Đến nội dung

Hình ảnh

Người trẻ và nỗi đau bệnh thành tích

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 19 trả lời

#1
phudu

phudu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết
Tình cờ đọc bài viết này, chuyện của người mà sao cứ thấy quen quen...
http://www2.thanhnie.../6/1/150549.tno

Người trẻ và nỗi đau bệnh thành tích

Tôi có một người bạn tốt nghiệp Sư phạm, được phân công về một trường, tuy không phải là trường điểm song thành tích giảng dạy được đánh giá khá tốt. Nhưng ngay lập tức cô nhận thấy...

Những giọt nước mắt nức nở

Trong trường cao đẳng, H. bạn tôi đã được dạy rằng, trách nhiệm lớn lao của người thầy là phải dạy dỗ học sinh kiến thức và lòng trung thực. Ra trường, một cô giáo còn rất trẻ, mới 22 tuổi H. đầy tràn ước mơ.

H. háo hức nhận công việc tại một trường cấp hai ở một huyện miền núi tỉnh Phú Thọ. Cô mường tượng tới quang cảnh của một môi trường giáo dục mô phạm như những gì cô đã được học. Nhưng thật bất ngờ, những gì cô thấy ở nơi cô đang công tác đã làm cô bị sốc.

Vừa mới vào trường, ngay buổi họp đầu tiên của hội đồng, người ta đã bắt cô đăng kí ngay chất lượng dạy của mình. Cô nghĩ, mình mới ra trường, nên sẽ chỉ dám đăng ký chưa đến một phần tư học sinh của mình từ khá trở lên. Điều đó cũng có nghĩa là cô vẫn sẽ còn có những học sinh trung bình, học sinh yếu. Vì cô nghĩ rằng, ở một huyện miền núi còn khó khăn như vậy, như thế đã là tốt lắm rồi. Nhưng cô bị hiệu trưởng mắng cho một trận. Vị lãnh đạo đó đã bắt cô phải đăng ký hơn 70% học sinh khá, giỏi và toàn bộ học sinh trên trung bình.

Cô rụt rè đặt vấn đề rằng, nếu có học sinh của cô học lực yếu thì sao. Và cô đã được chỉ đạo rằng, nếu học sinh đó yếu, thì phải làm cho điểm số của học sinh đó cao lên. Vì, họ cần những thành tích về điểm số. Và vì một vấn đề quan trọng hơn, cô sẽ được xếp loại giáo viên qua những con số về học lực của học sinh. Cô còn được nói bóng gió rằng, ai cũng cần phải làm vậy, nhất là một giáo sinh mới ra trường như cô.

Ban đầu cô nghĩ rằng do quá lo lắng nên vị hiệu trưởng nọ đã quan trọng hóa bản đăng ký. Cô tạm bằng lòng với cách nghĩ của mình. Nhưng ngay ngày hôm sau, cô cho lớp làm bài kiểm tra, và ngay lập tức, cô nhận thấy một học sinh lớp 6, lớp cô vừa nhận chủ nhiệm, không biết viết chữ.

Cô thử cho em học sinh này đọc, thậm chí, em còn không đánh vần được và không nhận được mặt chữ. Cô đành cho em học sinh đó điểm 0 trong bài kiểm tra học kỳ.

Ngay ngày hôm sau, khi bảng điểm được lên, cô lại bị gọi lên hội đồng nhà trường. Cô bị người ta mắng một trận vì đã không đồng ý cho học sinh đó đủ điểm để qua. Và cô đã khóc.

Cô khóc, vì cô được dạy rằng, học sinh như một tờ giấy trắng, người thầy vẽ nên cái gì thì nó thành như vậy. Cô khóc, vì cô không muốn mình lại là một người nữa vẽ nên sự giả dối trên em học sinh tội nghiệp không biết đọc đó. Cô khóc, vì cô là một cô giáo mới vào nghề. Cô là một tờ giấy trắng, không khác gì em học sinh nọ, nhưng người ta lại đã bắt đầu làm vấy bẩn vào nó.

Những câu chuyện mà bạn tôi chưa hề biết

Đó là câu chuyện về việc "hi sinh" 26 học sinh để cứu thành tích trong năm học 2001 - 2002 ở trường THCS xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Đây là câu chuyện cũ, nhưng vì bạn tôi chưa biết nên tôi kể lại.

Đó là vì qua các học kỳ, giáo viên bộ môn và ban giám hiệu của trường đã sàng lọc ra 26 em học sinh có học lực yếu ở từng bộ môn. Nhưng số học sinh này vẫn có hạnh kiểm đủ điều kiện để thi tốt nghiệp. Vậy là người ta đã tiến hành vận động các em này không thi tốt nghiệp chính thức mà chỉ thi tốt nghiệp vào kỳ thi tốt nghiệp "đặc biệt" sẽ được tổ chức vào tháng 12 sau đó.

Chính ông hiệu trưởng của trường này giải thích rằng vì "trường sợ 26 em học sinh này thi tốt nghiệp đợt đầu sẽ không đỗ, như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thi tốt nghiệp của trường. Bởi trường muốn 100% học sinh thi tốt nghiệp phải đậu 100%".

Ông cho mời các phụ huynh của 26 em học sinh này tới trường để thông báo. Ông chỉ đạo vẫn lập hồ sơ tốt nghiệp cho các em và vẫn cho các em ôn thi bình thường. Nhưng sau đó, người ta không cho các em thi bằng cách không phát thẻ dự thi và phiếu báo danh, đồng thời, lập biên bản 26 học sinh đó tự ý bỏ thi. Quả là một vụ việc "hi sinh" tới mức tày trời.

Vụ việc vi phạm nghiêm trọng quy chế tuyển sinh này là một bằng chứng cho thấy "bệnh thành tích" đã tới mức trầm kha như thế nào.

Câu chuyện thứ hai kể với bạn tôi. Đó là mới đây thôi, ngày 13/5/2006 tại trường THCS Việt Nam - Algieri (Hà Nội), người ta xôn xao vì chuyện các em học sinh lớp 8A, nay đã lên lớp 9 mà không có cột điểm ngữ văn trong sổ điểm của mình.

Kỳ xét tốt nghiệp lớp 9 sắp bắt đầu. Chuyện gì đã xảy ra? Đó là chuyện năm học lớp 8, cô giáo bộ môn ngữ văn đã phát hiện ra rằng quyển sổ điểm của các em học sinh này đã bị thay hai trang sổ mới. Tất cả các giáo viên bộ môn khác đã lần lượt chép lại điểm vào quyển sổ điểm đó, chỉ riêng cô giáo bộ môn ngữ văn do thấy đó là vụ việc vi phạm nghiêm trọng quy chế nên cô không làm.

Cô còn cho các phóng viên biết thêm, việc thay sổ điểm xảy ra thường xuyên tại trường, nhất là với các học sinh khối lớp 9. Không có lý do gì một cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng học sinh như quyển sổ điểm gốc lại bị thay thế như vậy.

Trong khi những người có trách nhiệm lại cho rằng đó là việc không mấy nghiêm trọng và chỉ để làm cho "sổ điểm được sạch sẽ" và việc không chép lại điểm vào quyển sổ điểm đã bị thay trang kia của cô giáo dạy môn ngữ văn mới là việc "vi phạm nghiêm trọng" các quy chế (Lời bà phó phòng giáo dục quận nơi quản lý trực tiếp trường THCS Việt Nam - Algieri).

Sau đó, chúng tôi nói về chuyện người ta đã phát hiện ra căn bệnh này từ rất lâu, nhưng không có phương pháp nào chữa trị được. Người ta đã nói nhiều đến nó, thậm chí, tại hội nghị tổng kết thi phổ thông năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra 02/02/2003, người ta đã gay gắt và căng thẳng nhìn vào vấn đề này. Điều đó có nghĩa là người ta đã thấy sai, và đã sửa.

Tới năm 2005, sau khi diễn ra bao nhiêu cải cách, thay sách, thay luật, thậm chí thay cả cách thức tốt nghiệp, nhưng người ta vẫn không thay cách mà người ta tạo thành tích cho mình: Vẫn xét tốt nghiệp và tuyển một học sinh không biết mặt chữ lên cấp 2. Cứ vậy, vì thành tích, em học sinh này sẽ tốt nghiệp luôn cấp 3. Và không biết chừng, do thay đổi quy chế thi tuyển liên tục, có nhiều kẽ hở, em đó sẽ chui tọt vào được đại học, dù chỉ là một ngành, một khoa không "có danh có giá". Rồi bằng cách này hay cách khác, em học sinh đó vẫn học xong mấy năm đại học. Thậm chí, em còn lo đủ cho mình điểm để được viết luận văn tốt nghiệp.

Khi em muốn làm luận văn tốt nghiệp một cách trôi chảy, em lại ra chợ luận văn và mua một cái về cho mình. Vì đã được viết luận văn, ai chẳng tốt nghiệp với ít nhất là 8 điểm?

Và câu hỏi vẫn còn ở đó

Đến bao giờ mới hết những câu chuyện như trên? Xin thưa, còn lâu, nếu như người ta vẫn đưa các chỉ tiêu này, chất lượng nọ vào trong việc đánh giá chỉ tiêu xét chất lượng thi đua. Đã có giáo viên mạnh dạn đánh giá thực chất chất lượng học sinh của trường mình chỉ đạt từ 30-40% khá trở lên liền bị nhà trường nhắc nhở và cắt thi đua vì... dạy kém.

Vì vậy, chỉ còn mỗi cách nâng điểm cho học sinh, hoặc làm ngơ trước những hành vi gian dối trong thi cử của học sinh. Tôi chẳng biết an ủi bạn tôi, một giáo viên trẻ mới vào nghề như thế nào. Tôi chỉ biết thầm cầu mong cho bạn của mình làm sao vừa có thành tích trong sự nghiệp giáo dục, vừa không phải chảy những giọt nước mắt như thế nữa.

Dẫu sao, bạn tôi cũng mới vào nghề, xin đừng bắt bạn tôi mang căn bệnh khó chữa như thế trong cuộc đời và trong sự nghiệp giáo dục còn non trẻ của mình.

Tôi chợt chạnh lòng khi H. bạn tôi hỏi lại tôi rằng, nếu lỡ theo thời gian, theo hoàn cảnh, trót mang bệnh đó vào người, thì mình sẽ chữa như thế nào đây? Tôi lặng im. Tôi không biết cách trả lời.

Theo báo Sinh Viên Việt Nam
...Tại vầng trăng, tại em hay tại anh?
Tại sang đông không còn hoa sữa,
Tại nhiều lắm, tại gì không biết nũa,
Tại con bướm vàng có cánh nó bay...

#2
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Đừng nói TRẺ, GIÀ vẫn bệnh thành tích ác liệt. Tui đây, nạn nhân của 9 tháng học lớp 12 với 1 bà chủ nhiệm cấm thi học sinh chỉ vì không muốn tỉ lệ thi đậu tốt nghiệp dưới 100%.

#3
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Vì cái bệnh này mà ở cả kỳ thi cấp cao như Olympic 30/4 cũng có chuyện rất vui: Đoàn nào cũng muốn được tham gia ban ra đề để cơ cấu đề của mình vào. Mà đề của các thầy toàn đề khó (thế mới có lợi cho quân ta - biết bài trước mà). Cho nên, mấy năm tôi toàn thấy 2/10 đã được HCĐ. Văn hóa của mình nó vậy, khi mà không ai thấy ngượng khi chạy xe ngược chiều, không ai thấy ngượng khi cho học trò của mình biết đề, không ai thấy ngượng khi cho điểm khống thì bàn những câu chuyện lớn lao thật khó.

#4
tranuong

tranuong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
Học sinh thời nay đi học thật sướng. Em nào thích giỏi thì lo mà học, không lo học thì có cha mẹ lo thay. Cha mẹ không lo thì gv phải lo giúp. Cuối cùng gv không lo thì đã có hiệu trưởng lo giùm .. Ở lại lớp còn khó hơn đạt hs giỏi nhiều.

Thú thật cho đến nay tôi vẫn không biết coi thi mà lơ cho hs quay bài là đúng hay sai? Mình nghiêm khắc trong khi biết chắc chắn rằng phòng bên cạnh hs đang làm loạn thì liệu có đúng với các em đang ngồi dưới kia đang ngước cặp mắt lo lắng nhìn mình?
Hay là bỏ dạy về đi cày?

#5
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết

Hay là bỏ dạy về đi cày?

Khi nào bác về đi cày thì gọi em với nhé < em sẽ đun nước vối xách ra tận ruộng phục vụ bác>.
Một con suối trong không thể làm dòng sông trong được. Nhưng nhiều con suối trong sẽ cải tạo được dòng sông. Mong bác đừng hòa tan .

Một cây làm chẳng nên non

#6
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Đúng vậy, đừng bao giờ hòa tan.

Giống như khi ra đường, gặp đèn đỏ là ta dừng lại, dù người khác vẫn vượt qua ào ào. Có kẻ còn bầm còi tin tin sau lưng ta, có kẻ còn nói ta nhà quê.

Hãy cố làm tốt việc mình làm, đừng so sánh. Chỉ cần so sánh thôi là mình đã vào guồng rồi.

Nhưng muốn làm được những việc tốt lớn, cần mạnh mẽ chứ đừng như thuyết Phật. Đừng ngại đấu tranh mặc dù đấu tranh là tránh đâu.

#7
zang

zang

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết

Thú thật cho đến nay tôi vẫn không biết coi thi mà lơ cho hs quay bài là đúng hay sai? Mình nghiêm khắc trong khi biết chắc chắn rằng phòng bên cạnh hs đang làm loạn thì liệu có đúng với các em đang ngồi dưới kia đang ngước cặp mắt lo lắng nhìn mình?
Hay là bỏ dạy về đi cày?

Em nói thật với các bác là : em đi thi mà thấy thầy cô giáo coi thi lơ là là em khinh và xem thường lắm. Coi thi tốt nghiệp thì không đáng bàn lắm (vì cái tệ khắp nơi nơi là cho nó qua tốt nghiệp) . Nhưng mà ĐH với HSG mà gài đề, rồi nương tay, cho chúng mày giở tý thì không chấp nhận được. Thương đứa này là giết đứa kia, phải công bằng chứ !

Mấy đứa gian trá nhiều thì thành quen à !

#8
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Nhớ hồi xưa mình là trùm quay bài, kỹ năng quay hết xảy vậy mà bắt đầu từ lớp 11 không hiểu lương tâm nó cắn rứt thế nào mà dứt khoát bài làm không được thì thôi, không "thủ" đồ chơi nữa. Lúc đi thi cũng không đem bất cứ tài liệu gì theo (để ôn bài). Ít ra thì bây giờ đàn em nó hỏi thì mình cũng còn tự hào vì biết "điểm dừng" và không thấy xấu hổ.
Mình nghĩ quay bài và việc giám thị nương tay cũng chỉ là quy luật có qua có lại của cuộc sống. Tuy nhiên cần phải nghiêm khắc và công bằng trong vấn đề này. Đừng để những ai thật sự nghiêm túc lại phải thiệt thòi trước những kẻ chỉ biết dựa dẫm (vào phao và vào người khác).

#9
tranuong

tranuong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
@thanbinh0714: Bác tán thành miềng về đi cày hỉ :clap2:. Ừ, nếu bác có những có cơ sở xác đáng thì miềng gật đầu liền, nhưng nếu chỉ vì bác tỏ ra khinh người một cách vô lối ơ bên kia, miềng thấy ngứa lỗ tai nên nói, bác khó chịu cái bụng muốn miềng về vườn cho khuất mắt thì miềng không ưng mô.

Hòa nhập mà không hòa tan? Ừ sao dễ thế mà không ai nghĩ ra hỉ?. Cả nước cứ nháo nhào lên vì gian lận thi cử .. trò quay thầy lơ, quay lơ, quay lơ, quay lơ ..
Nhưng ngẫm lại, thấy khuyên thế chẵng khác gì có học sinh đem một bài toán đến hỏi, lại khuyên mày về đọc kĩ đề bài, xem người ta cho gì hỏi gì ..
Nghe qua thì thật là đung (=đúng)
Đến khi ngẫm lại thật khùng làm sao (=không làm sao)

#10
tranuong

tranuong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
Ở trên, có mấy bác nói đến chuyện dối trá không biết ngượng trong giáo dục; đặc biệt trong thi cử
Tôi may mắn không phải đi coi thi, nhưng bạn bè anh em đi coi thi thì đông, vừa qua khi coi thi tốt nghiệp về đứa nào cũng lắc đầu. Tôi nêu thắc mắc của chúng ra nhằm lưu ý các bác rằng: vẫn còn có người biết ngượng - như cô giáo trẻ trong bài báo, như mấy anh bạn coi thi về; và thậm chí tôi tin rằng đó là số đông, rất đông nữa kia. Vậy thì vấn đề ở đây có lẽ không phải là không biết ngượng mà là tại sao nhiều gv vẫn cứ làm những điều mình không muốn? Thật ra thì ai muốn những cái điều dối trá này? Bài báo đã nêu lên một nguyên nhân: bệnh thành tích, nhưng phương thuốc đặc trị là gì thì vẫn còn để ngõ. Bĩu môi chê bai khinh miệt sự dối trá thì dễ, nhưng tránh được nó và nhất là muốn tiếp cận nó, tìm cách giải quyết thì cần động não thực sự, vì hiển nhiên đây là bài toán chưa có lời giải, đừng mong tra cứu trong bất kì cuốn sách nào mất công, và nhất là không nên tin rằng cứ hô khẩu hiệu là giải quyt1 được vấn đề.

Nói đến chuyện dối trá, lại nhớ chuyện tháng trước khi bác TQT phát biểu trên báo ‘Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống’, ở cơ quan có vị đã hung hăng: sao bác không nói thật? có ai bắt bác nói dối đâu, ngựơc lại là đằng khác- đảng luôn khuyến khích phê và tự phê đó thôi? Bác buông vũ khí rồi còn nói này nói nọ. Nếu bác thấy cơchế buộc bác sống không thật sap bác không từ chức về đi cày đi?
Hề hề, thấy cái ý về đi cày này cũng hay, miềng đưa lên đây, không ngờ lại bắt trúng tần số- đồng thanh tương ứng, hỉ?
@thanhbinh0714: bận quá (luyện thi :clap2:) giờ mới vào nhận cái YM của bác. Bác nên quên cái tiểu luận ấy đi. Với anh bạn tôi cũng thường khuyên nó dẹp - nhưng biết làm sao được, khi vẫn còn có người ưa thứ lí luận ba hoa chung chung.

#11
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
Cô bé thanhbinh mà chịu xách nước cho anh đi cày thì anh cũng muốn bỏ học đi cày luôn. Được không em gái?
Không biết các bác ở nhà khó khăn như thế nào, chứ mai mốt mà Hòa tôi đi dạy chắc là sẽ cho rớt hết (hì hì). Cứ như ông thầy hướng dẫn của tôi bên này, từ năm nhất đậu vào khoa Toán có tất cả 110 người, tới năm thứ 3 thì chỉ còn 38 người, đến năm 4 thì còn đúng 35 người, quả con số đẹp. Phương châm đào tạo của ông là chỉ đào tạo những người có khả năng học toán, còn những ai không có khả năng đuổi hết, còn ít dạy ít, còn nhiều dạy nhiều.
Mình sẽ theo gương ông cụ!
Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.

#12
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết

@thanbinh0714: Bác tán thành miềng về đi cày hỉ :Leftrightarrow. Ừ, nếu bác có những có cơ sở xác đáng thì miềng gật đầu liền, nhưng nếu chỉ vì bác tỏ ra khinh người một cách vô lối ơ bên kia, miềng thấy ngứa lỗ tai nên nói, bác khó chịu cái bụng muốn miềng về vườn cho khuất mắt thì miềng không ưng mô.

Hòa nhập mà không hòa tan? Ừ sao dễ thế mà không ai nghĩ ra hỉ?. Cả nước cứ nháo nhào lên vì gian lận thi cử .. trò quay thầy lơ, quay lơ, quay lơ, quay lơ ..
Nhưng ngẫm lại, thấy khuyên thế chẵng khác gì có học sinh đem một bài toán đến hỏi, lại khuyên mày về đọc kĩ đề bài, xem người ta cho gì hỏi gì ..
Nghe qua thì thật là đung (=đúng)
Đến khi ngẫm lại thật khùng làm sao (=không làm sao)

Bác về đi cày thì em về hầu bác đun nước vối. Sự bằng an trong bằng an mà. Nhưng vẫn mãi còn chữ nếu ...
Bác băn khoăn nghĩa là bác vẫn trong, bác vẫn đau nghĩa là lương tâm người thầy trong bác còn sáng. Những người như thế không giữ lại thì giữ ai . Bác nổi giận với em làm gì. Những thành tích giả lại bóp chết thật những đứa trẻ và nền giáo dục. Thầy cô ngao ngán lắc đầu chê học sinh kém chê đủ thứ ...nhưng mấy ai làm thật đưa ra kết quả thật ... Bài thi học kì chấm chung chất lượng dưới 60% nhưng chất lượng chung lên lớp vẫn hơn 90% ,thậm chí có những bác 100% với các lớp đại trà .Ai là người dũng cảm làm thật báo cáo thật ...
Tại sao không giúp chúng nó học để có kiến thức thật mà lại cho điểm giả để rồi tự an ủi lương tâm mình đã "cứu " chúng không phải thi lại , không phải ở lại lớp .... bao người đã sửa điểm ... còn như thế thì những đứa trẻ không chết thật mới lạ . Nỗi đau này chúng ta phải mang chứ ai?

Một cây làm chẳng nên non

#13
manhut

manhut

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Chỗ tui thi tốt nghiệp "sướng" lắm nha,tài liệu "anh truyền em nối" nhiều vô kể,còn tài liệu nhập khẩu từ nơi khác về...,không làm được bài thì đã có cô giáo thư ký hội đồng (GV nhà trường) lật đật đi từ phòng này qua phòng khác tìm lời giải để đưa bài cho thí sinh...vui đáo để,có khi đang làm bài thi,ngứa ngáy chân ta ra ngoài hành lang vươn vai một cái thấy đi lại nhộn nhịp lắm ha..
Hehe nhưng mà không có giám thị,chắc uống trà nước ở phòng hội đồng và cùng bàn về cải cách giáo dục với mấy thầy chủ tịch hội đồng.hehe cải cách như thế này học sinh suớng như điên,sướng hơn tiên....
Mà thi tốt nghiệp thì chỗ nào chả vui như nhau (thành vở kịch kinh điển rùi).Thi HSG chỗ tui mới vui,nhất là thi QG,hôm đầu các bác ấy coi ghê,làm cho anh em cứ lẳng lặng mà làm,0 dám ho he.Hôm sau mới vui,thầy cô chắc thấy mây trời đẹp quá nên cứ để tâm hồn ngoài cửa sổ,lũ thí sinh tha hồ ĐOÀN KẾT ĐOÀN KẾT ĐẠI ĐOÀN KẾT,THÀNH CÔNG THÀNH CÔNG ĐẠI THÀNH CÔNG.
hehe tất nhiên vẫn có những thằng sĩ diện không hỏi bài ai,không ai hỏi bài.
Mà vui lắm nhé,đi thi phân công mỗi thằng tủ một phần,gặp đề thì thằng này làm xong vứt cho thằng kia....
Mà trước khi thi mới vui,các thầy (hiệu trưởng,hiệu phó,....) mời cả các Đ/c lãnh đạo tỉnh xuống gặp mặt những "nhân tài" và chúc các em thi tút.Thầy cô dặn dò,đi thi phải bình tĩnh(....) và nhất là phải biết kỹ thuật làm bài (chịu cái này thì 0 hiểu)....
À mà vẫn chưa vui bằng cái hồi "nước rút",tự nhiên thấy mấy GS từ Hà Nội về dạy:mừng quýnh,cả lũ học hành hăng lắm,buổi cuối GS về HN có nói chuyện với lũ trẻ ngây thơ là: .....Có chị lúc nãy bảo tôi nhớ "chốt" lại cho các em,tôi không biết "chốt" gì đâu đấy,tôi không ra đề đâu,.
Thầy lãnh đội hoảng quá mới nói với thầy là chị XYZ lúc nãy không hiểu rõ nên mới nói vậy,thầy thông cảm,rùi cả 2 thầy đều cười vì sự hiểu nhầm đáng tiếc,lũ trẻ ở dưới cũng cười vì không hiểu cái gì.
Đúng là đáng cười.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi manhut: 23-06-2006 - 10:41


#14
manhut

manhut

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Giáo Dục Việt Nam như mọi người đều nói:80% là trong sạch,còn 20% là "con sâu bỏ rầu nồi canh".
hehe đáng tiếc là toàn sâu to,20% lại toàn làm*** mới chết chứ.

#15
khtn_kct

khtn_kct

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
ngoai le 1 chut :
bay gio thuc trang o các trường chuyên như :HT;VP;.... các thầy năng lực phải nói là kém và thua xa hoc sinh;
dể tôi nói nhé: thầy đến lớp ra bài ...làm 1 hồi; ko ai làm được và thầy cung cho qua nsau khi....đọc đáp án 1 hồi:hĩ
rồi còn có chuyện thế này:thầy thì dạy đọi tuyển mà chả biết ôn đúng chỗ nữa; dạy toàn nhung cai # mà phần lớn học sinh đội tuyển đều nắm rất chắc!

#16
manhut

manhut

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết

ngoai le 1 chut :
bay gio thuc trang o các trường chuyên như :HT;VP;.... các thầy năng lực phải nói là kém và thua xa hoc sinh;
dể tôi nói nhé: thầy đến lớp ra bài ...làm 1 hồi; ko ai làm được và thầy cung cho qua nsau khi....đọc đáp án 1 hồi:hĩ
rồi còn có chuyện thế này:thầy thì dạy đọi tuyển mà chả biết ôn đúng chỗ nữa; dạy toàn nhung cai # mà phần lớn học sinh đội tuyển đều nắm rất chắc!

uh,tui đâu có noi' j` liên quan đến chuyện này,đang kể chuyện vui 18- mà,nào kể tiếp đi,hoan hô các bác lãnh đạo sáng suốt soi đường cho dân ta đi,nhắm tịt mắt mà đi vì đã có những người đưa đường sáng suốt,không được mở mắt mà đi vì có những người đưa đường sáng suốt,
hoan hô kinh tế định hướng XHCN
hoan hô Giáo dục định hướng XHCN
hoan hô báo chí định hướng XHCN
hoan hô Sự Thật định hướng XHCN

#17
song_ha

song_ha

    Sống là chiến đấu

  • Pre-Member
  • 321 Bài viết
"từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm"

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi song_ha: 24-04-2009 - 06:44

<span style='color:red'>...Này sông cứ chảy như ngày ấy
Có người đi quên mất lối về.....</span>

#18
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết

ngoai le 1 chut :
bay gio thuc trang o các trường chuyên như :HT;VP;.... các thầy năng lực phải nói là kém và thua xa hoc sinh;
dể tôi nói nhé: thầy đến lớp ra bài ...làm 1 hồi; ko ai làm được và thầy cung cho qua nsau khi....đọc đáp án 1 hồi:hĩ
  rồi còn có chuyện thế này:thầy thì dạy đọi tuyển mà chả biết ôn đúng chỗ nữa; dạy toàn nhung cai # mà phần lớn học sinh đội tuyển đều nắm rất chắc!

uh,tui đâu có noi' j` liên quan đến chuyện này,đang kể chuyện vui 18- mà,nào kể tiếp đi,hoan hô các bác lãnh đạo sáng suốt soi đường cho dân ta đi,nhắm tịt mắt mà đi vì đã có những người đưa đường sáng suốt,không được mở mắt mà đi vì có những người đưa đường sáng suốt,
hoan hô kinh tế định hướng XHCN
hoan hô Giáo dục định hướng XHCN
hoan hô báo chí định hướng XHCN
hoan hô Sự Thật định hướng XHCN

Cậu đừng ăn nói lung tung

Cho dù nước Việt Nam ta chưa thể sánh vai các nước khác tuy nhiên một phần truyền thống hào hùng và đi theo co đường Bác chọn. Để lãnh đạo một phần tổ chức và quản lý giáo dục không phải là dễ mà để nhiều thời gian cho việc ấy. Giống như câu truyện của phudu kể trên đã thấy phần nào Giáo Dục VN còn chưa chặc chẽ.
Tất cả là phù du.

#19
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Hôm nay lọ mọ vào đây, đọc được bài bác songha, thấy cũng có người cùng tâm tư. Thực ra thì cái bằng TN không là cái kí lô gì cả, có nó mà không có bằng ĐH cũng khó sống, thôi thì phải cho tụi nó đậu, chứ để tụi nó ở lại trường cũng học không được, mà thi lại cũng không xong, thành ra ảnh hưởng đến lớp học trò sau. Bác nào công tác ở quê mới thấm thía được cái cảnh ông chả ông, thằng chả thằng của học trò.
Mà nhiều khi để tụi nhỏ có cài bằng TN, đi học nghề biết đâu lại còn đỡ cắn rứt lương tâm hơn khi cứ thẳng mực tàu mà kéo, rồi học trò thành ra du thử du thực, vì bế tắc.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyen_hung: 01-07-2006 - 19:14


#20
chleng

chleng

    heo con ngộ nghĩnh

  • Thành viên
  • 54 Bài viết
Bây giờ thì chuyện đó có lẽ cũng giảm vì bộ giáo dục đã ban lệnh mới về vụ thành tích này rồi
Chuc moi nguoi giang sinh vui ve




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh