Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi vào THPT Chuyên tỉnh Nam Định năm học 2016-2017


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 25 trả lời

#1
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN

            NAM ĐỊNH                                                               Năm học 2016 - 2017

      ĐỀ CHÍNH THỨC                                                           Môn: TOÁN (chung)

                                                                                       Thời gian làm bài: 120 phút

 

 

Bài 1:   1) Tìm ĐKXĐ của $A=\sqrt{x-1}+\frac{2}{3-x}$

            2) Tính giá trị của $B=\sqrt{x^{2}-6x+9}$ với $3-\sqrt{3}$

            3) Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp hình vuông ABCD biết AB = 5cm

            4) Tìm các tọa độ giao điểm của đường thẳng $y=-x+2$ và parabol $y=x^{2}$

Bài 2: Cho biểu thức $P=\frac{3(x+2\sqrt{x})}{x+\sqrt{x}-2}-\frac{\sqrt{x}+2}{\sqrt{x}-1}-\frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}+2}$ với $x\geq 0;x\neq 1$

            a) Chứng minh rằng $P=\frac{\sqrt{x}+3}{\sqrt{x}+2}$

            b) Chứng minh rằng nếu $x\geq 0;x\neq 1$ thì $P\leq \frac{3}{2}$

Bài 3:   1) Cho phương trình $x^{2}-(m+1)x+2m-2=0$ với m là tham số

            a) Tìm m để phương trình có 2 nghiệm phân biệt x1; x2 thỏa mãn $x_{1}^{2}+x_{2}^{2}=4+x_{1}x_{2}$

            b) Tìm m để phương trình có nghiệm lớn hơn 2

            2) Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} 2x^{2}-y^{2}-xy+x-y=0 & \\ \sqrt{2x+y-2}+2-2x=0 & \end{matrix}\right.$

Bài 4: Cho hình chữ nhật ABCD, kẻ AH vuông góc với BD tại H và HE, HF lần lượt vuông góc với AB, AD tại E và F. Gọi K, M lần lượt là trung điểm của HD, BC và I là giao điểm của AH với EF

            a) Chứng minh rằng I là trực tâm của tam giác ABK

            b) Chứng minh rằng tứ giác ABMK nội tiếp

            c) Chứng minh rằng $AH^{3}=BE.BD.DF$

Bài 5: Cho x, y, z > 0 và xy + yz + zx = 1.

           Tìm GTNN của $P=\frac{1}{4x^{2}-yz+2}+\frac{1}{4y^{2}-zx+2}+\frac{1}{4z^{2}-xy+2}$



#2
leanh9adst

leanh9adst

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết
Thầy ơi còn đề chuyên nữa ạ

Mặt trời mọc rồi lặn,mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời!


#3
toanthcs2302

toanthcs2302

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết

Thầy ơi còn đề chuyên nữa ạ

Có đề chuyên rồi ạ. Nhờ bạn gửi lên giùm với



#4
leanh9adst

leanh9adst

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết
Nhưng mà mình dùng điện thoại k bít gửi

Mặt trời mọc rồi lặn,mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời!


#5
happyfree

happyfree

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 123 Bài viết

Nhưng mà mình dùng điện thoại k bít gửi

chụp ảnh cái đề lên



#6
happyfree

happyfree

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 123 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN

            NAM ĐỊNH                                                               Năm học 2016 - 2017

      ĐỀ CHÍNH THỨC                                                           Môn: TOÁN (chung)

                                                                                       Thời gian làm bài: 120 phút

 

 

Bài 1:   1) Tìm ĐKXĐ của $A=\sqrt{x-1}+\frac{2}{3-x}$

            2) Tính giá trị của $B=\sqrt{x^{2}-6x+9}$ với $3-\sqrt{3}$

            3) Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp hình vuông ABCD biết AB = 5cm

            4) Tìm các tọa độ giao điểm của đường thẳng $y=-x+2$ và parabol $y=x^{2}$

Bài 2: Cho biểu thức $P=\frac{3(x+2\sqrt{x})}{x+\sqrt{x}-2}-\frac{\sqrt{x}+2}{\sqrt{x}-1}-\frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}+2}$ với $x\geq 0;x\neq 1$

            a) Chứng minh rằng $P=\frac{\sqrt{x}+3}{\sqrt{x}+2}$

            b) Chứng minh rằng nếu $x\geq 0;x\neq 1$ thì $P\leq \frac{3}{2}$

Bài 3:   1) Cho phương trình $x^{2}-(m+1)x+2m-2=0$ với m là tham số

            a) Tìm m để phương trình có 2 nghiệm phân biệt x1; x2 thỏa mãn $x_{1}^{2}+x_{2}^{2}=4+x_{1}x_{2}$

            b) Tìm m để phương trình có nghiệm lớn hơn 2

            2) Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} 2x^{2}-y^{2}-xy+x-y=0 & \\ \sqrt{2x+y-2}+2-2x=0 & \end{matrix}\right.$

Bài 4: Cho hình chữ nhật ABCD, kẻ AH vuông góc với BD tại H và HE, HF lần lượt vuông góc với AB, AD tại E và F. Gọi K, M lần lượt là trung điểm của HD, BC và I là giao điểm của AH với EF

            a) Chứng minh rằng I là trực tâm của tam giác ABK

            b) Chứng minh rằng tứ giác ABMK nội tiếp

            c) Chứng minh rằng $AH^{3}=BE.BD.DF$

Bài 5: Cho x, y, z > 0 và xy + yz + zx = 1.

           Tìm GTNN của $P=\frac{1}{4x^{2}-yz+2}+\frac{1}{4y^{2}-zx+2}+\frac{1}{4z^{2}-xy+2}$

 

Bài 5:

Đặt $xy=a; yz=b;zx=c$ khi đó $a+b+c=1$

$x^2=\frac{ac}{b};y^2=\frac{ab}{c};z^2=\frac{bc}{a}$

Khi đó $P=\sum \frac{1}{\frac{4ac}{b}-b+2}=\sum \frac{1}{\frac{4ac}{b}-b+2(a+b+c)}=\sum \frac{1}{\frac{4ac}{b}+2a+b+2c}=\sum \frac{b}{4ac+2ab+b^2+2bc}$

$P=\sum \frac{b}{(2a+b)(2c+b)} \geq \sum \frac{4b}{(2a+2b+2c)^2}=\sum \frac{b}{(a+b+c)^2}=1$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi happyfree: 05-06-2016 - 08:40


#7
leanh9adst

leanh9adst

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết
Có cách k đặt ẩn phụ cơ

Mặt trời mọc rồi lặn,mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời!


#8
dat9adst20152016

dat9adst20152016

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 174 Bài viết

ĐỀ CHUYÊN ĐÂY


     Ví như dòng sông nào cũng bắt nguồn từ những con suối nhỏ, mỗi bài toán dù khó đến đâu cũng có nguồn gốc từ những bài toán đơn giản, có khi rất quen thuộc đối với chúng ta.
                                              -G. Polya-


#9
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Em cứ tưởng đề này : 
1_109426.jpg



#10
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Câu 5a : $a=x-y,b=x-z$ 
Ta có $VT=a^2+b^2+\frac{1}{(a-b)^2}=(a-b)^2+\frac{1}{(a-b)^2}+2ab \ge 2+2=4$ 



#11
happyfree

happyfree

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 123 Bài viết

Em cứ tưởng đề này : 
1_109426.jpg

Câu 5 :

$\frac{2+2a}{1+2a}+\frac{1-4b}{1+4b}=\frac{1}{1+2a}+\frac{2}{1+4b}=\frac{2}{2+4a}+\frac{2}{1+4b}=2(\frac{1}{2+4a}+\frac{1}{1+4b}) \geq 2.\frac {4}{3+4(a+b)} \geq \frac{8}{15}$



#12
toanthcs2302

toanthcs2302

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết

ĐỀ CHUYÊN ĐÂY

đánh ra cho rõ bạn ơi, mờ quá



#13
the unknown

the unknown

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

Đánh đề để các bạn dễ theo dõi:

 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Năm học: 2016-2017

Môn thi: Toán (chuyên)

Câu 1: (2,0 điểm)

    a) Đơn giản biểu thức $\sqrt{x+2+2\sqrt{x+1}}-\sqrt{x+2-2\sqrt{x+1}}$ với $x>0$.

    b) Cho $a,b,c$ là các số thực thỏa mãn điều kiện $a+b+c=6$; $\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a}=\frac{47}{60}$. Tính giá trị biểu thức: $\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}$.

Câu 2: (2,0 điểm)

    a) Giải phương trình: $\sqrt{2x^2+3x+1}+\sqrt{1-3x}=2\sqrt{x^2+1}$.

    b) Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} x^2+3y^2-3x-1=0\\ x^2-y^2-x-4y+5=0\\ \end{matrix}\right.$

Câu 3: (3,0 điểm)

    Cho tam giác $ABC$ có ba góc nhọn, nội tiếp đường tròn $(O)$. Các đường cao $AK,BM,CN$ của tam giác $ABC$ cắt nhau tại $H$.

    a) Chứng minh: $\widehat{NKH}=\widehat{MKH}$.

    b) Đường thẳng $MN$ cắt đường tròn $(O)$ tại hai điểm $I,J$. Chứng minh $AO$ đi qua trung điểm của $IJ$.

    c) Gọi $P$ là trung điểm $BC$, diện tích tứ giác $AMHN$ là $S$. Chứng minh $2OP^2>S$.

Câu 4: (1,5 điểm)

    a) Chứng minh rằng tồn tại vô hạn bộ ba số nguyên $(x,y,z)$ thỏa mãn $xyz\neq 0$ và $x^5+8y^3+7z^2=0$.

    b) Tìm tất cả các số nguyên không âm $a,b,c$ thỏa mãn $(a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2=6abc$ và $a+b+c+1\mid a^3+b^3+c^3+1$.

Câu 5: (1,5 điểm)

    a) Cho $x,y,z$ là các số thực thỏa mãn $(x-y)(x-z)=1$ và $y\neq z$. Chứng minh:

$\frac{1}{(x-y)^2}+\frac{1}{(y-z)^2}+\frac{1}{(z-x)^2}\geq 4$.

    b) Trên bảng ban đầu ghi số $2$ và số $4$. Ta thực hiện cách viết thêm các số lên bảng như sau: nếu trên bảng đã có hai số, giả sử là $a,b$,$a\neq b$, ta viết thêm lên bảng số có giá trị là $a+b+ab$. Hỏi với cách thực hiện như vậy có thể xuất hiện số $2016$ được không? Giải thích.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi the unknown: 06-06-2016 - 11:38

$\texttt{If you don't know where you are going, any road will get you there}$


#14
happyfree

happyfree

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 123 Bài viết

Đánh đề để các bạn dễ theo dõi:

 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Năm học: 2016-2017

Môn thi: Toán (chuyên)

Câu 1: (2,0 điểm)

    a) Đơn giản biểu thức $\sqrt{x+2+2\sqrt{x+1}}-\sqrt{x+2-2\sqrt{x+1}}$ với $x>0$.

    b) Cho $a,b,c$ là các số thực thỏa mãn điều kiện $a+b+c=0$; $\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a}=\frac{47}{60}$. Tính giá trị biểu thức: $\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}$.

Câu 2: (2,0 điểm)

    a) Giải phương trình: $\sqrt{2x^2+3x+1}+\sqrt{1-3x}=2\sqrt{x^2+1}$.

    b) Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} x^2+3y^2-3x-1=0\\ x^2-y^2-x-4y+5=0\\ \end{matrix}\right.$

Câu 3: (3,0 điểm)

    Cho tam giác $ABC$ có ba góc nhọn, nội tiếp đường tròn $(O)$. Các đường cao $AK,BM,CN$ của tam giác $ABC$ cắt nhau tại $H$.

    a) Chứng minh: $\widehat{NKH}=\widehat{MKH}$.

    b) Đường thẳng $MN$ cắt đường tròn $(O)$ tại hai điểm $I,J$. Chứng minh $AO$ đi qua trung điểm của $IJ$.

    c) Gọi $P$ là trung điểm $BC$, diện tích tứ giác $AMHN$ là $S$. Chứng minh $2OP^2>S$.

Câu 4: (1,5 điểm)

    a) Chứng minh rằng tồn tại vô hạn bộ ba số nguyên $(x,y,z)$ thỏa mãn $xyz\neq 0$ và $x^3+8y^3+z^3=0$.

    b) Tìm tất cả các số nguyên không âm $a,b,c$ thỏa mãn $(a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2=6abc$ và $a+b+c+1\mid a^2+b^2+c^2+1$.

Câu 5: (1,5 điểm)

    a) Cho $x,y,z$ là các số thực thỏa mãn $(x-y)(x-z)=1$ và $y\neq z$. Chứng minh:

$\frac{1}{(x-y)^2}+\frac{1}{(y-z)^2}+\frac{1}{(z-x)^2}\geq 4$.

    b) Trên bảng ban đầu ghi số $2$ và số $4$. Ta thực hiện cách viết thêm các số lên bảng như sau: nếu trên bảng đã có hai số, giả sử là $a,b$,$a\neq b$, ta viết thêm lên bảng số có giá trị là $a+b+ab$. Hỏi với cách thực hiện như vậy có thể xuất hiện số $2016$ được không? Giải thích.

Câu 4 ý a bạn gõ sai đề rồi

a) Chứng minh rằng tồn tại vô hạn bộ ba số nguyên $(x,y,z)$ thỏa mãn $xyz\neq 0$ và $x^5+8y^3+7z^2=0$



#15
minhrongcon2000

minhrongcon2000

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

Đánh đề để các bạn dễ theo dõi:

 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Năm học: 2016-2017

Môn thi: Toán (chuyên)

Câu 1: (2,0 điểm)
    a) Đơn giản biểu thức $\sqrt{x+2+2\sqrt{x+1}}-\sqrt{x+2-2\sqrt{x+1}}$ với $x>0$.
    b) Cho $a,b,c$ là các số thực thỏa mãn điều kiện $a+b+c=0$; $\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a}=\frac{47}{60}$. Tính giá trị biểu thức: $\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}$.
Câu 2: (2,0 điểm)
    a) Giải phương trình: $\sqrt{2x^2+3x+1}+\sqrt{1-3x}=2\sqrt{x^2+1}$.
    b) Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} x^2+3y^2-3x-1=0\\ x^2-y^2-x-4y+5=0\\ \end{matrix}\right.$
Câu 3: (3,0 điểm)
    Cho tam giác $ABC$ có ba góc nhọn, nội tiếp đường tròn $(O)$. Các đường cao $AK,BM,CN$ của tam giác $ABC$ cắt nhau tại $H$.
    a) Chứng minh: $\widehat{NKH}=\widehat{MKH}$.
    b) Đường thẳng $MN$ cắt đường tròn $(O)$ tại hai điểm $I,J$. Chứng minh $AO$ đi qua trung điểm của $IJ$.
    c) Gọi $P$ là trung điểm $BC$, diện tích tứ giác $AMHN$ là $S$. Chứng minh $2OP^2>S$.
Câu 4: (1,5 điểm)
    a) Chứng minh rằng tồn tại vô hạn bộ ba số nguyên $(x,y,z)$ thỏa mãn $xyz\neq 0$ và $x^3+8y^3+z^3=0$.
    b) Tìm tất cả các số nguyên không âm $a,b,c$ thỏa mãn $(a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2=6abc$ và $a+b+c+1\mid a^2+b^2+c^2+1$.
Câu 5: (1,5 điểm)
    a) Cho $x,y,z$ là các số thực thỏa mãn $(x-y)(x-z)=1$ và $y\neq z$. Chứng minh:

$\frac{1}{(x-y)^2}+\frac{1}{(y-z)^2}+\frac{1}{(z-x)^2}\geq 4$.

    b) Trên bảng ban đầu ghi số $2$ và số $4$. Ta thực hiện cách viết thêm các số lên bảng như sau: nếu trên bảng đã có hai số, giả sử là $a,b$,$a\neq b$, ta viết thêm lên bảng số có giá trị là $a+b+ab$. Hỏi với cách thực hiện như vậy có thể xuất hiện số $2016$ được không? Giải thích.
5b có vẻ dễ nhỉ! Giả sử số $2016$ có thể xuất hiện. Khi đó, tồn tại $a,b$ sao cho $2016=a+b+ab$. Giải phương trình nghiệm nguyên đã cho, ta có được nếu $2016$ có thể xuất hiện thì phải tồn tại số $0$ và số $2016$ trước đó. Nhưng để ý rằng, với cách thực hiện như trên, ta luôn thu được các số nguyên dương, do đó, không thể nào xuất hiện số $0$ nên suy ra giả sử sai. Do đó $2016$ không thể xuất hiện.

$\lim_{x \to \infty } Love =+\infty$


#16
the unknown

the unknown

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

Câu 4 ý a bạn gõ sai đề rồi

a) Chứng minh rằng tồn tại vô hạn bộ ba số nguyên $(x,y,z)$ thỏa mãn $xyz\neq 0$ và $x^5+8y^3+7z^2=0$

Đã sửa  :) . Bạn thông cảm do đề mình nhìn mờ quá nên gõ sai.


$\texttt{If you don't know where you are going, any road will get you there}$


#17
the unknown

the unknown

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

Bài 5a:

Ta có $\frac{1}{(x-y)^2}+\frac{1}{(x-z)^2}=\frac{2x^2+z^2+y^2-2xz-2xy}{(x-y)^2(x-z)^2}= \frac{(y-z)^2+2(x-z)(x-y)}{(x-y)^2(x-z)^2}= \frac{(y-z)^2}{(x-y)^2(x-z)^2}+\frac{2}{(x-y)(x-z)}$.

Do đó: $\frac{1}{(x-y)^2}+\frac{1}{(x-z)^2}+\frac{1}{(y-z)^2}= \frac{(y-z)^2}{(x-y)^2(x-z)^2}+\frac{2}{(x-y)(x-z)}+\frac{1}{(y-z)^2}$.

Khi đó sử dụng tính chất: $a^2+b^2\geq 2ab$ ta có:

                               $\frac{(y-z)^2}{(x-y)^2(x-z)^2}+\frac{1}{(y-z)^2}\geq \frac{2}{(x-z)(x-y)}$

                           $\Rightarrow \frac{1}{(x-y)^2}+\frac{1}{(x-z)^2}+\frac{1}{(y-z)^2}\geq \frac{4}{(x-z)(x-y)}=4$

Nên ta có đpcm.


$\texttt{If you don't know where you are going, any road will get you there}$


#18
Boruto

Boruto

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

hệ pt:

Lấy 2 pt cộng vế theo vế ta được :

$2(x-1)^2+2(y-1)^2=0$



#19
Minh Hieu Hoang

Minh Hieu Hoang

    Sĩ quan

  • Banned
  • 307 Bài viết

máy ko vẽ hình đc . mọi ng` thông cảm 

câu 4 ) a)chắc ai cx làm đc 

            b)vẽ đường kính OA  cắt (O) tại P . =>$\measuredangle APC=\measuredangle ABC=\measuredangle AMI$ và $\measuredangle CAP$ chung  

=> $\measuredangle ATM=\measuredangle ACP= 90^{\circ}$  (T là giao của IJ và AP)


 
"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")
 

#20
Minh Hieu Hoang

Minh Hieu Hoang

    Sĩ quan

  • Banned
  • 307 Bài viết

câu 2:a) Đặt $\sqrt{2x^2+3x+1}=a$ ; $\sqrt{1-3x}=b$

=> ta có : $a+b=\sqrt{2(a^2+b^2)}\Leftrightarrow a=b$ =>ok


 
"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")
 




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh