Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lê Quý Đôn(Bình Định) 2016-2017


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
githenhi512

githenhi512

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 290 Bài viết

Nguồn: Thầy Hồng Trí Quang.

Hình gửi kèm

  • 13327387_1122542711100511_517302851674933532_n.jpg

'' Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây của nó, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng mình thực sự thấp kém''.

Albert Einstein                               


#2
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 Bài viết

Nguồn: Thầy Hồng Trí Quang.

Áp dụng C-S

Ta có $\sum \frac{1}{a^2+2bc} \geq \frac{9}{(a+b+c)^2} \geq 9 $



#3
githenhi512

githenhi512

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 290 Bài viết

Áp dụng C-S

Ta có $\sum \frac{1}{a^2+2bc} \geq \frac{9}{(a+b+c)^2} \geq 9 $

Phải là ''>'' chứ :icon6:


'' Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây của nó, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng mình thực sự thấp kém''.

Albert Einstein                               


#4
toanthcs2302

toanthcs2302

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết

bài 5:

Ta có bất đẳng thức $\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\geq \frac{9}{a+b+c}$

Nên $\frac{1}{a^{2}+2bc}+\frac{1}{b^{2}+2ac}+\frac{1}{c^{2}+2ab}\geq \frac{9}{a^{2}+b^{2}+c^{2}+2ab+2bc+2ca}> 9$



#5
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Phải là ''>'' chứ :icon6:

Đánh đề ra dùm mình ko thấy gì cả



#6
hoakute

hoakute

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 149 Bài viết

Bài 3: Gọi scp cần tìm là abcd. (a $\neq 0$; a,b,c,d<10)

Ta có số mới là abcd+1111 (cấu tạo số)

Khi đó abcd+1111-abcd=m2-n2 =(m-n)(m+n)  (m,n>0 và m,n nguyên)

<=> 1111=(m-n)(m+n)

Suy ra m+n; m-n là các ước của 1111.

=> m+n = 101 (do m+n>m-n) => abcd= 2025



#7
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

Nguồn: Thầy Hồng Trí Quang.

Bài 4: Ý 1.Giống đề thi của chuyên Thái Bình cùng năm (tứ giác điều hòa :) )

2. Ta chứng minh tứ giác OHBD nội tiếp (SB.SD=SH.SO)

=> HI là phân giác trong góc H của tam giác DHB và HS là phân giác ngoài => đpcm

IB/ID = S.ABC/S.ADC trong đó S.ABC là diện tích tam giác ABC => đpcm.

PS: bài toán đậm chất hàng điểm điều hòa.

Hình gửi kèm

  • ChuyenBD.jpg

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nntien: 07-06-2016 - 21:59

$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#8
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

Nguồn: Thầy Hồng Trí Quang.

Nốt bài hình còn lại:

Tam giác MEF đồng dạng với tam giác MBA theo tỉ số $k=EF/AB=MH/AB=\sqrt{3}/4$, $S_{MAB}=\sqrt{3}R^2$

=> $S_{MEF}=\frac{3\sqrt{3}R^2}{16}$

Ta có: $AE=AM-ME=R-(3/4)R=(1/4)R$

Tam giác KAE cân tại A ($\angle KEA=30^0, \angle KAE=120^0$) => $KA=AE$

=> $KA=(1/4)R$ => $KB=(9/4)R$

Hình gửi kèm

  • ChuyenBD2.jpg

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nntien: 07-06-2016 - 22:50

$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#9
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                          KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN

           BÌNH ĐỊNH                                                                 NĂM HỌC 2016 – 2017

   ĐỀ THI CHÍNH THỨC                                                Môn thi: Toán (Chuyên Toán - Tin)

                                                                                                   Ngày thi: 07/06/2016

                                                                                                  Thời gian: 150 phút

 

 

 

Bài 1:   a) Cho biểu thức $P=x^{2}+5y^{2}-4xy+2x-14y+2016$. Tìm x, y để P đạt GTNN. Tìm GTNN đó

            b) Với mỗi số tự nhiên n, xét hai số $a_{n}=2^{2n+1}+2^{n+1}+1$, $b_{n}=2^{2n+1}-2^{n+1}+1$

            Chứng minh rằng có một và chỉ một trong 2 số trên chia hết cho 5

Bài 2: Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} (x+y)(x^{2}+y^{2})=15 & \\ (x-y)(x^{2}-y^{2})=3& \end{matrix}\right.$

Bài 3: Tìm số chính phương có bốn chữ số biết rằng khi tăng thêm mỗi chữ số một đơn vị thì số mới được tạo thành cũng là số chính phương có bốn chữ số

Bài 4:   1) Từ một điểm S ở ngoài đường tròn tâm O kẻ các tiếp tuyến SA, SC và cát tuyến SBD (B nằm giữa S và D). Gọi I là giao điểm của AC và BD. Chứng minh rằng

            a) AB. DC = AD. BC

            b) $\frac{SB}{SD}=\frac{IB}{ID}=\frac{AB.CB}{AD.CD}$

            2) Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB = 2R. Điểm M nằm trên nửa đường tròn sao cho $\widehat{MAB}=60^{0}$. Kẻ MH vuông góc với AB tại H, HE vuông góc với AM tại E, HF vuông góc với BM tại F. Các đường thẳng EF và AB cắt nhau tại K. Tính diện tích tam giác MEF và độ dài các đoạn thẳng KA, KB theo R

Bài 5: Cho a, b, c > 0 và a + b + c < 1. Chứng minh rằng $\frac{1}{a^{2}+2bc}+\frac{1}{b^{2}+2ca}+\frac{1}{c^{2}+2ab}> 9$



#10
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1423 Bài viết

Bài 1:

$P=(x-2y+1)^2+(y-5)^2+1990\geq 1990$

Dấu bằng xảy ra khi x=9;y=5


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#11
thinhnarutop

thinhnarutop

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 248 Bài viết

nhân 5 cho pt dưới rồi trừ vế theo vế hai pt ta được:

$2x^{3}-3xy^{2}-3x^{2}y+2y^{3}=0$

$\Leftrightarrow x = -y, x = 2y, x = \frac{1}{2}y$

với x = -y từ pt(2) ta được điều vô lý

với x = 2y từ pt(2) ta được x = 2 và y = 1

với x = $\frac{1}{2}y$ từ pt(2) ta được x = 1 và y = 2


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thinhnarutop: 08-06-2016 - 08:07

    "Life would be tragic if it weren't funny"

                               

                                -Stephen Hawking-

 


#12
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1423 Bài viết

Bài 3:

Gọi số chính phương lúc đầu là n, số chính phương lúc sau là m2

Điều kiện: $32\leq m,n\leq 99$ , m,n nguyên,m>n

Theo đề bài suy ra: m2-n2=1111=101.11

Do m>n Nên ta có hệ : m+n=101 và m-n=11

Suy ra m=56,n=45

Nên SCP cần tìm là 2025


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#13
thinhnarutop

thinhnarutop

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 248 Bài viết

ta có: an.bn = (22n+1 + 2n+1 + 1)(22n+1 - 2n+1 +1)

                  = (22n+1 + 1)2 - (2n+1)2

                   = 24n+2 + 1

Ta lại có:  24n+2 = 4.16n mà 16n có chữ số tận cùng là 6 do đó  24n+2 + 1 có chữ sô tận cùng là 5

Suy ra:  an.b$\vdots$ 5 => an  $\vdots$ 5 hoặc b$\vdots$ 5 hoặc  an và bn cùng $\vdots$ 5

Mặt khác: an - bn = 22n+1  không chia hết cho 5

Do đó: an và bn  không cùng chia hết cho 5

Vậy chỉ có một và chỉ một số trong hai sô trên chia hết cho 5


    "Life would be tragic if it weren't funny"

                               

                                -Stephen Hawking-

 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh