Đến nội dung

Hình ảnh

Đề kiểm tra đội tuyển toán THPT chuyên Hà Nội Amsterdam -Vòng 2-Năm học 2015-2016


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 22 trả lời

#1
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Nguồn : Thầy Võ Quốc Bá Cẩn 
12795408_10208168998679600_5702955054956



#2
Rias Gremory

Rias Gremory

    Del Name

  • Thành viên
  • 1384 Bài viết

ĐỀ BÀI

Câu $1$, 

$1$,

Cho $x=\sqrt[3]{2}+1$ . Không dùng máy tính cầm tay hãy tính giá trị của biểu thức $P=5x^5-15x^4+14x^3-12x^2-3x+2016$.

$2$,

Cho $a,b,c$ là các số nguyên dương sao cho $\frac{1}{a}+\frac{1}{b}=\frac{1}{c}$. Chứng minh rằng $a+b$ không thể là số nguyên tố.

Câu $2$,

$1$,

Giải phương trình : $3x^2+15x+22-(x^2+x+18)\sqrt{3x+1}=0$

$2$,

Giải hệ phương trình : $\left\{\begin{matrix} x^2+y^2+2x=1 \\ xy+y+2x+x^2=y^2 \end{matrix}\right.$

Câu $3$,

Cho $a,b,c$ là các số thực dương. Tìm GTNN của biểu thức : $P=\frac{1+a^3}{a+ab^2}+\frac{1+b^3}{1+bc^2}+\frac{1+c^3}{1+ca^2}$

Câu $4$ , 

Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$ có các đường cao $AE$ và $CF$ cắt nhau tại $H$ . Gọi $P$ là điểm thuộc cung nhỏ $BC$ ( $P$ khác $B,C$). $M,N$ lần lượt là hình chiếu của $P$ trên $AB,AC$. Chứng minh rằng : 

$1$, $CotA+CotB+CotC\geq \sqrt{3}$

$2$, $OB\perp EF$ và $\frac{BH}{BO}=2\frac{EF}{AC}$

$3$, Đường thẳng $MN$ đi qua trung điểm của đoạn thẳng $HP$

Câu $5$, 

$1$, Tìm các số tự nhiên $x,y$ thỏa mãn $3^x-y^3=1$

$2$, Cho tam giác $ABC$ nhọn có $\widehat{BAC}=60^0,BC=2\sqrt{3}cm$. Bên trong tam giác này cho $13$ điểm bất kỳ. Chứng minh rằng trong $13$ điểm ấy luôn tìm được $2$ điểm mà khoảng cách giữa chúng không lớn hơn $1cm$



#3
Rias Gremory

Rias Gremory

    Del Name

  • Thành viên
  • 1384 Bài viết

Câu $4$ , 

Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$ có các đường cao $AE$ và $CF$ cắt nhau tại $H$ . Gọi $P$ là điểm thuộc cung nhỏ $BC$ ( $P$ khác $B,C$). $M,N$ lần lượt là hình chiếu của $P$ trên $AB,AC$. Chứng minh rằng : 

$1$, $CotA+CotB+CotC\geq \sqrt{3}$

Ta có VT=$\frac{a^{2}+b^{2}+c^{2}}{4S}$

Ta có $a^{2}=b^{2}+c^{2}-2bcCosA$

$\Leftrightarrow a^{2}+b^{2}+c^{2}=2(b^{2}+c^{2})-2bcCosA$

$\Leftrightarrow a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq 4bc-2bcCosA$

$\Leftrightarrow a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq 4bc-2bc(CosA+\sqrt{3}SinA)+2bc\sqrt{3}SinA$

$\Leftrightarrow a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq 2bc(2-CosA-\sqrt{3}CosA)+4\sqrt{3}S$ (S là d tích)

Áp dung bđt Bunhiacopxki ta có $(CosA+\sqrt{3}SinA)^{2}\leq (1+3)(CosA^{2}+SinA^{2})=4$

$\Rightarrow CosA+\sqrt{3}SinA\leq 2$

$\Rightarrow a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq 4\sqrt{3}S$

$\Rightarrow CotA+CotB+CotC\geq \sqrt{3}$

$\Rightarrow ĐPCM$

Một kết quả mạnh hơn : $a^2+b^2+c^2\geq 4\sqrt{3}S+(a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Rias Gremory: 28-02-2016 - 14:26


#4
CaptainCuong

CaptainCuong

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 212 Bài viết

ĐỀ BÀI

Câu $1$, 

$1$,

Cho $x=\sqrt[3]{2}+1$ . Không dùng máy tính cầm tay hãy tính giá trị của biểu thức $P=5x^5-15x^4+14x^3-12x^2-3x+2016$.

$2$,

Cho $a,b,c$ là các số nguyên dương sao cho $\frac{1}{a}+\frac{1}{b}=\frac{1}{c}$. Chứng minh rằng $a+b$ không thể là số nguyên tố.

Câu $2$,

$1$,

Giải phương trình : $3x^2+15x+22-(x^2+x+18)\sqrt{3x+1}=0$

$2$,

Giải hệ phương trình : $\left\{\begin{matrix} x^2+y^2+2x=1 \\ xy+y+2x+x^2=y^2 \end{matrix}\right.$

Câu $3$,

Cho $a,b,c$ là các số thực dương. Tìm GTNN của biểu thức : $P=\frac{1+a^3}{a+ab^2}+\frac{1+b^3}{1+bc^2}+\frac{1+c^3}{1+ca^2}$

Câu $4$ , 

Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$ có các đường cao $AE$ và $CF$ cắt nhau tại $H$ . Gọi $P$ là điểm thuộc cung nhỏ $BC$ ( $P$ khác $B,C$). $M,N$ lần lượt là hình chiếu của $P$ trên $AB,AC$. Chứng minh rằng : 

$1$, $CotA+CotB+CotC\geq \sqrt{3}$

$2$, $OB\perp EF$ và $\frac{BH}{BO}=2\frac{EF}{AC}$

$3$, Đường thẳng $MN$ đi qua trung điểm của đoạn thẳng $HP$

Câu $5$, 

$1$, Tìm các số tự nhiên $x,y$ thỏa mãn $3^x-y^3=1$

$2$, Cho tam giác $ABC$ nhọn có $\widehat{BAC}=60^0,BC=2\sqrt{3}cm$. Bên trong tam giác này cho $13$ điểm bất kỳ. Chứng minh rằng trong $13$ điểm ấy luôn tìm được $2$ điểm mà khoảng cách giữa chúng không lớn hơn $1cm$

$\frac{1}{a}+\frac{1}{b}=\frac{1}{c}\Leftrightarrow (a+b)c=ab$

Gỉa sử $a+b$ là số nguyên tố. Suy ra $a+b=ab$(vi $a+b>c)

$\Leftrightarrow (a-1)(b-1)=1$$\Leftrightarrow a=b=2$

  $a+b=4$. Vậy a+b ko thể là SNT



#5
anhtukhon1

anhtukhon1

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 480 Bài viết

1)

$2(x^{2}+x+18)+x^{2}+13x-14-(x^{2}+x+18)\sqrt{3x+1}=(x^{2}+x+18)(2-\sqrt{3x+1})+(x^{2}+14x-x-14)=(x^{2}+x+18)\frac{4-3x-1}{\sqrt{2}+\sqrt{3x+1}}+x(x+14)-(x+14)=(x^{2}+x+18)\frac{3-3x}{2+\sqrt{3x+1}}+(x-1)(x+14)=(x-1)(x+14-\frac{3(x^{2}+x+18)}{2+\sqrt{3x+1}})=0\Rightarrow ...$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi anhtukhon1: 28-02-2016 - 15:54


#6
minhrongcon2000

minhrongcon2000

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

Câu $5$, 

$1$, Tìm các số tự nhiên $x,y$ thỏa mãn $3^x-y^3=1$

$pt\Leftrightarrow 3^{x}=y^{3}+1=(y+1)(y^{2}-y+1)$

Đến đây thì dễ dàng rồi!


$\lim_{x \to \infty } Love =+\infty$


#7
quanganhthanhhoa

quanganhthanhhoa

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 34 Bài viết
 

$\frac{1}{a}+\frac{1}{b}=\frac{1}{c}\Leftrightarrow (a+b)c=ab$

Gỉa sử $a+b$ là số nguyên tố. Suy ra $a+b=ab$(vi $a+b>c)

$\Leftrightarrow (a-1)(b-1)=1$$\Leftrightarrow a=b=2$

  $a+b=4$. Vậy a+b ko thể là SNT

Đoạn này sai,từ $a+b$ là số nguyên tố nếu trừ khả năng $a+b=2$ ra thì $a+b$ lẻ do đó $a,b$ có 1 số chẵn và 1 số lẻ khi đó làm sao bạn có được $a+b=ab$ với 2 vế khác nhau về tính chẵn lẻ?

 



#8
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 Bài viết

ĐỀ BÀI

Câu $1$, 

$1$,

Cho $x=\sqrt[3]{2}+1$ . Không dùng máy tính cầm tay hãy tính giá trị của biểu thức $P=5x^5-15x^4+14x^3-12x^2-3x+2016$.

$2$,

Cho $a,b,c$ là các số nguyên dương sao cho $\frac{1}{a}+\frac{1}{b}=\frac{1}{c}$. Chứng minh rằng $a+b$ không thể là số nguyên tố.

Câu $2$,

$1$,

Giải phương trình : $3x^2+15x+22-(x^2+x+18)\sqrt{3x+1}=0$

$2$,

Giải hệ phương trình : $\left\{\begin{matrix} x^2+y^2+2x=1 \\ xy+y+2x+x^2=y^2 \end{matrix}\right.$

Câu $3$,

Cho $a,b,c$ là các số thực dương. Tìm GTNN của biểu thức : $P=\frac{1+a^3}{a+ab^2}+\frac{1+b^3}{1+bc^2}+\frac{1+c^3}{1+ca^2}$

$2$, Cho tam giác $ABC$ nhọn có $\widehat{BAC}=60^0,BC=2\sqrt{3}cm$. Bên trong tam giác này cho $13$ điểm bất kỳ. Chứng minh rằng trong $13$ điểm ấy luôn tìm được $2$ điểm mà khoảng cách giữa chúng không lớn hơn $1cm$

Câu 3:

Áp dụng AM-GM:$ab^{2}\leq \frac{a^{3}+b^3+b^3}{3}=\frac{a^{3}+2b^3}{3}\Rightarrow 1+ab^{2}\leq \frac{a^{3}+2b^3+3}{3}\Rightarrow \frac{1+a^3}{1+ab^2}\geq \frac{3(1+a^3)}{a^{3}+2b^3+3}$

Tương tự $P\geq \sum \frac{3(1+a^3)}{a^{3}+2b^3+3}$

Đặt $a^{3}=x;b^3=y;c^3=z(x,y,z>0)$,áp dụng Cauchy-Schwarz ta có

$\sum \frac{3(1+x)^{2}}{(x+2y+3)(x+1)}\geq \frac{3(x+y+z+3)^{2}}{(x+y+z)^{2}+6(x+y+z)+9}=\frac{3(x+y+z+3)^{2}}{(x+y+z+3)^{2}}=3$

Dấu ''='' xảy ra khi $x=y=z$ hay $a=b=c$



#9
nganha2001

nganha2001

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 73 Bài viết

ĐỀ BÀI

Câu $1$, 

$1$,

Cho $x=\sqrt[3]{2}+1$ . Không dùng máy tính cầm tay hãy tính giá trị của biểu thức $P=5x^5-15x^4+14x^3-12x^2-3x+2016$.

 

$x=\sqrt[3]{2}+1 \Leftrightarrow x-1=\sqrt[3]{2}$

$\Leftrightarrow \left ( x-1 \right )^{3}=2\Leftrightarrow x^{3}-3x^{2}+3x-1=2$

$\Leftrightarrow x^{3}-3x^{2}+3x-3=0$

$P=5x^{5}-15x^{4}+14x^{3}-12x^{2}-3x+2016$

$\Leftrightarrow P=\left ( x^{3}-3x^{2}+3x-3 \right )\left ( 5x^{2}-1 \right )+2013$

do $x^{3}-3x^{2}+3x-3=0$ $\Rightarrow P=2013$


                                                                                             


#10
ngochapid

ngochapid

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

1)

$2(x^{2}+x+18)+x^{2}+13x-14-(x^{2}+x+18)\sqrt{3x+1}=(x^{2}+x+18)(2-\sqrt{3x+1})+(x^{2}+14x-x-14)=(x^{2}+x+18)\frac{4-3x-1}{\sqrt{2}+\sqrt{3x+1}}+x(x+14)-(x+14)=(x^{2}+x+18)\frac{3-3x}{2+\sqrt{3x+1}}+(x-1)(x+14)=(x-1)(x+14-\frac{3(x^{2}+x+18)}{2+\sqrt{3x+1}})=0\Rightarrow ...$

bạn xử lý trường hợp hai như thế nào? lưu ý là không được sử dụng máy tính cầm tay

thật ra ở th2 vẫn có nghiệm là 1?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ngochapid: 28-02-2016 - 21:27


#11
Rias Gremory

Rias Gremory

    Del Name

  • Thành viên
  • 1384 Bài viết

1)

$2(x^{2}+x+18)+x^{2}+13x-14-(x^{2}+x+18)\sqrt{3x+1}=(x^{2}+x+18)(2-\sqrt{3x+1})+(x^{2}+14x-x-14)=(x^{2}+x+18)\frac{4-3x-1}{\sqrt{2}+\sqrt{3x+1}}+x(x+14)-(x+14)=(x^{2}+x+18)\frac{3-3x}{2+\sqrt{3x+1}}+(x-1)(x+14)=(x-1)(x+14-\frac{3(x^{2}+x+18)}{2+\sqrt{3x+1}})=0\Rightarrow ...$

Chắc bạn bị nhầm, bài này có nghiệm kép $1$ và nghiệm $\frac{8}{3}$ . Liên hợp 2 nghiệm $1$ và $\frac{8}{3}$ trước rồi giải quyết nghiệm $1$ còn lại , nó khá dễ so với việc liên hợp $3$ nghiệm , còn bài của bạn thì chưa hoàn chỉnh !



#12
anhtukhon1

anhtukhon1

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 480 Bài viết

Chắc bạn bị nhầm, bài này có nghiệm kép $1$ và nghiệm $\frac{8}{3}$ . Liên hợp 2 nghiệm $1$ và $\frac{8}{3}$ trước rồi giải quyết nghiệm $1$ còn lại , nó khá dễ so với việc liên hợp $3$ nghiệm , còn bài của bạn thì chưa hoàn chỉnh !

lúc ý em đi học vội quá :D

Em giải nốt :D

$(x+14)(\sqrt{3x+1}+2)=3(x^{2}+x+18)\Leftrightarrow (x+14)(\sqrt{3x+1}-2)=3x^{2}-x-2\Leftrightarrow (x+14)\frac{3x-3}{\sqrt{3x+1}+2}-(x-1)(3x+2)=0\Leftrightarrow (x-1)(\frac{3(x+14)}{\sqrt{3x+1}+2}-(3x+2))=0\Rightarrow ...\Rightarrow 3x+42=(3x+2)(\sqrt{3x+1}+2)\Leftrightarrow -12x+32=(3x+2)\frac{3x-8}{\sqrt{3x+1}+3}\Leftrightarrow (3x-8)\frac{3x+2}{\sqrt{3x+1}+3}+4$



#13
Rias Gremory

Rias Gremory

    Del Name

  • Thành viên
  • 1384 Bài viết

$2$,

Giải hệ phương trình : $\left\{\begin{matrix} x^2+y^2+2x=1 \\ xy+y+2x+x^2=y^2 \end{matrix}\right.$

$(1)-2.(2)$ ta được : 

$(y-x-1)(3y+x+1)=0$ 

 

Lề : Tìm được cái này nhanh chóng thì có một thủ thuật nhỏ :D , sẽ chia sẻ cái thủ thuật này trong time tới :D



#14
dreamcatcher170201

dreamcatcher170201

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 107 Bài viết

$(1)-2.(2)$ ta được : 

$(y-x-1)(3y+x+1)=0$ 

 

Lề : Tìm được cái này nhanh chóng thì có một thủ thuật nhỏ :D , sẽ chia sẻ cái thủ thuật này trong time tới :D

Bài này thự ra là người ta đổi x thành x+1 cho phương trình thêm rắc rối thôi.khi mình ặt x+1=a thì thì hệ sẽ thành hệ đẳng cấp bình thường.đơn giản mà



#15
vungocquanghuy2000

vungocquanghuy2000

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết

Quotes: mọi hệ bậc hai thuần túy như này có thể giải tại đây



#16
Rias Gremory

Rias Gremory

    Del Name

  • Thành viên
  • 1384 Bài viết

Bài này thự ra là người ta đổi x thành x+1 cho phương trình thêm rắc rối thôi.khi mình ặt x+1=a thì thì hệ sẽ thành hệ đẳng cấp bình thường.đơn giản mà

Thủ thuật không chỉ xoay quanh những dạng này bạn nhé :D 

 

Quotes: mọi hệ bậc hai thuần túy như này có thể giải tại đây

UCT thì hơi rắc rối và mất time một tí , nếu thi đại học thì nên tập trung vào câu bất hơn chút chút thời gian , nên nếu gặp hệ kiểu này , dùng thủ thuật nhỏ Casio thì sẽ tiện hơn !!



#17
ineX

ineX

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 353 Bài viết

Thủ thuật không chỉ xoay quanh những dạng này bạn nhé :D

 

UCT thì hơi rắc rối và mất time một tí , nếu thi đại học thì nên tập trung vào câu bất hơn chút chút thời gian , nên nếu gặp hệ kiểu này , dùng thủ thuật nhỏ Casio thì sẽ tiện hơn !!

thủ thuật là gì vậy, bạn có thể chia sẻ được không


"Tôi sinh ra là để thay đổi thế giới chứ không phải để thế giới thay đổi tôi" - Juliel

 

3cf67218ea144a6eb6caf571068071ff.1.gif


#18
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 Bài viết

 

$1$, Tìm các số tự nhiên $x,y$ thỏa mãn $3^x-y^3=1$

 

Mình sẽ giải trọn vẹn câu PTNN

Nhận xét 1: $y-2 \vdots 3 $

Ta có $x=v_3(y^3+1) = v_3(y+1) + v_3(3) = v_3(y+1)+1$

Do đó, ta có $3^x = y^3+1= (y+1)(y^2-y+1)$

Khi đó, ta có $y+1 = 3^a $, và $y^2-y+1=3^b $ với  $a+b=x $

Mà $v_3(y+1) =x-1 => y^2-y+1= 3=> y=2 $

Thử lại thõa

Do đó , $(x,y)=(2;3) $



#19
Rias Gremory

Rias Gremory

    Del Name

  • Thành viên
  • 1384 Bài viết

thủ thuật là gì vậy, bạn có thể chia sẻ được không

Hồi trưa mình đã soạn xong 1 mảng rồi , khi nào xong thì sẽ chia sẻ cho cả diễn đàn luôn !!



#20
NoEmotion

NoEmotion

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 90 Bài viết

ai làm được câu c hình chỉ mình với 






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh