}))+b^{2})-(a+b)$

Thay vào là ra


What is .......>_<.....


#4
huypropj

huypropj

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 80 Bài viết
bài 4:
ta cm được MNPQ là hcn
phân giác góc D cắt AB tại H
ta cm được tam giác ADH cân, suy ra HB = căn6 - căn2
phân giác góc C cắt AB tại G
ta cm được tam giác CBG đều, suy ra AG = căn6 - căn2
kẻ HK vuông góc với đường phân giác góc B
dùng tỉ số lượng giác tính được HK
kẻ GI vuông góc với đường phân giác góc A
dùng tỉ số lượng giác tính được GI
suy ra kết quả




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh