Đến nội dung

Hình ảnh

Đề mẫu hướng tới kì thi VMO 2016


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 14 trả lời

#1
ducvipdh12

ducvipdh12

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 454 Bài viết

                                                         DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC VMF

                            ĐỀ THI MẪU ( Số 1 ) KÌ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN TOÁN 2016

                                                                        ( Ngày 1 )

BÀi 1 : Tìm $a$ lớn nhất sao cho $3^m \geq  m^3+a, \forall m \in N, m \geq 4$

 

BÀI 2 : Cho AB cố định. Với mỗi điểm M không nằm trên AB, tia phân giác trong $\widehat{AMB}$  cắt (AB) tại N, tia phân giác ngoài $\widehat{AMB}$ cắt NA,NB tại P,Q. (NQ)$\cap$MA={M,R}, (NP)$\cap$MB={M,S}. Cmr đường trung tuyến ứng với đỉnh N của $\bigtriangleup$NRS luôn đi qua điểm cố định khi M thay đổi

BÀi 3 : a. Cho tam giác ABC. Trên các đường thẳng AB, BC, CA lấy các điểm P, Q, R tương ứng. Chứng minh rằng các đường tròn ngoại tiếp của tam giác APR, BPQ, CQR đồng quy tại một điểm.

b. Cho 4 đường tròn $S_1 ,S_2 ,S_3 ,S_4$ . Giả sử $S_1, S_2$ cắt nhau tại $A_1 , A_2$ ; $S_2 ,S_3$ cắt nhau tại $B_1 ,B_2$ ; $S_3 ,S_4$ cắt nhau tại $C_1 ,C_2$ ; $S_4 ,S_1$ cắt nhau $D_1 ,D_2$ . Chứng minh rằng nếu các điểm $A_1 , B_1 ,C_1 ,D_1$ nằm trên 1 đường tròn S ( hoặc đường thẳng) thì các điểm $A_2 ,B_2 ,C_2 ,D_2$ cũng nằm trên 1 đường tròn ( hoặc đường thẳng).
BÀI 4 : Một dãy có $2015$ phòng, ban đầu trong mỗi phòng có 1 người. Sau mỗi ngày có 2 người nào đó chuyển sang phòng kề với phòng mình đang ở nhưng theo $2$ chiều ngược nhau. Hỏi :
 a/ Liệu có một ngày nào đó không có người nào ở trong phòng chẵn hay không?
 b/ Liệu có một ngày nào đó có $1008$ người ở phòng $2015$ được không?
                                                                                          
                                                                                          ( Ngày 2 )
BÀI 5 : Chứng minh rằng tồn tại vô hạn bộ số nguyên dương $(a,b)$ đôi một nguyên tố cùng nhau thỏa mãn 2 phương trình $x^2+ax+b=0$ và $x^2+2016ax+b=0$ đều có nghiệm nguyên
BÀI 6 : Tìm tất cả các hàm $f:R->R$ thỏa mãn :
$f(y^2)+xf(x-f(y))=f^2(x-y)+xf(y), \forall x,y \in R$
BÀI 7 : Một bữa tiệc được tổ chức tại VMF nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 6, có tổng cộng $1008$ cặp đôi (cặp đôi được hiểu bao gồm 1 nam và 1 nữ ) đến dự buổi tiệc, ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn một cái bàn tròn lớn cùng với $2016$ cái ghế xếp xung quanh bàn tròn đó. Để cho mọi người giao lưu với nhau nên ban tổ chức muốn sắp xếp nam ngồi xen kẽ với nữ và không có cặp đôi nào ngồi cạnh nhau nhưng ban tổ chức vẫn chưa có cách sắp xếp thỏa mãn trong khi thời gian đã gần kề. Khi đó bạn sẽ có những cách nào để giúp ban tổ chức sắp xếp và hãy thử nêu ví dụ một cách cụ thể.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ducvipdh12: 21-12-2015 - 11:17

FAN THẦY THÔNG,ANH CẨN,THẦY VINH :icon6: :icon6:

#2
Hoang Nhat Tuan

Hoang Nhat Tuan

    Hỏa Long

  • Thành viên
  • 974 Bài viết

 

                                                         DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC VMF

                            ĐỀ THI MẪU KÌ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN TOÁN 2016

                                                                        ( Ngày 1 )

BÀi 1 : Tìm $a$ lớn nhất sao cho $3^m \geq  m^3+a, \forall m \in N, m \geq 4$

 

BÀI 2 : Tam giác ABC với tâm đường tròn nội tiếp $I$. Khi đó 4 đường thẳng Euler của các tam giác BIC, CIA, AIB, ABC đồng quy tại 1 điểm

BÀi 3 : a. Cho tam giác ABC. Trên các đường thẳng AB, BC, CA lấy các điểm P, Q, R tương ứng. Chứng minh rằng các đường tròn ngoại tiếp của tam giác APR, BPQ, CQR đồng quy tại một điểm.

b. Cho 4 đường tròn $S_1 ,S_2 ,S_3 ,S_4$ . Giả sử $S_1, S_2$ cắt nhau tại $A_1 , A_2$ ; $S_2 ,S_3$ cắt nhau tại $B_1 ,B_2$ ; $S_3 ,S_4$ cắt nhau tại $C_1 ,C_2$ ; $S_4 ,S_1$ cắt nhau $D_1 ,D_2$ . Chứng minh rằng nếu các điểm $A_1 , B_1 ,C_1 ,D_1$ nằm trên 1 đường tròn S ( hoặc đường thẳng) thì các điểm $A_2 ,B_2 ,C_2 ,D_2$ cũng nằm trên 1 đường tròn ( hoặc đường thẳng).
BÀI 4 : Một dãy có $2015$ phòng, ban đầu trong mỗi phòng có 1 người. Sau mỗi ngày có 2 người nào đó chuyển sang phòng kề với phòng mình đang ở nhưng theo $2$ chiều ngược nhau. Hỏi :
 a/ Liệu có một ngày nào đó không có người nào ở trong phòng chẵn hay không?
 b/ Liệu có một ngày nào đó có $1008$ người ở phòng $2015$ được không?

 

Câu 3a chẳng phải là định lý Miquel ạ :)

-------------------------------------------

@ducvipdh12: thực chất anh thêm câu a cho vui :)))


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ducvipdh12: 20-12-2015 - 20:32

Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được.

#3
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết

Bài 1. Ta đi chứng minh $3^m - m^3 \ge 17 \forall m \ge 4$
Thật vậy, với $m = 4$ thì $3^4 - 4^3 = 17$; $m = 5$ thì $3^5 - 5^3 > 17$.
Giả sử $3^m \ge 17 + m^3$. Ta sẽ đi chứng minh $3^{m + 1} \ge 17 + (m + 1)^3$.
Thật vậy, ta có $3^m \ge 17 + m^3 \implies 3^{m + 1} \ge 51 + 3m^3 = 50 + m^3 + 1 + m^3 + m^3 > 50 + m^3 + 1 + 4m^2 + 16m > 50 + (m + 1)^3 > 17 + (m + 1)^3$.
Vậy theo quy nạp ta có $3^m \ge m^3 + 17$. ĐTXR khi $m = 4$. Từ đó GTLN của $a$ là $17$.



#4
ducvipdh12

ducvipdh12

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 454 Bài viết

mình đã sửa lại đề ngày 1 và đăng đề ngày 2, mọi người cùng làm thử xem


FAN THẦY THÔNG,ANH CẨN,THẦY VINH :icon6: :icon6:

#5
gatoanhoc1998

gatoanhoc1998

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 66 Bài viết

câu 1 :

gt$\Leftrightarrow$ $a\leq 3^{m}-m^{3} ,\forall m\geq 4$

$\Leftrightarrow a\leq min(3^{m}-m^{3})$ với $m\in \left [ 4;+\infty \right )$

Mặt khác KSH có: Trong $\left [ 4:+\infty \right )$

Min$(3^{m}-m^{3})$$=17$

Do đó gt$\Leftrightarrow a\leq 17$

Vậy Maxa=17



#6
gatoanhoc1998

gatoanhoc1998

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 66 Bài viết

Câu 4:

a, gọi C(n) là số người ở phòng chẵn sau ngày thứ n

          L(n) là số người ở phòng lẻ sau ngày thứ n

Ta có: C(0)=1007

           L(0)=1008

     Lại có bất biến là: 

         $C(n)\equiv C(n-1)\equiv ...\equiv C(0)(mod 2),\forall n\in \mathbb{N}$

         Do C(0)=1 (mod 2) nên $C(n)\equiv 1 (mod 2),\forall n\in \mathbb{N}$

   suy ra không thể có ngày mà không có người ở phòng chẵn



#7
dangkhuong

dangkhuong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 312 Bài viết

Câu PTH: TH1: $f(x)\equiv 0$ (thoả mãn)

TH2(f(x)$\not\equiv$ 0):Cho $x=y=0$ thì thu được $f(0)=0$.Cho $y=0$ suy ra $f(0)+xf(x-f(0))=f^2(x)+xf(0)$ suy ra $xf(x)=f^2(x)$ suy ra $f(x)=x$.Thử lại thoả mãn vậy PTH có nghiệm $f(x)=x$ hoặc $f(x)=0$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dangkhuong: 23-12-2015 - 23:15

:ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:


#8
Ninhduccuong

Ninhduccuong

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết

Câu PTH: TH1: $f(x)\equiv 0$ (thoả mãn)

TH2(f(x)$\not\equiv$ 0):Cho $x=y=0$ thì thu được $f(0)=0$.Cho $y=0$ suy ra $f(0)+xf(x-f(0))=f^2(x)+xf(0)$ suy ra $xf(x)=f^2(x)$ suy ra $f(x)=x$.Thử lại thoả mãn vậy PTH có nghiệm $f(x)=x$ hoặc $f(x)=0$

cho x=0, y=0 thì suy ra f(0)=f2(0) => hoặc f(0)=0 hoặc f(0)=1 chứ bạn



#9
ducvipdh12

ducvipdh12

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 454 Bài viết

Câu PTH: TH1: $f(x)\equiv 0$ (thoả mãn)

TH2(f(x)$\not\equiv$ 0):Cho $x=y=0$ thì thu được $f(0)=0$.Cho $y=0$ suy ra $f(0)+xf(x-f(0))=f^2(x)+xf(0)$ suy ra $xf(x)=f^2(x)$ suy ra $f(x)=x$.Thử lại thoả mãn vậy PTH có nghiệm $f(x)=x$ hoặc $f(x)=0$

sai rồi nhé, bài này không dễ đâu


FAN THẦY THÔNG,ANH CẨN,THẦY VINH :icon6: :icon6:

#10
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 Bài viết

 

                                                         DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC VMF

                            ĐỀ THI MẪU ( Số 1 ) KÌ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN TOÁN 2016

                                                                        ( Ngày 1 )

BÀi 1 : Tìm $a$ lớn nhất sao cho $3^m \geq  m^3+a, \forall m \in N, m \geq 4$

 

BÀI 2 : Cho AB cố định. Với mỗi điểm M không nằm trên AB, tia phân giác trong $\widehat{AMB}$  cắt (AB) tại N, tia phân giác ngoài $\widehat{AMB}$ cắt NA,NB tại P,Q. (NQ)$\cap$MA={M,R}, (NP)$\cap$MB={M,S}. Cmr đường trung tuyến ứng với đỉnh N của $\bigtriangleup$NRS luôn đi qua điểm cố định khi M thay đổi

BÀi 3 : a. Cho tam giác ABC. Trên các đường thẳng AB, BC, CA lấy các điểm P, Q, R tương ứng. Chứng minh rằng các đường tròn ngoại tiếp của tam giác APR, BPQ, CQR đồng quy tại một điểm.

b. Cho 4 đường tròn $S_1 ,S_2 ,S_3 ,S_4$ . Giả sử $S_1, S_2$ cắt nhau tại $A_1 , A_2$ ; $S_2 ,S_3$ cắt nhau tại $B_1 ,B_2$ ; $S_3 ,S_4$ cắt nhau tại $C_1 ,C_2$ ; $S_4 ,S_1$ cắt nhau $D_1 ,D_2$ . Chứng minh rằng nếu các điểm $A_1 , B_1 ,C_1 ,D_1$ nằm trên 1 đường tròn S ( hoặc đường thẳng) thì các điểm $A_2 ,B_2 ,C_2 ,D_2$ cũng nằm trên 1 đường tròn ( hoặc đường thẳng).
BÀI 4 : Một dãy có $2015$ phòng, ban đầu trong mỗi phòng có 1 người. Sau mỗi ngày có 2 người nào đó chuyển sang phòng kề với phòng mình đang ở nhưng theo $2$ chiều ngược nhau. Hỏi :
 a/ Liệu có một ngày nào đó không có người nào ở trong phòng chẵn hay không?
 b/ Liệu có một ngày nào đó có $1008$ người ở phòng $2015$ được không?
                                                                                          
                                                                                          ( Ngày 2 )
BÀI 5 : Chứng minh rằng tồn tại vô hạn bộ số nguyên dương $(a,b)$ đôi một nguyên tố cùng nhau thỏa mãn 2 phương trình $x^2+ax+b=0$ và $x^2+2016ax+b=0$ đều có nghiệm nguyên
BÀI 6 : Tìm tất cả các hàm $f:R->R$ thỏa mãn :
$f(y^2)+xf(x-f(y))=f^2(x-y)+xf(y), \forall x,y \in R$
BÀI 7 : Một bữa tiệc được tổ chức tại VMF nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 6, có tổng cộng $1008$ cặp đôi (cặp đôi được hiểu bao gồm 1 nam và 1 nữ ) đến dự buổi tiệc, ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn một cái bàn tròn lớn cùng với $2016$ cái ghế xếp xung quanh bàn tròn đó. Để cho mọi người giao lưu với nhau nên ban tổ chức muốn sắp xếp nam ngồi xen kẽ với nữ và không có cặp đôi nào ngồi cạnh nhau nhưng ban tổ chức vẫn chưa có cách sắp xếp thỏa mãn trong khi thời gian đã gần kề. Khi đó bạn sẽ có những cách nào để giúp ban tổ chức sắp xếp và hãy thử nêu ví dụ một cách cụ thể.

 

Bài $6$

Thay $x=0, y=0 => f(0)=1; f(0)=0$

TH1: $f(0)=0$

Thay $y=0 => xf(x)=f^2(x) $

Dễ thấy $f(x)=0$ thỏa yêu cầu bài toán

Xét $f(x)$ khác $0 => f(x)=x$

TH2: $f(0)=1$

Thay $y=0 => 1+xf(x-1)=f^2(x)+x (1)$

Thay $x=1 => f(1)=1; f(1)=-1   (*)$

Thay $x=0$ vào pt đầu : $=>f(y^2)=f^2(-y)=f^2(y)$

Thay $y=1 => f^2(1)=f(1) => f(1)=0; f(1)=1 (**)$

Từ $(*)(**) => f(1)=1 $

Thay $y=1 => 1+xf(x-1)=f^2(x-1)+x (2)$

Suy ra $f^2(x)=f^2(x-1) $

Thay $x-> f(y) => f(y^2) + f(y)=f^2(f(y)-y) + f^2(y) => f(y)=f^2(f(y)-y) \geq 0 $ với mọi $ y$

Mặt khác từ $(1),(2) => f^2(x-1)=f^2(x) => f(x-1)=f(x) (3)$

Thay $(3)$ vào $(1) => 1+xf(x)=f^2(x) +x => f^2(x) - xf(x) +x-1=0 => f(x)=x-1; f(x)=1$

Vậy $f(x)=0; f(x)=x; f(x)=1$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi superpower: 26-12-2015 - 12:01


#11
canhhoang30011999

canhhoang30011999

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 634 Bài viết

Bài $6$

Thay $x=0, y=0 => f(0)=1; f(0)=0$

TH1: $f(0)=0$

Thay $y=0 => xf(x)=f^2(x) $

Dễ thấy $f(x)=0$ thỏa yêu cầu bài toán

Xét $f(x)$ khác $0 => f(x)=x$

TH2: $f(0)=1$

Thay $y=0 => 1+xf(x-1)=f^2(x)+x (1)$

Thay $x=1 => f(1)=1; f(1)=-1   (*)$

Thay $x=0$ vào pt đầu : $=>f(y^2)=f^2(-y)=f^2(y)$

Thay $y=1 => f^2(1)=f(1) => f(1)=0; f(1)=1 (**)$

Từ $(*)(**) => f(1)=1 $

Thay $y=1 => 1+xf(x-1)=f^2(x-1)+x (2)$

Suy ra $f^2(x)=f^2(x-1) $

Thay $x-> f(y) => f(y^2) + f(y)=f^2(f(y)-y) + f^2(y) => f(y)=f^2(f(y)-y) \geq 0 $ với mọi $ y$

Mặt khác từ $(1),(2) => f^2(x-1)=f^2(x) => f(x-1)=f(x) (3)$

Thay $(3)$ vào $(1) => 1+xf(x)=f^2(x) +x => f^2(x) - xf(x) +x-1=0 => f(x)=x-1; f(x)=1$

Vậy $f(x)=0; f(x)=x; f(x)=1$

mấy chỗ bôi đỏ bạn (anh) xét thiếu TH rồi



#12
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 Bài viết

mấy chỗ bôi đỏ bạn (anh) xét thiếu TH rồi

Sao thiếu bạn, nhờ bạn chỉ giáo



#13
canhhoang30011999

canhhoang30011999

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 634 Bài viết

Sao thiếu bạn, nhờ bạn chỉ giáo

ví dụ ở th1 thì ta có hàm sau vẫn thỏa mãn $f(x)^{2}=xf(x)$

f(1)=0 f(x)=x với x khác 1



#14
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 Bài viết

ví dụ ở th1 thì ta có hàm sau vẫn thỏa mãn $f(x)^{2}=xf(x)$

f(1)=0 f(x)=x với x khác 1

Mình còn cách khác vẫn chỉ ra được, mà hơi dài, sẽ không bị lỗi này

Nhưng mà bạn nhìn là đi, do $f(x)$ không đồng nhất $0$ => f đơn ánh, Do đó không có trường hợp của bạn

P/S: mình có sai xin bạn chỉ thêm



#15
baopbc

baopbc

    Himura Kenshin

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 410 Bài viết

Lời giải của mình:

$P(0;0)\Rightarrow f(0)=f^{2}(0)\Rightarrow f(0)=0;f(0)=1$

f(0)=0; $P(x;0)\Rightarrow f^{2}(x)=xf(x)\Leftrightarrow f(x)=0;f(x)=x$

Ta chứng minh không tồn tại hai số a,b khác 0 nào đồng thời thỏa mãn $f(a)=0; f(b)=b$

$P(b;a)\Rightarrow b^{2}+f(a^{2})=f^{2}(b-a)$

+)$f(a^{2})=0\Rightarrow b^{2}=f^{2}(b-a)$(vô lí)

+)$f(a^{2})=a^{2}\Rightarrow b^{2}+a^{2}=f^{2}(b-a)$(vô lí)

Vậy không tồn tại hai số a,b khác 0 nào đồng thời thỏa mãn $f(a)=0: f(b)=b$

$\Rightarrow f(x)=x;f(x)=0$(thỏa mãn)

f(0)=1. $P(1;0)\Rightarrow 1=f^{2}(1)+1\Rightarrow f(1)=0$

$P(1;1)\Rightarrow f^{2}(0)=0\Leftrightarrow f(0)=0$(mâu thuẫn)

Vậy có hai hàm thỏa:$f(x)=x;f(x)=0$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi baopbc: 30-12-2015 - 22:15





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh