Đến nội dung

Hình ảnh

$P_{r}(x_{1}, x_{2}, \cdots x_{k})\mid P_{t}(x_{1}, x_{2}, \cdots , x_{k})$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết

Ta định nghĩa $P_{n}(x_{1}, x_{2}, \cdots , x_{k}) = \sum_{a_{1} + a_{2} + \cdots + a_{k} = n}x_{1}^{a_{1}}x_{2}^{a_{2}}\cdots x_{k}^{a_{k}}$ là một đa thức đối xứng bậc $n$
Chứng minh hoặc phản chứng lại, nếu $\binom{k + r - 1}{k - 1}\mid \binom{k + t - 1}{k - 1}$ thì $P_{r}(x_{1}, x_{2}, \cdots x_{k})\mid P_{t}(x_{1}, x_{2}, \cdots , x_{k})$
Chiều ngược lại có đúng không?

Nguồn


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ego: 27-04-2016 - 18:44


#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

Ta định nghĩa $P_{n}(x_{1}, x_{2}, \cdots , x_{k}) = \sum_{a_{1} + a_{2} + \cdots + a_{k} = n}x_{1}^{a_{1}}x_{2}^{a_{2}}\cdots x_{k}^{a_{k}}$ là một đa thức đối xứng bậc $n$
Chứng minh hoặc phản chứng lại, nếu $\binom{k + r - 1}{k - 1}\mid \binom{k + t - 1}{k - 1}$ thì $P_{r}(x_{1}, x_{2}, \cdots x_{k})\mid P_{t}(x_{1}, x_{2}, \cdots , x_{k})$
Chiều ngược lại có đúng không?

Nguồn

Chiều thuận sai. Đơn cử $k=2$ thì $\binom{k + r - 1}{k - 1}\mid \binom{k + t - 1}{k - 1} \Leftrightarrow r|t$. Lấy $r=2,t=4$

\[\begin{array}{l}
{P_r}\left( {{x_1},{x_2}} \right) = x_1^2 + {x_1}{x_2} + x_2^2\\
{P_t}\left( {{x_1},{x_2}} \right) = x_1^4 + x_1^3{x_2} + x_1^2x_2^2 + {x_1}x_2^3 + x_2^4 = {x_1}{x_2}\left( {x_1^2 + {x_1}{x_2} + x_2^2} \right) + x_1^4 + x_2^4\\
\dfrac{{{P_t}\left( {{x_1},{x_2}} \right)}}{{{P_r}\left( {{x_1},{x_2}} \right)}} = {x_1}{x_2} + \dfrac{{x_1^4 + x_2^4}}{{x_1^2 + {x_1}{x_2} + x_2^2}}
\end{array}\]

Đặt $t=\frac{x_2}{x_1}$, ta có \[\frac{{x_1^4 + x_2^4}}{{x_1^2 + {x_1}{x_2} + x_2^2}} = x_1^2\frac{{{t^4} + 1}}{{{t^2} + t + 1}} = x_1^2\left( {{t^2} - t + \frac{{t + 1}}{{{t^2} + t + 1}}} \right) = x_2^2 - {x_2}{x_1} + \frac{{{x_1} + {x_2}}}{{x_1^2 + {x_1}{x_2} + x_2^2}}\]

Vậy $\frac{{x_1^4 + x_2^4}}{{x_1^2 + {x_1}{x_2} + x_2^2}}$ không là đa thức nên bài toán không thỏa mãn.

 

Chiều ngược lại có vẻ mơ hồ.


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết

Chiều thuận sai. Đơn cử $k=2$ thì $\binom{k + r - 1}{k - 1}\mid \binom{k + t - 1}{k - 1} \Leftrightarrow r|t$. Lấy $r=2,t=4$

Hình như chỗ này chưa đúng. Với $k = 2, r = 2, t = 4$ thì $\binom{k + r - 1}{k - 1} = \binom{3}{1} = 3$ và $\binom{k + t - 1}{k - 1} = \binom{5}{1} = 5$. Khi đó $3\nmid 5$. Em nghĩ cái này đúng hơn:
$\binom{k + r - 1}{k - 1}\mid \binom{k + t - 1}{k - 1} \Leftrightarrow r + 1|t + 1$
Bài này em vô tình phát hiện, ý phát biểu là nếu số số hạng của một đa thức đối xứng này chia hết cho số số hạng của một đa thức đối xứng kia thì đa thức này chia hết cho đa thức kia.






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh