Bài 11: Tính tổng các số nguyên dương có trong một chuỗi.
Ví dụ: abcAcb90sgsd3sdsdg12sdfsdfds : Tong: 105
fsđfSdgvfd : Sai! Nhap lai:
ĐÂY LÀ THUẬT TOÁN CỦA MK!!
Đã gửi 28-04-2016 - 21:19
Bài 11: Tính tổng các số nguyên dương có trong một chuỗi.
Ví dụ: abcAcb90sgsd3sdsdg12sdfsdfds : Tong: 105
fsđfSdgvfd : Sai! Nhap lai:
ĐÂY LÀ THUẬT TOÁN CỦA MK!!
_ _ _ nỗi bất hạnh làm ra con người_ _ _
+ _còn con người làm ra hạnh phúc_ +
Đã gửi 30-04-2016 - 00:48
Chỉ cần thêm một biến boolean kiểm tra tồn tại chữ số hay không thôi.
Đã gửi 30-04-2016 - 08:35
Bài 13: Dãy đối xứng.
Cho dãy số nguyên mỗi số có giá trị tuyệt đối không quá $10000$.
Hãy tìm dãy con đối xứng dài nhất trong dãy đã cho (dãy con là dãy các phần tử liên tiếp có 2 phần tử trở lên)
1 2 3 4 5 6 7
Bài 14: Số đẹp
Số đẹp tức là $N$ mà thêm hai số $a,b$ vào hai đầu thì giá trị của $N$ tăng lên $99$ lần, tức là: $\overline{aNb}=99N$.
Cho trước hai số $a,b$ hãy tìm số đẹp! ($0\leq a,b\leq 9$)
VD: 8 1 9
9 4 0
1 4 11236
Bài 15: Cho 1 dãy số nguyên. Hãy tìm dãy con có tổng lớn nhất có số phần tử nhập trước. (Tối ưu)
@perfect: Anh chỉ em cách test với chạy trên Turbo hay Free anh ơi! (Em không chuyên lắm )
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PlanBbyFESN: 30-04-2016 - 08:36
Đã gửi 30-04-2016 - 14:02
@perfect: Anh chỉ em cách test với chạy trên Turbo hay Free anh ơi! (Em không chuyên lắm
)
Test là sao? Thường thì người ta hay dùng file INP để cho dữ liệu vào, OUT để đọc dữ liệu ra. Thử với nhiều file INP khác nhau là được thôi (có cùng tên nhưng khác số liệu).
Đã gửi 30-04-2016 - 16:11
Test là sao? Thường thì người ta hay dùng file INP để cho dữ liệu vào, OUT để đọc dữ liệu ra. Thử với nhiều file INP khác nhau là được thôi (có cùng tên nhưng khác số liệu).
Ý em là cop chương trình của anh paste vào free hay tubor và sau đó làm thế nào nữa?
Đã gửi 30-04-2016 - 22:10
Ý em là cop chương trình của anh paste vào free hay tubor và sau đó làm thế nào nữa?
Pascal cho phép đọc chương trình từ file txt. Em chép code vào một file text (tạo rất dễ) rồi mở lên bằng pascal, sau đó lưu lại dưới dạng .pas xem.
Đã gửi 31-05-2016 - 11:02
bạn giúp mình chương trình lấy 10 chữ số thập phân sau dấu phẩy được không
Đã gửi 24-07-2016 - 21:34
Ai làm giúp với:
Cho dãy số nguyên $a1,a2,a3,...,an$ ( $n\leq 100$).
1, Xem xét trong dãy có k số dương đứng cạnh nhau không.
2, Tìm dãy con liên tiếp tăng, có tổng lớn nhất.
Hôm nay thi xong. Căn bản là mệt!!!
Đã gửi 15-08-2016 - 22:53
Số nguyên tố ghép
Xét dãy A các số nguyên tố 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19,...
và dãy B gồm các số thu được từ dãy A bằng cách ghép hai số liên tiếp trong A: 23, 57, 1113, 1719, ...
Trong dãy B có những phần tử là số nguyên tố. Chẳng hạn 23, 3137, 8389, 157163...
Các số nguyên tố trong dãy B gọi là số nguyên tố ghép.
Yêu cầu: Cho trước số nguyên dương K ≤ 500, hãy tìm số nguyên tố ghép thứ K.
Input
Output
2
3137
Đức HD Trần:
AK36 Trường THPT Quang Trung tỉnh Hải Dương
Đã gửi 16-08-2016 - 15:38
Số nguyên tố ghép
Xét dãy A các số nguyên tố 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19,...
và dãy B gồm các số thu được từ dãy A bằng cách ghép hai số liên tiếp trong A: 23, 57, 1113, 1719, ...
Trong dãy B có những phần tử là số nguyên tố. Chẳng hạn 23, 3137, 8389, 157163...
Các số nguyên tố trong dãy B gọi là số nguyên tố ghép.
Yêu cầu: Cho trước số nguyên dương K ≤ 500, hãy tìm số nguyên tố ghép thứ K.
Input
Output
2
3137
ai nghĩ hộ thuật toán bài này dc ko?Mk làm rồi nhưng k lớn thì chịuprogram wanted;uses crt;var a,i,j,k:longint;function ktra(x:longint):boolean;var i:longint;beginktra:=true;for i:=2 to trunc(sqrt(x)) doif x mod i=0 thenbeginktra:=false;exit;end;end;function ghepso(x1,x2:longint):longint;var s1,s2,s:string;a:longint;c:integer;beginstr(x1,s1);str(x2,s2);s:=s1+s2;val(s,a,c);ghepso:=a;end;beginclrscr;write('nhap k=');readln(k);j:=0;a:=2;i:=2;repeatbeginif ktra(i) then a:=i;inc(i);if (ktra(i)) and (ktra(ghepso(a,i))) theninc(j);end;until j=k;writeln('so nguyen to ghep thu k la:',ghepso(a,i));readlnend.
* Lỗi ở đây là do số nguyên tố ghép đó lớn hơn kiểu dữ liệu trong chương trình !
Có hai cách giải quyết:
- Nghĩ cách làm sao để sử dụng được kiểu dữ liệu lớn hơn để giải quyết vấn đề trên (vẫn sử dụng thuật toán cũ)
- Nghĩ một thuật toán mới, tối ưu hơn thuật toán cũ và sử dụng kiểu dữ liệu lớn hơn.
* Nếu bạn muốn người khác suy nghĩ, cải tiến theo hướng thuật toán của bạn thì ít nhất bạn cũng phải nói ý tưởng của mình. Chứ nhìn vào chương trình thì ai mà biết bạn đang làm gì ? có tác dụng gì ? ...vv
Bình tĩnh - Tự tin - Chiến thắng
Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn với rắc rối .
Cứ làm việc chăm chỉ trong im lặng - Hãy để thành công trở thành tiếng nói của bạn .
Đã gửi 18-08-2016 - 08:29
* Lỗi ở đây là do số nguyên tố ghép đó lớn hơn kiểu dữ liệu trong chương trình !
Có hai cách giải quyết:
- Nghĩ cách làm sao để sử dụng được kiểu dữ liệu lớn hơn để giải quyết vấn đề trên (vẫn sử dụng thuật toán cũ)
- Nghĩ một thuật toán mới, tối ưu hơn thuật toán cũ và sử dụng kiểu dữ liệu lớn hơn.
* Nếu bạn muốn người khác suy nghĩ, cải tiến theo hướng thuật toán của bạn thì ít nhất bạn cũng phải nói ý tưởng của mình. Chứ nhìn vào chương trình thì ai mà biết bạn đang làm gì ? có tác dụng gì ? ...vv
thì mình làm như bình thường :kiểm tra số nguyên tố rồi ghép với số nguyên tố trước nó xong kiểm tra số ghép có phải số nguyên tố không
nếu đúng thì tăng j,nếu j=k thì chương trình dừng
Đức HD Trần:
AK36 Trường THPT Quang Trung tỉnh Hải Dương
Đã gửi 02-01-2017 - 22:59
Bài 17:
Cho bảng A kích thước MxN (1< M <5000, 1< N <5000). Phần tử Aij (i = 1..M, j = 1..N) được gọi là phần tử đặc biệt nếu Aij là phần tử nhỏ nhất trong hàng của nó đồng thời là phần tử lớn nhất trong cột của nó. Hãy viết chương trình kiểm tra xem bảng A có phần tử đặc biệt hay không và phần tử đặc biệt đó có phải là số nguyên tố hay không.
Dữ liệu vào trong tập tin văn bản PTDB.inp gồm:
- Dòng 1: hai số M, N (1< M <5000, 1< N <5000).
- M dòng tiếp theo chứa các giá trị gồm N cột.
Kết quả xuất ra tập tin văn bản PTDB.out gồm:
- Dòng 1: Chứa chỉ số của các phần tử đặc biệt. - Dòng 2: Giá trị của các phần tử đặc biệt.
- Dòng 3: Kiểm tra tính chất số nguyên tố của phần tử đặc biệt.
Lưu ý: các số trên một dòng cách nhau bằng một khoảng trắng. Ví dụ:
PTDB.inp
4 3
5 13 10
3 14 16
11 17 14
2 40 23
PTDB.out
Chi so cac phan tu dac biet la: (3,1)
Cac phan tu dac biet co gia tri =11
Phan tu dac biet 11 la so nguyen to
PTDB.inp
5 5
15 3 9 2 10
55 14 16 10 5
76 17 14 10 4
12 4 23 3 3
5 14 56 13 5
PTDB.out
Khong co phan tu dac biet
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PlanBbyFESN: 29-01-2017 - 16:55
0 thành viên, 4 khách, 0 thành viên ẩn danh