Đến nội dung

Hình ảnh

Tuần 4 tháng 1/2016


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Thầy Hùng có đưa ra lời giải bài Tuần 3 tháng 1 tại Tuần 4 tháng 1 và kèm theo đó là bài toán mới. Xin trích dẫn lại bài toán mới:

 

Bài 23. Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp với $AC$ cắt $BD$ tại $E$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $EAD$ và $EBC$ cắt nhau tại $F$ khác $E$. Trung trực đoạn thẳng $DB, AC$ lần lượt cắt $FB,FA$ theo thứ tự tại $K,L$. Chứng minh rằng $KL$ chia đôi $AB$.

 

Screen Shot 2016-01-25 at 6.39.17 am.png


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#2
baopbc

baopbc

    Himura Kenshin

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 410 Bài viết

Thầy Hùng có đưa ra lời giải bài Tuần 3 tháng 1 tại Tuần 4 tháng 1 và kèm theo đó là bài toán mới. Xin trích dẫn lại bài toán mới:

 

Bài 23. Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp với $AC$ cắt $BD$ tại $E$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $EAD$ và $EBC$ cắt nhau tại $F$ khác $E$. Trung trực đoạn thẳng $DB, AC$ lần lượt cắt $FB,FA$ theo thứ tự tại $K,L$. Chứng minh rằng $KL$ chia đôi $AB$.

 

attachicon.gifScreen Shot 2016-01-25 at 6.39.17 am.png

Cách giải của em:

Trước tiên xin phát biểu không chứng minh một số bổ đề quen thuộc: Tứ giác toàn phần $ABCDEF$ có $I$ là giao điểm của $AC$ và $BD$; $M$ là điểm Miquel thì $M$ nằm trên $EF$ và $IM$ vuông góc với $EF$ khi và chỉ khi $ABCD$ nội tiếp.( Bổ đề có thể chứng minh bằng phương tích.

Trở lại bài toán: Gọi $Q$ là giao điểm của $AB$ và $CD$;$P$ là giao điểm của $AD$ và $BC$, theo định lý Brocard thì $OQ$ vuông góc với $PE$

Theo định lý về tâm đẳng phương thì $EF,AD,BC$ đồng quy tại $P$ nên $EF$ vuông góc $OQ$,theo bổ đề và sử dụng phương tích ta suy ra $OF$ vuông góc với$PE$ $(1)$

Từ $A$ kẻ đường thẳng vuông góc với $PE$ cắt trung trực $AC$ tại $X$; Từ $B$ kẻ đường thẳng vuông góc với $PE$ cắt trung trực $BD$ tại $Y$; ta chứng minh $AX=BY$. Điều này tương đương với chứng minh:$\frac{sin \angle PEA}{sin \angle PEB}=\frac{BD}{AC}$. Xét định lý Sin trong tam giác $PAE$ và $PBE$ ta thu được đpcm. $(2)$

Từ (1)(2) áp dụng định lý Thales và định lý Menelaus cho tam giác $MAL$ ta có đpcm.

P/s: Bài toán này có thể có hướng giải khác là chứng minh $PK$ đi qua trung điểm $AB$, rồi tương tự với $PL$ (tiếc là em chưa làm được)

Hình gửi kèm

  • bode. JPG.jpg
  • bai toan.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi baopbc: 25-01-2016 - 18:53


#3
baopbc

baopbc

    Himura Kenshin

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 410 Bài viết

Hình cho ý tưởng thứ 2:

 

Hình gửi kèm

  • HINH. JPG.jpg


#4
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 Bài viết

Cám ơn em đã đóng góp lời giải, bài này cũng có nhiều cách, cách giải của em mới và khác của thầy, hãy đón đọc đáp án thứ 2 tuần sau :)!



#5
baopbc

baopbc

    Himura Kenshin

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 410 Bài viết

Em xin nêu luôn bài toán tổng quát: Bài toán trên vẫn đúng khi tứ giác $ABCD$ không phải là tứ giác nội tiếp thậm chí khi tứ giác $ABCD$ không phải là tứ giác lồi:

Hình gửi kèm

  • TONGQUAT.jpg

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi baopbc: 25-01-2016 - 20:56


#6
vietanhpbc

vietanhpbc

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 28 Bài viết

Em xin nêu luôn bài toán tổng quát: Bài toán trên vẫn đúng khi tứ giác $ABCD$ không phải là tứ giác nội tiếp thậm chí khi tứ giác $ABCD$ không phải là tứ giác lồi:

mình cũng nghĩ thế, nhưng thử giải TH không nội tiếp khó quá , mãi mà chưa ra  :botay


Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi.

 

Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning.

 

ALBERT EINSTEIN

 


#7
baopbc

baopbc

    Himura Kenshin

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 410 Bài viết

Hình cho trường hợp tứ giác lồi:(P/s: Bài toán hay tuyệt :wub: )

 

Hình gửi kèm

  • TONGQUAT 2.jpg


#8
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 Bài viết

Ồ nếu đúng là đúng cho tứ giác bất kỳ thì là chuyện lạ, thầy tạo ra nó từ trường hợp góc vuông nên chỉ xét đến tứ giác nội tiếp, thầy đã không nghĩ tới tổng quát nó tiếp. Cám ơn em đã đóng góp một ý tưởng rất hay :)



#9
Belphegor Varia

Belphegor Varia

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Lời giải cho mở rộng của baopbc bằng lượng giác : 

$\frac{KF}{KB}=\frac{KF}{KD}=\frac{\sin \angle KDF}{\sin \angle KFD}=\frac{\sin (\angle FBD-\angle FDB)}{\sin (\angle FDB+FBD)}$
Tương tự
$\frac{LA}{LF}=\frac{\sin (\angle FCA-\angle FAC)}{\sin (\angle FCA +  \angle FAC)}$
 
$\Rightarrow \frac{LA}{LF}=\frac{KF}{KB}$
Nên áp dụng định lý Menelaus cho $\triangle AFB$ suy ra $KL$ đi qua trung điểm $AB$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Belphegor Varia: 25-01-2016 - 23:31

$ \textbf{NMQ}$

Wait a minute, You have enough time. Also tomorrow will come 

Just take off her or give me a ride 

Give me one day or one hour or just one minute for a short word 

 


#10
canhhoang30011999

canhhoang30011999

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 634 Bài viết

ban đầu mình chỉ giải chờ th nội tiếp nhưng không ngờ tổng quát được

Kẻ $CQ\perp EC,DP\perp BD$

tcó $\bigtriangleup AFC\sim \bigtriangleup DFB$

$\bigtriangleup DFP\sim \bigtriangleup QFC$

 nên $\Rightarrow \frac{FP}{FB}= \frac{FP}{FD}.\frac{FD}{FB}= \frac{FC}{FQ}.\frac{FA}{FC}= \frac{FA}{FQ}$

Nên AQ song song BP nên theo tính chất đtb ta có LK đi qua trung điểm BC 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi canhhoang30011999: 25-01-2016 - 23:43


#11
dogsteven

dogsteven

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1567 Bài viết

Gọi $M, N, P, Q$ lần lược là trung điểm $AC$, trung điểm $BD$, hình chiếu của $F$ trên $AC, BD$

Ta có $\Delta FBD\sim \Delta FAC$ và $FQ, FP$ tương ứng là các đường cao, $N, M$ tương ứng là các trung điểm nên $\dfrac{NQ}{NB}=\dfrac{PM}{MC}=\dfrac{PM}{AM}$ hay $\dfrac{KF}{FB}=\dfrac{LF}{LA}$. Áp dụng định lý Menelaus cho ta điều phải chứng minh.


Quyết tâm off dài dài cày hình, số, tổ, rời rạc.


#12
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 Bài viết

Cám ơn các em lời giải dùng kiến thức cấp 2 rất chuẩn. Các lời giải này ngắn gọn hơn lời giải của thầy cho bài gốc, tuy vậy tuần tới thầy vẫn sẽ trình bày lại lời giài của thầy trong file để các em cùng tham khảo.



#13
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 Bài viết

Mở rộng thêm một chút nữa thì có thể thay thế đường trung trực.

 

Cho tứ giác $ABCD$ và $P$ là điểm thuộc $AB$. $AC$ cắt $BD$ tại $E$. Đường tròn $(EAD),(EBC)$ cắt nhau tại $F$ khác $E$. Trên $CA,BD$ lấy các điểm $Q,R$ sao cho $PQ\parallel BC$ và $PR\parallel AD$. Trên $FB,FA$ lấy $S,T$ sao cho $RS\perp BD$ và $QT\perp AC$. Chứng minh rằng $P,S,T$ thẳng hàng.

 

Lời giải dùng đồng dạng tương tự như hai em đã làm.

Hình gửi kèm

  • Figure3587.png





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh