Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $Q=a^{2}(b-c)+b^{2}(c-b)+c^{2}(1-c)$

tìm giá trị lớn nhất

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
doremon01

doremon01

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 153 Bài viết

Cho a,b,c là các số thực không âm thỏa mãn $0\leq a\leq b\leq c\leq 1$

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức 

$Q=a^{2}(b-c)+b^{2}(c-b)+c^{2}(1-c)$

 

{có bạn nào có tài liệu về dạng bất đẳng thức này không cho mình xin với}



#2
81NMT23

81NMT23

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 61 Bài viết

Cho a,b,c là các số thực không âm thỏa mãn $0\leq a\leq b\leq c\leq 1$

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức 

$Q=a^{2}(b-c)+b^{2}(c-b)+c^{2}(1-c)$

 

{có bạn nào có tài liệu về dạng bất đẳng thức này không cho mình xin với

Giải nào:

Dễ thấy: $a^2(b-c)\leqslant 0\Rightarrow Q \leqslant b^{2}(c-b)+c^{2}(1-c)$

Áp dụng bđt Cauchy 3 số:$b^2(c-b)=4.\frac{b}{2}.\frac{b}{2}(c-b)\leqslant4.\frac{(\frac{b}{2}+\frac{b}{2}+c-b)^3}{27}=\frac{4c^3}{27}$

$\Rightarrow P\leqslant\frac{4c^3}{27}+c^{2}(1-c)=c^2.(1-\frac{23c}{27})=\frac{23c}{54}.\frac{23c}{54}(1-\frac{23c}{27}).\frac{2916}{529}\leqslant \frac{(\frac{23c}{54}+\frac{23c}{54}+1-\frac{23c}{27})}{27}.\frac{2916}{529}=\frac{108}{529}$ Suy ra min P=....

Dấu bằng khi $a=0;b=\frac{12}{23};c=\frac{18}{23}$



#3
thantrunghieu202

thantrunghieu202

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 67 Bài viết

Giải nào:

Dễ thấy: $a^2(b-c)\leqslant 0\Rightarrow Q \leqslant b^{2}(c-b)+c^{2}(1-c)$

Áp dụng bđt Cauchy 3 số:$b^2(c-b)=4.\frac{b}{2}.\frac{b}{2}(c-b)\leqslant4.\frac{(\frac{b}{2}+\frac{b}{2}+c-b)^3}{27}=\frac{4c^3}{27}$

$\Rightarrow P\leqslant\frac{4c^3}{27}+c^{2}(1-c)=c^2.(1-\frac{23c}{27})=\frac{23c}{54}.\frac{23c}{54}(1-\frac{23c}{27}).\frac{2916}{529}\leqslant \frac{(\frac{23c}{54}+\frac{23c}{54}+1-\frac{23c}{27})}{27}.\frac{2916}{529}=\frac{108}{529}$ Suy ra min P=....

Dấu bằng khi $a=0;b=\frac{12}{23};c=\frac{18}{23}$

Cái đoạn "Dễ thấy: 

a2(bc)

0" thì sau đó nếu dấu = xảy ra thì b=c chứ bạn ???


"Khi bạn ngồi với một cô gái xinh xắn trong hai giờ, nó cứ như hai phút. Khi bạn ngồi trên một cái bếp lò nóng trong hai phút, nó cứ như hai giờ. Đấy là thuyết tương đối."  :wub:  :ukliam2: :like  :like  :like  

"Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả." :angry:  :like  :like  :like 

                                                                                                                               ____Albert Einstein (1879-1955)____

-Gmail: [email protected]

-Facebook: https://www.facebook.../hieu.than.5095

-Tài khoản Microsoft (để khi có gửi gì thì gửi qua onedrive): [email protected]


#4
81NMT23

81NMT23

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 61 Bài viết

Cái đoạn "Dễ thấy: 

a2(bc)

0" thì sau đó nếu dấu = xảy ra thì b=c chứ bạn ???

Dấu bằng xảy ra khi a=0 hoặc  b=c



#5
thantrunghieu202

thantrunghieu202

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 67 Bài viết

Ờ quên đúng rồi mà bạn lấy nguồn ở đâu vậy phương pháp là sao nói rõ ra đi nếu có tài liệu chuyên đề thì cho mình với


"Khi bạn ngồi với một cô gái xinh xắn trong hai giờ, nó cứ như hai phút. Khi bạn ngồi trên một cái bếp lò nóng trong hai phút, nó cứ như hai giờ. Đấy là thuyết tương đối."  :wub:  :ukliam2: :like  :like  :like  

"Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả." :angry:  :like  :like  :like 

                                                                                                                               ____Albert Einstein (1879-1955)____

-Gmail: [email protected]

-Facebook: https://www.facebook.../hieu.than.5095

-Tài khoản Microsoft (để khi có gửi gì thì gửi qua onedrive): [email protected]


#6
doremon01

doremon01

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 153 Bài viết

Ờ quên đúng rồi mà bạn lấy nguồn ở đâu vậy phương pháp là sao nói rõ ra đi nếu có tài liệu chuyên đề thì cho mình với

Bài tập này nằm trong đề ôn thi Tuyển sinh cô mình cho làm chứ không phải trong chuyên đề nào cả bạn, cho nên mình mới xin mấy bạn tài liệu về chuyên đề này vì mình chưa gặp dạng này bao giờ



#7
kisi

kisi

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 28 Bài viết

. Nếu bạn học đạo hàm rồi thì dễ hơn, rất mạnh và dễ áp dụng, ví dụ bài này:

 

Cho a,b,c là các số thực không âm thỏa mãn $0\leq a\leq b\leq c\leq 1$

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức 

$Q=a^{2}(b-c)+b^{2}(c-b)+c^{2}(1-c)$

 

{có bạn nào có tài liệu về dạng bất đẳng thức này không cho mình xin với}

 Đặt $Q=f(a)$

$f'(a)=2(b-c)$

Mà $b\leq c$ nên $f'(a)\leq 0$, hàm này là hàm nghịch biến vậy $f(a)$ max khi $a$ min tức $a=0$

$\Rightarrow Q\leq  b^{2}(c-b)+c^{2}(1-c)=g(b)$

$g'(b)=2bc-3b^2$

Kết hợp giả thiết thì $g'(b)=0 \Leftrightarrow b=0$ hoặc $b=\frac{2c}{3}$

Vậy hàm đồng biến trên $[0,\frac{2c}{3})$ và nghịch biến trên $[\frac{2c}{3};1]$

$\Rightarrow Q\leq g(b)\leq g(\frac{2c}{3})=\frac{-23c^3+27c^2}{27}=h(c)$

$h'(c)=0\Leftrightarrow -69c^2+54c=0\Leftrightarrow c=0$ hoặc $c=\frac{18}{23}$

$h(c)\leq max(h(0),h(1),h(18/23))=h(18/23)=\frac{108}{529}$

Dấu bằng giống bạn ở trên.

Nếu không nắm rõ cách trình bày thì bạn chỉ cần dùng đạo hàm để tìm điểm rơi sau đó sử dụng bất đẳng thức cổ điển giống bạn thantrunghieu202, hoặc tách như sau:

$Q=a^2(b-c)-(\frac{c}{3}+b)(b-\frac{2c}{3})^2-\frac{(23c+9)(23c-18)^2}{14283}+\frac{108}{529}\leq \frac{108}{529}$

Lên google tìm thêm tài liệu nhé bạn =)))


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kisi: 08-06-2016 - 19:47


#8
KhoaTran

KhoaTran

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 3 Bài viết

cho thêm bài tập như v đi bạn







Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: tìm giá trị lớn nhất

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh