Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm số nghiệm nguyên của hệ phương trình:

- - - - - nghiệm nguyên tổ hợp

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
dangnamneu

dangnamneu

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 68 Bài viết

Tìm số nghiệm nguyên của hệ phương trình: 

$$\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} + {x_3} + {x_4} + {x_5} = 25\\1 \le {x_i} \le 6,i \in \left\{ {1,2,3,4,5} \right\}\end{array} \right.$$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 28-08-2016 - 09:28

Giáo viên môn Toán tại website : http://vted.vn


#2
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

Tìm số nghiệm nguyên của hệ phương trình: 

$$\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} + {x_3} + {x_4} + {x_5} = 25\\1 \le {x_i} \le 6,i \in \left\{ {1,2,3,4,5} \right\}\end{array} \right.$$

Spoiler

 

Đặt $y_i=x_i-1;\forall i=\overline{1,5}$. Từ giả thiết suy ra $0\le y_i\le 5$
Ta có hệ
$$(I) \; \left\{\begin{matrix}y_1+y_2+...+y_5=20\;\;\;\; (1)\\ 0\le y_i\le 5\; ; \forall i=\overline{1,5}\end{matrix}\right.$$
 
Gọi |X| là tập các nghiệm nguyên không âm của phương trình (1) ta có $|X|=C_{24}^4$.
Gọi $|A|,|B|,|C|,|D|,|E|$ lần lượt là tập tất cả các nghiệm của 5 hệ
$$\left\{\begin{matrix}y_1+y_2+...+y_5=20\\ y_i\ge 6\; ;\forall i\in \{1,2,3,4,5\}\end{matrix}\right.$$
Bằng cách đặt $k_i=y_i-6$ và áp dụng bài toán chia kẹo Euler ta dễ dàng tính được 
$|A|=|B|=|C|=|D|=|E|=0$ (phương trình này vô nghiệm :)) thấy lạ lạ ...)
 
$$|A\cap B| = |A\cap C| = |A\cap D| = |A\cap E| = |B\cap C| = |B\cap D| = |B\cap E| = |C\cap D| = |C\cap E| = |D\cap E| =0$$
$$|A\cap B\cap C| = |A\cap B\cap  D| = |A\cap B \cap E| = |A\cap C\cap D| = |A\cap C\cap E| = |A\cap D\cap E| = |B\cap C\cap D| =0$$
$|B\cap C\cap E| + |B\cap D\cap E| + |C\cap D\cap E| =0$
$$|A\cap B\cap C\cap D| = |A\cap B\cap C\cap E| = |A\cap B\cap D\cap E| = |A\cap C\cap D\cap E| = |B\cap C\cap D\cap E| =0$$
$$ |A\cap B\cap C\cap D\cap E| =0$$
 
Theo nguyên lý bù trừ ta có số nghiệm hệ (I) là
$$X-(|A| + |B| + |C| + |D| + |E| - |A\cap B| - |A\cap C| - |A\cap D| - |A\cap E| - |B\cap C| - |B\cap D| - |B\cap E| - |C\cap D| - |C\cap E| - |D\cap E| + |A\cap B\cap C| + |A\cap B\cap D| + |A\cap B\cap E| + |A\cap C\cap D| + |A\cap C\cap E| + |A\cap D\cap E| + |B\cap C\cap D| + |B\cap C\cap E| + |B\cap D\cap E| + |C\cap D\cap E| - |A\cap B\cap C\cap D| - |A\cap B\cap C\cap E| - |A\cap B\cap D\cap E| - |A\cap C\cap D\cap E| - |B\cap C\cap D\cap E| + |A\cap B\cap C\cap D\cap E| )$$
$$=C_{24}^4=10626. \;\; \blacksquare$$

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#3
LAdiese

LAdiese

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 101 Bài viết

Tìm số nghiệm nguyên của hệ phương trình:
$$\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} + {x_3} + {x_4} + {x_5} = 25\\1 \le {x_i} \le 6,i \in \left\{ {1,2,3,4,5} \right\}\end{array} \right.$$

HPT đã cho tương đương với:
$\left\{\begin{matrix} y_{1}+y_{2}+...+y_{5}=20\\ 0\leq y_{i}\leq 5 \end{matrix}\right.$ $(*)$
Ta thấy với $y_{i}\geq 0$ thì $(*)$ có số nghiệm là $C_{24}^{4}$. 

Có 1 ẩn $\geq 6$  thì $(*)$ có số nghiệm là $C_{5}^{1}.C_{18}^{4}$.

Có 2 ẩn $\geq 6$  thì $(*)$ có số nghiệm là $C_{5}^{2}.C_{12}^{4}$.

Có 3 ẩn $\geq 6$  thì $(*)$ có số nghiệm là $C_{5}^{3}.C_{6}^{4}$.

Vậy số nghiệm thỏa $(*)$ cũng là số nghiệm cần tìm là:

$C_{24}^{4}-(C_{5}^{1}.C_{18}^{4}+C_{5}^{2}.C_{12}^{4}+C_{5}^{3}.C_{6}^{4})=10626-(3060+4950+150)=2466$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LAdiese: 29-08-2016 - 09:40


#4
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Tìm số nghiệm nguyên của hệ phương trình: 

$$\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} + {x_3} + {x_4} + {x_5} = 25\\1 \le {x_i} \le 6,i \in \left\{ {1,2,3,4,5} \right\}\end{array} \right.$$

Trước khi giải bài này, mình xin chia sẻ một "bí kíp gia truyền" có liên quan.Đó là số nghiệm NGUYÊN của hệ :

$\left\{\begin{matrix}x+y+z=k\\1\leqslant x,y,z\leqslant m \end{matrix}\right.$

Gọi số nghiệm nguyên của hệ trên là $M$.Ta có thể tìm $M$ bằng cách sau đây :

Bước 1 : Viết ra một dãy gồm 4m-3 SỐ như sau $\underbrace{0,0,0,...,0}_{m-1\ so\ 0},1,2,...,m-1,m,m-1,...,2,1,\underbrace{0,0,0,...,0}_{m-1\ so\ 0}$

Bước 2 : Gieo một đồng tiền xem được SẤP hay NGỬA.

Bước 3 : Lập tổng của $m$ số liên tiếp của dãy trên, từ số thứ k-2 đến số thứ k+m-3 (thứ tự các số tính từ bên trái nếu SẤP; từ bên phải nếu NGỬA).Tổng tìm được chính là $M$.

(Việc chứng minh "bí kíp" này cũng không khó lắm, lại khá thú vị nên xin dành cho bạn đọc  :icon6: )

 

Từ "bí kíp" trên lại có thể rút ra 2 điều sau :

- Nếu $3\leqslant k\leqslant m+2$ thì $M=C_{k-1}^2$

- Nếu $2m+1\leqslant k\leqslant 3m$ thì $M=C_{3m-k+2}^2$ (*)

 

Quay lại bài toán của chúng ta.Hệ đã cho tương đương với :

$\left\{\begin{matrix}x_1+x_2+x_3=k\\x_4+x_5=25-k\\1\leqslant x_i\leqslant 6\ ;i\in \left \{ 1,2,3,4,5,6 \right \} \end{matrix}\right.$

Gọi $P$ là số nghiệm nguyên của hệ đã cho.$P$ chính là tổng số nghiệm nguyên của hệ trên khi $k$ chạy từ $3$ đến $18$.

Dễ thấy khi $3\leqslant k\leqslant 12$ thì hệ trên vô nghiệm.

Và khi $13\leqslant k\leqslant 18$ thì theo (*), phương trình thứ nhất có $C_{3.6-k+2}^2=C_{20-k}^2$ nghiệm nguyên, còn phương trình thứ hai có k-12 nghiệm nguyên.Khi đó hệ có $(k-12).C_{20-k}^2$ nghiệm nguyên.

$\Rightarrow P=\sum_{k=13}^{18}(k-12)C_{20-k}^2=C_7^2+2C_6^2+3C_5^2+...+6C_2^2=\sum_{i=2}^{7}C_i^2+\sum_{i=2}^{6}C_i^2+...+\sum_{i=2}^{2}C_i^2$

Mà $\sum_{i=2}^{j}C_i^2=\frac{(j+1).j.(j-1)}{6}=C_{j+1}^3$

$\Rightarrow P=\sum_{i=2}^{7}C_{i+1}^3=\frac{\frac{6.7.8.9}{4}}{6}=\frac{A_9^4}{24}=126$

 

Trả lời : Hệ đã cho có $126$ nghiệm nguyên.


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#5
LAdiese

LAdiese

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 101 Bài viết

HPT đã cho tương đương với:
$\left\{\begin{matrix} y_{1}+y_{2}+...+y_{5}=20\\ 0\leq y_{i}\leq 5 \end{matrix}\right.$ $(*)$
Ta thấy với $y_{i}\geq 0$ thì $(*)$ có số nghiệm là $C_{24}^{4}$. 

Có 1 ẩn $\geq 6$  thì $(*)$ có số nghiệm là $C_{5}^{1}.C_{18}^{4}$.

Có 2 ẩn $\geq 6$  thì $(*)$ có số nghiệm là $C_{5}^{2}.C_{12}^{4}$.

Có 3 ẩn $\geq 6$  thì $(*)$ có số nghiệm là $C_{5}^{3}.C_{6}^{4}$.

Vậy số nghiệm thỏa $(*)$ cũng là số nghiệm cần tìm là:

$C_{24}^{4}-(C_{5}^{1}.C_{18}^{4}+C_{5}^{2}.C_{12}^{4}+C_{5}^{3}.C_{6}^{4})=10626-(3060+4950+150)=2466$

Hôm nay lang thang trên forum, phát hiện bài mình đã giải sai, xin chỉnh lại như sau:

HPT đã cho tương đương với:
$\left\{\begin{matrix} y_{1}+y_{2}+...+y_{5}=20\\ 0\leq y_{i}\leq 5 \end{matrix}\right.$ $(*)$
Ta thấy với $y_{i}\geq 0$ thì $(*)$ có số nghiệm là $C_{24}^{4}$. 

Có 1 ẩn $\geq 6$  thì $(*)$ có số nghiệm là $C_{5}^{1}.C_{18}^{4}$.

Có 2 ẩn $\geq 6$  thì $(*)$ có số nghiệm là $C_{5}^{2}.C_{12}^{4}$.

Có 3 ẩn $\geq 6$  thì $(*)$ có số nghiệm là $C_{5}^{3}.C_{6}^{4}$.

Theo nguyên lý bù trừ, ta có số nghiệm thỏa $(*)$ cũng là số nghiệm cần tìm là:

$C_{24}^{4}-(C_{5}^{1}.C_{18}^{4}-C_{5}^{2}.C_{12}^{4}+C_{5}^{3}.C_{6}^{4})=10626-15300+4950-150=126$



#6
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 940 Bài viết

Tìm số nghiệm nguyên của hệ phương trình: 
$$\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} + {x_3} + {x_4} + {x_5} = 25\\1 \le {x_i} \le 6,i \in \left\{ {1,2,3,4,5} \right\}\end{array} \right.$$

Cách khác, ta có hàm sinh cho số nghiệm nguyên của phương trình đã cho :$$\begin {align*}
f(x)&=(x+x^2+x^3+x^4+x^5+x^6)^5\\
&=\frac {(x-x^7)^5}{(1-x)^5}\\
\Rightarrow [x^{25}]f(x)&=[x^{25}](x^5-5x^{11}+10x^{17}-10x^{23})\sum_{n\geq0}\binom{n+4}{4}x^n\\
&=\binom{24}{4}-5\binom{18}{4}+10\binom{12}{4}-10\binom{6}{4}\\
&=10626-15300+4950-150\\
&=\color {blue}126
\end{align*}$$
===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#7
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 940 Bài viết

Spoiler

Đặt $y_i=x_i-1;\forall i=\overline{1,5}$. Từ giả thiết suy ra $0\le y_i\le 5$
Ta có hệ
$$(I) \; \left\{\begin{matrix}y_1+y_2+...+y_5=20\;\;\;\; (1)\\ 0\le y_i\le 5\; ; \forall i=\overline{1,5}\end{matrix}\right.$$Gọi |X| là tập các nghiệm nguyên không âm của phương trình (1) ta có $|X|=C_{24}^4$

Mình xin phép ngắt tại đây, và thay vào đó ...
Ta thấy $20=6\times 3+2$ nên phương trình sẽ có 1,2 hoặc 3 nghiệm $y_i\geq 6$, do đó ta phải trừ đi số các nghiệm $y_i\geq 6$ này. Theo nguyên lý bù trừ ta có :$$ \begin{align*}
&\binom{5}{1}\binom{14+4}{4}-\binom{5}{2}\binom{8+4}{4}+\binom{5}{3}\binom{2+4}{4}\\
&=15300-4950+150=10500\\
&\Rightarrow \left | X \right |-10500=10626-10500\\
&=\color {blue}126\end{align*}$$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nobodyv3: 19-07-2023 - 22:31

===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: nghiệm nguyên, tổ hợp

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh