Đến nội dung

Hình ảnh

Alain Connes - tiếng Anh

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Đây là nội dung bài phỏng vấn của Alain Connes. Alain Connes đưa ra những nhận xét rất khiêu khích và cụ thể, chứ không ngại, tránh điều này điều kia mà nói chung chung kiểu bí thư Đoàn hô khẩu hiệu như nhiều vị khác. Nói chung là thú vị.

http://www.ipm.ac.ir...s-interview.pdf

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 26-07-2011 - 00:09

Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#2
Nameless

Nameless

    Ninja

  • Thành viên
  • 78 Bài viết
Ở mình thì chỉ có nói thầm với hiểu ngầm thôi anh ạ :D . Anh có biết chỗ nào có mấy bài viết của mấy vị lừng lẫy này không ạ ? Em khoái đọc mấy cái này lắm :B)

#3
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
bài viết rất thú, giờ thì hiểu tại sao M. Rieffel cứ bắt mình đọc cái paper về phân thớ véc tơ trên noncom tori.
PhDvn.org

#4
nihaoa

nihaoa

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Ngân hàng diễn văn:
http://www.americanr.../speechbank.htm
Có quá trời luôn

#5
Lim

Lim

    Quét rác đêm

  • Hiệp sỹ
  • 858 Bài viết
Mình thấy bài phỏng vấn này có thể chia làm 3 phần :
1. Quan điểm của Alain Connes về String Theory
2. So sánh môi trường nghiên cứu của Pháp ( đại diện cho Châu Âu) với Mỹ, và Liên Xô cũ, ( một phần nhỏ nói về trường đại học Teheran, Iran)
3. Quá trình Alain Connes ở Pháp

Đã có ai dịch bài nói chuyện này chưa ?

Nếu chưa thì chia nhau ra dịch cũng hay, mình nhận phần đầu, ( 17/45 trang đầu ).

#6
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Mình nghĩ những bài như thế này có khó khăn gì đâu mà dịch- ngôn ngữ Connes dùng nói chung là ngôn ngữ tiếng Anh nói thông thường, không có dùng từ ngữ văn hoa, cao cấp gì như trong cuốn "Noncommutative Geometry" của ông ấy. Nói chung đọc những bài này cũng là cách tốt để tạo thói quen đọc tiếng Anh cho các bạn ngại học ngoại ngữ kiểu vẹt (đi học ngoài trung tâm chẳng hạn) mà.

Hôm kia khi tìm được bài này trên mạng, mình đọc thử thì thấy cách nhìn mọi thứ của Connes (về String theory, môi trường nghiên cứu Mỹ- Châu Âu, về tiền bạc, về điểm mạnh yếu riêng của con người, ...) giống mình quá (hay nói ngược lại là quan điểm của mình giống ông ấy thì khiêm tốn hơn) cho nên đưa lên đây cho các bạn đọc chơi. Nhớ lại ngày trước khi mình lần đầu nghe đến cái tên Noncommutative Geometry mình đã cảm thấy khá ấn tượng, nên tìm hiểu thêm một chút. Đến lúc biết nó được gọi là dạng hình học mới "phi hình học", hay là môn hình học "lần thứ 2 giết chết hình học" (lần thứ nhất là sau khi Descartes phát minh ra trục tọa độ- biến mọi thứ đo đạc tính toán hình học về đại số và giải tích) thì đột nhiên mình cảm thấy sợ hãi và thán phục Connes. Sợ hãi là vì mình vốn thích hình học, không muốn Intuition hình học bị biến mất trong thế giới toán học, nhưng lại có cảm giác rằng hình bất giao hoán của Connes thực sự là tương lai của hình học- tức cũng là tương lai của vật lý. Sau đó biết thêm rằng những quan điểm về Metric (khoảng cách) của String theory và thế giới Planck-Heisenberg phù hợp với hình bất giao hoán (ví dụ 2 đường tròn bán kính R và 1/R là bằng nhau) nên có thể dùng hình bất giao hoán để nghiên cứu được (thực ra motivation của Connes khi phát triển NCG cũng chính là do thế giới Planck-Heisenberg) , cộng với tin thông qua NCG Connes tiến tới khá gần việc giải quyết Riemannian Hypothesis thì mình nghĩ là quả thật tương lai của vật lý và hình học chính là hình học bất giao hoán.

Tiếc là mình dốt với lại không có kiến thức về mảng hình bất giao hoán (do ở Berlin đây không có người nào dạy), chứ nếu không nhất định phải khăn gói quả mướp theo ông Connes. :lol:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Polytopie: 29-05-2006 - 00:06

Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#7
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
Phỏng dịch bài phỏng vấn Connes (dành cho những bạn không đọc được tiếng Anh):

1) Khuynh hướng chính của toán học thế kỉ 21 là gì?
Toán học hấp dẫn vì không ai đóan được nó sẽ phát triển như thế nào. Thật là ngu ngốc khi dự đoán điều này.

2) Toán sinh học và tin học thống trị thế kỉ 21?
Hai ngành này thu được nhiều tiền đầu tư, nhưng tiền không có nghĩa gì trong nghiên cứu toán học.

3) Tin học giúp nhiều cho nghiên cứu toán học?
Vâng. Có lần tôi phải tính một tổng của 1440 tích phân, và máy tính đã giúp tôi rút gọn thành một công thức đẹp.

4) Máy tính lượng tử có thành hiện thực không?
Chúng ta hãy chờ mà xem.

5) Ông nghĩ gì về lý thuyết dây?
Nó đẹp về mặt toán học. Tôi nghĩ có khoảng 2000 người làm về lý thuyết dây. Những nhà lý thuyết dây vừa là những chuyên gia về vật lý, vừa là những nhà toán học suy nghĩ về những vấn đề rất original. Không nhà toán học nào có thể làm việc giống như họ.
Tuy nhiên việc các phương tiện đại chúng ca ngợi lý thuyết dây như là lý thuyết duy nhất và đúng đắn là một điều sai lầm. Nó làm cho các nhà vật lý trẻ không còn tự do suy nghĩ và sáng tạo. Trong khi chẳng có bằng chứng gì chứng tỏ là lý thuyết dây đúng đắn. Điều tôi nghi ngờ nhất về lý thuyết dây là giả thuyết về sự siêu đối xứng của vũ trụ.

6) Ông đề nghị các nhà vật lý nên tìm hiểu gì trong NCG(=non commutative geometry: Hình học không giao hoán)?
Tôi gợi ý phần liên quan đến cyclic cohomology và local index fomula.

7) Ông nghĩ gì về chỉ số trích dẫn của các bài báo toán học?
Tôi nghĩ chỉ số trích dẫn là rất kì lạ. Nó là vô nghĩa. Vì những bài báo rất khó thì hiển nhiên ít người có thể đọc và hiểu được.

8) Ông có nghĩ NCG đã được thiết lập vững chắc trong toán học?
Vâng, NCG đã giao tiếp với những nhánh như đại số, giải tích và hình học. Cửa ngõ khó khăn nhất để băng qua hiện nay là lý thuyết số.
NCG hiện nay được thiết lập rất tốt ở châu Âu, Ấn Độ, Úc...Ở Mỹ thì nó tập trung rất mạnh ở một vài nơi cô lập như Berkeley, Colombia, Penn-State, Vanderbilt...nhưng vẫn chưa có trong tất cả những trường hàng đầu.

9) Ông có lạc quan về tương lai của NCG?
Tôi nghĩ nó sẽ tồn tại vì giá trị của riêng nó chứ không vì xu thế xã hội...

10) Tôi nghe nói ông là một tượng đài của NCG?
Đùng có tin mù quáng vào một người. Tôi không muốn một người xếp hạng, ra luật lệ cho những người khác. Tôi kể cho bạn nghe một chuyện:
Năm 1996 tôi đến giảng ở Chicago và một nhà vật lý danh tiếng không thèm đi nghe. Hai năm sau tôi giảng cùng bài giảng tại Phòng thí nghiệm Rutherford gần Oxford. Nhà vật lý đến nghe và khen nức nở. Vì ông ta nghe người ta nói rằng Witten đọc sách của tôi trong thư viện Harvard.
Tôi muốn tự do. Tôi yêu thích sự phê bình.

11) Ông nghĩ gì về 7 bài toán thiên iên kỉ của viện Clay?
Điều tốt là nó làm cho công chúng chú ý đến Toán học. Điều xấu là nó khiến các nhà toán học trở nên ích kỉ. Khi bạn giải gần ra, bạn sẽ không công bố cho mọi người biết.
(Lời bàn người dịch: Chuyện 2 nhà toán học Trung Quốc vừa rồi là một thí dụ điển hình).
Tôi thấy giả thuyết Riemman là thích hợp, bài toán Navier-Stock thì quá cụ thể, trong khi phương trình Yang-Mills ngay cả phát biểu của nó cũng là khó khăn để hiểu cho những người không chuyên.

12) Nghe nói ông đã được Harvard mời nhưng đã từ chối?
Đó là vào những năm 80. Tôi thích nền toán học châu Âu hơn nền toán học Mỹ. Nhưng lý do thật sự là trước đó 6 tháng tôi đã nhận lời đến College de France.

13) Hệ thống châu Âu thích hợp cho những tài năng nhưng không thích hợp cho những người kém hơn?
Ở Pháp chúng tôi có một nơi tuyệt vời là CNRS. Nếu bạn được nhận vào đó thì bạn sẽ không phải lo lắng gì suốt cả cuộc đời còn lại, bạn chỉ phải làm toán thôi. Dĩ nhiên là bạn phải có tài, bạn được thử thách rất kĩ lưỡng trước khi được nhận. Còn nếu bạn không được nhận thì bạn có thể đi dạy ở các trường đại học.
Tôi ngưỡng mộ nhất là hệ thống Soviet với những viện lớn như Steklov, Landau. Nếu Soviet không sụp đổ thì không có hệ thống nào hơn được họ. Những người trẻ tài năng trong những viện đó không cần bận tâm về tiền bạc, họ chỉ bàn về toán , chỉ làm toán thôi.
Hệ thống Hoa Kì thành công chủ yếu vì nó thu hút được những tài năng ngoại quốc. Chính sách 1 năm phải xuất bản n bài báo chỉ đào tạo ra những nhà kĩ thuật bậc thầy, chứ không phải những nhà toán học tài năng. Andrei Weil từng nói: "Khi tôi gặp sự cố về điện tôi mời thợ điện, khi tôi thắc mắc về những đường cong elliptic tôi mời một chuyên gia đến giảng cho tôi."
Theo quan điểm của tôi, hệ thống Mỹ không khuyến khích những tài năng có suy nghĩ độc lập. Bạn muốn được nhận, bạn phải được những chuyên gia trong những ngành đang thịnh hành ở Mỹ giới thiệu. Vậy là những ngành không thịnh hành sẽ ít được các nhà toán học trẻ chú ý đến.

14) Ông chọn những bài toán nghiên cứu như thế nào?
Tôi quên những bài toán mình đã từng làm. Nhưng những bài toán tôi quan tâm thì tôi kiên nhẫn theo đuổi. Trong toán học không phải thông minh hay nhanh nhạy hơn là tốt. Điều quan trọng nhất là kiên trì.

15) Ông có thần tượng nào trong toán học?
Mỗi người là duy nhất và đều là anh hùng trong một mặt nào đó. Vấn đề quan trọng nhất trong toán học là kiên nhẫn và tập trung nhiều công sức nghiên cứu.

16) Vậy ai là người ông ngưỡng mộ?
Galois. Ông có một cá tính mạnh mẽ để tiếp tục làm việc trong những hoàn cảnh bi đát và đen tối. Hầu hết các nhà toán học không được như Galois.

17) Ông có hồi ức đẹp về Ecole Normale?
Tôi đến từ Marseille sau khi đã trải qua hai năm dự bị chán ngấy. Khi đến Ecole Normale tôi được nghỉ một năm, vui thú và thảo luận toán học với những sinh viên khác. Thời gian này không phải rảnh mà là tự do và tôi có được sự yên lặng cho riêng tôi.

Sau năm đó tôi bắt đầu nghiên cứu của riêng mình.

Chúng tôi thường hay thảo luận và thách nhau những bài toán. Những bài toán này không phải là những câu đố, mà đòi hỏi nhiều suy nghĩ. Chúng tôi có đủ thời gian. Chúng tôi chẳng quan tâm gì về sự nghiệp tương lai. Chỉ thuần túy suy nghĩ về toán học.

Tôi ở Ecole 4 năm.

18) Bài toán nghiên cứu đầu tiên?
Định vị các nghiệm của phương trình đa thức trong mặt phẳng phức. Tôi đã tìm ra một khái niệm về sắp thự tự riêng phần trong mặt phẳng phức. Sau đó tôi chuyển nhanh chóng sang đại số Von Neumann. Lúc đó tôi cứ nghĩ là mình đang nghiên cứu những phần trung tâm của toán học. Nhưng khi tôi đến IHES năm 1976 thì tôi mới biết mình sai lầm.

19) Ông có đến IHES trong thời kì của Grothendieck?
Hầu như không. Vì những người ở đó quá kiêu ngạo. Sau này tôi có đọc cuốn sách của Grothendieck và hiểu rằng ông là người tốt. Tôi tiếc lúc đó đã không đến IHES.

20) Ông có tham gia nhóm Bourbaki?
Có, nhưng chỉ 1 năm. Thứ nhất vì họ đã có trong tay đến 500 bản thảo, mỗi bản thảo 200 trang, đủ in trong 20 năm. Như thế viết thêm nữa chỉ tốn công vô ích. Thứ hai tôi thấy nhóm này thích thú sự thô lỗ: một người có thể rời khỏi nhóm mà không cần thông báo.
Dù sao thì họ cũng làm một số điều tuyệt. Chẳng hạn những cuốn sách về đại số và nhóm Lie. Còn sách về tích phân của họ là một thứ khủng khiếp.
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh