Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Vĩnh Phúc năm học 2016-2017 (vòng 2)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
viet nam in my heart

viet nam in my heart

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 242 Bài viết

Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc                          KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN 2016-2017

                Đề chính thức                                                                               ĐỀ THI MÔN: TOÁN

                                                                                       Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Toán, chuyên Tin

                                                                                       Thời gian làm bài : 150 phút không kể thời gian giao đề

Câu 1:(2,0 điểm)  Cho phương trình: $x^4+3x^3-mx^2+9x+9=0$ ($m$ là tham số)

a) Giải phương trình khi $m=-2$

b) Tìm tất cả các giá trị của $m$ để phương trình đã cho có ít nhất một nghiệm dương

Câu 2:(3,0 điểm)

a) Giải phương trình: $3x^2-4x\sqrt{4x-3}+4x-3=0$

b) Tìm tất cả các nghiệm nguyên $x,y$ của phương trình $x^2=y^2\left(x+y^4+2y^2\right)$

Câu 3:(1,0 điểm) Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $a+b+c=3$. Chứng minh rằng:

$$4\left(a^2+b^2+c^2\right)-\left(a^3+b^3+c^3\right) \geq 9$$

Câu 4:(3,0 điểm) Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp đường tròn $(O)$ với $AB<AC$. Gọi $M$ là trung điểm $BC$. $AM$ cắt $(O)$ tại điểm $D$ khác $A$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $MDC$ cắt đường thẳng $AC$ tại $E$ khác $C$.Đường tròn ngoại tiếp tam giác $MDB$ cắt đường thẳng $AB$ tại $F$ khác $B$

a) Chứng minh rằng hai tam giác $BDF,CDE$ đồng dạng và ba điểm $E,M,F$ thẳng hàng

b) Chứng minh rằng $OA \perp EF$

c) Phân giác của góc $\widehat{BAC}$ cắt $EF$ tại điểm $N$. Phân giác của các góc $\widehat{CEN}$ và $\widehat{BFN}$ lần lượt cắt $CN,BN$ tại $P$ và $Q$. Chứng minh rằng $PQ$ song song với $BC$

Câu 5:(1,0 điểm) Tập hợp $A = \{1;2;3;,,,;3n-1;3n\}$ với $n$ là một số nguyên dương được gọi là tập hợp cân đối nếu có thể chia $A$ thành $n$ tập hợp con $A_1,A_2,...,A_n$ và thỏa mãn hai điều kiện sau:

   i) Mỗi tập hợp $A_i(i=1,2,..,n)$ gồm $3$ số phân biệt và có một số bằng tổng của hai số còn lại

   ii) Các tập hợp $A_1,A_2,..,A_n$ đôi một không có phần tử chung

a) Chứng minh rằng tập $A = \{1;2;3;...;92;93\}$ không là tập hợp cân đối

b) Chứng minh rằng tập $A = \{1;2;3;...;830;831\}$ là tập hợp cân đối

-------------Hết-------------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi viet nam in my heart: 11-06-2016 - 13:02

"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công." Isaac Newton

VMF's Marathon Hình học Olympic


#2
Namvip

Namvip

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 50 Bài viết

Bài bất 

Ta có 

BĐT <=>$12(a^{2}+b^{2}+c^{2}) - 3(a^{3}+b^{3}+c^{3}) \geq 27$

<=>$4(a + b + c)(a^{2}+b^{2}+c^{2}) - 3(a^{3}+b^{3}+c^{3}) \geq 27$

Lại có 

$4(a + b + c)(a^{2}+b^{2}+c^{2}) - 3(a^{3}+b^{3}+c^{3})$

$a^{3}+b^{3}+c^{3}+3ab(a+b)+3bc(b+c)+3ca(c+a)+a(b^{2}+c^{2})+b(c^{2}+a^{2})+c(a^{2}+b^{2}) \geq a^{3}+b^{3}+c^{3}+3ab(a+b)+3bc(b+c)+3ca(c+a) + 6abc$ = $(a+b+c)^{3} =27$ 

=>$4(a + b + c)(a^{2}+b^{2}+c^{2}) - 3(a^{3}+b^{3}+c^{3}) \geq 27$(BĐT được chứng minh)

=>$4(a^{2}+b^{2}+c^{2}) - (a^{3}+b^{3}+c^{3}) \geq 9$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Namvip: 11-06-2016 - 13:28


#3
Hoang Nhat Tuan

Hoang Nhat Tuan

    Hỏa Long

  • Thành viên
  • 974 Bài viết

Câu 5:

a) Dễ thấy rằng tổng của tất cả các số thuộc các tập $A_i$ phải là số chẵn mà $1+2+3+...+93=4371$ là số lẻ nên ta có ĐPCM

b) Ta sẽ chia thành các bộ số như sau (mỗi bộ số tương ứng với một tập $A_i$):

$(415,416,831);(413,417,830);(411,418,829);...;(1,623,624)$

Còn lại các số: $2,4,6,...,414$ chưa thuộc tập $A_i$ nào, lại thấy yêu cầu rằng tổng $2$ số bằng số thứ $3$ trong tập $A_i$ bất kì nên việc sắp các số $2,4,6,...,414$ vào tập $A_i$ cũng tương ứng với sắp các số $1,2,3,...,207$ vào các tập $B_j$ thỏa mãn trong $B_j$ có $1$ số bằng tổng $2$ số còn lại.

Ta tiếp tục chia như sau:

$(103,104,207),(101,105,206),(99,106,205),...,(1,155,156)$

Tương tự như trên, ta lại sắp các số $1,2,3,...,51$ như sau:

$(25,26,51),(23,27,50),(21,28,49),...,(1,38,39)$

Cuối cùng, ta sắp các số $1,2,...,12$ như sau:

$(1,5,6);(2,9,11),(3,7,10),(4,8,12)$

Bài toán được chứng minh 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Nhat Tuan: 11-06-2016 - 17:50

Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được.

#4
Chris yang

Chris yang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 223 Bài viết

Bài 2:

a) Phương trình tương đương $(\sqrt{4x-3}-2x)^2=x^2\Leftrightarrow (\sqrt{4x-3}-x)(\sqrt{4x-3}-3x)=0$ 

Dễ dàng giải PT trên ta thu được $x=1,3$ là nghiệm

b)(Tính chia hết áp dụng cho cả số âm và dương)

Dễ thấy $y|x$ nên đặt $x=ty$. Ta có $t^2=ty+y^4+2y^2$. Gọi $m=\gcd(t,y)$ nên $t=t_1m,y=y_1m$ với $(t_1,y_1)=1$ $(1)$

Khi đó $t_1^2=y_1(t_1+y_1^3m^2+2y_1)$, kết hợp $(1)$ suy ra $y_1=\pm 1$

TH1 $y_1=1$ thì $t_1^2=t_1+m^2+2\rightarrow (2t_1-2m-1)(2t_1+2m-1)=9$

TH2: $y_1=-1$ thì $(2t_1-2m+1)(2t_1+2m+1)=9$

Hai phương trình tích trên đều có thể giải nghiệm nguyên dễ dàng!

 

Bài 4:

a) 

Do tứ giác $BMDF$ và $MECD$ nội tiếp nên $\angle BFD=\angle BMA=\angle DMC=\angle DEC$ $(1)$

Và tứ giác $ABCD$ nội tiếp nên $\angle FBD=\angle DCE$ $(2)$

Từ $(1), (2)\Rightarrow \bigtriangleup BDF\sim \bigtriangleup CDE$ 

$\Rightarrow \angle FDB=\angle EDC$. Mà $\angle FDB=\angle FMB$ và $\angle EDC=\angle EMC$ nên $\angle FMB=\angle EMC$, kéo theo $\overline{F,M,E}$

b) Từ $A$ kẻ tiếp tuyến $Ax$ của $(O)$ ( $x$ nằm cùng phía $B$ so với $OA$)

Ta có $\angle xAF=\angle ACB=\angle BDA=\angle AFM=\angle AFE$ ( do $\overline{F,M,E}$ và $BMDF$ nội tiếp)

$\Rightarrow Ax\parallel EF$. Hiển nhiên $Ax\perp OA\rightarrow OA\perp EF$

c) 

Để $PQ\parallel BC$ cần có $\frac{BQ}{QN}=\frac{PC}{PN}$

Theo tính chất đường phân giác $\frac{BQ}{QN}=\frac{BF}{FN},\frac{PC}{PN}=\frac{EC}{EN}$, nên cần chứng minh $ \frac{BF}{FN}=\frac{EC}{EN}\Leftrightarrow \frac{BF}{CE}=\frac{FN}{EN}=\frac{AF}{AE}=\frac{AC}{AB}$

$\Leftrightarrow BF.AB=AE.AC\Leftrightarrow AB.AF+AC.AE=AB^2+AC^2$

Thấy rằng $AB.AF=AE.AC=AM.AD=AM^2+AM.MD=AM^2+MB.MC=AM^2+\frac{BC^2}{4}$ nên ta đi chứng minh $AB^2+AC^2=2AM^2+\frac{BC^2}{2}$

Đến đây kẻ đường cao $AH$ của tam giác $ABC$ rồi sử dụng định lý Pitago ta có đpcm

 

 

 

 

 



#5
Zeref

Zeref

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 458 Bài viết

Cho hỏi câu pt nghiệm nguyên ra mấy nghiệm vậy :D



#6
githenhi512

githenhi512

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 290 Bài viết

Cho hỏi câu pt nghiệm nguyên ra mấy nghiệm vậy :D

Chắc là 3: (x,y)=(-8; 2); (12;2): (0;0) :icon6:


'' Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây của nó, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng mình thực sự thấp kém''.

Albert Einstein                               


#7
Zeref

Zeref

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 458 Bài viết

Chắc là 3: (x,y)=(-8; 2); (12;2): (0;0) :icon6:

Sao kì vậy :D . Mình ra tới 5 cặp lận . Mình nghĩ là bạn sót 2 cặp (x,y)=(-8;-2) ; (12;-2) rồi . Bạn xem lại nhé :D 






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh