Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA TỈNH NAM ĐỊNH 2016-2017


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
Hieutran2000

Hieutran2000

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 54 Bài viết

Ngày 1
Bài 1: Giải hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix}x^{3}-y^{3}+3y^{2}+x-4y+2=0 & \\ \sqrt{2x^{2}+x+9}+\sqrt{2y^{2}-5y+4}=2x-y+5. & \end{matrix}\right.$
Bài 2:Cho dãy số {$x_{n}$} được xác định như sau:$\left\{\begin{matrix}x_{1}=1 & \\ x_{n+1}=1+\frac{n}{x_{n}} & \end{matrix}\right.$
1.Chứng minh rằng:$\sqrt{n}< x_{n}< \sqrt{n}+1 ,\forall n\geq 2.$
2.Với mỗi $n\in \mathbb{N^{*}}$, đặt $y_{n}=\frac{x_{n}}{\sqrt{n}}$.Chứng minh rằng dãy {$y_{n}$} có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.
Bài 3: Cho tam giác nhọn $ABC$ ($AB< AC$) ngoại tiếp đường tròn $\left ( I \right )$ và nội tiếp đường tròn $\left ( O \right )$. Gọi $P$ là trung điểm cung $BC$ không chứa $A$ của đường tròn $\left ( O \right )$; $J$ là điểm đối xứng với $I$ qua $O$. Tiếp tuyến tại $I$ của đường tròn ngoại tiếp tam giác $IBC$ cắt $BC$ tại $M$; $H$ là hình chiếu của $M$ trên $OI$. Gọi $D$ là trung điểm cạnh $BC$ và $K$ là giao điểm thứ hai của $ID$ với đường tròn ngoại tiếp tam giác $ODH$.
1.Chứng minh rằng tam giác $JPM$ vuông tại $P$.
2.Chứng minh rằng 3 điểm $H$, $A$, $K$ thẳng hàng.
Bài 4: Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{N^{*}}\rightarrow \mathbb{N}^{*}$ thỏa mãn điều kiện
$(n-1)^{2}< f(n).f(f(n))<n^{2}+n,\forall n \in \mathbb{N^{*}}$.
Bài 5: Cho tập $S$ ={1, 2, 3, 4 ,5} và số nguyên dương $n$.Có bao nhiêu số nguyên dương M thỏa mãn đồng thời các điều kiện:
a. M có $n$ chữ số được lấy từ $S$;
b.2 chữ số cạnh nhau của M hơn kém nhau nhiều nhất 1?

Ngày 2

Bài 1:Cho các số thực dương $a,b,c$ thỏa mãn $a+b+c=3$.

  Chứng minh rằng: $\frac{(a+\sqrt{b})^{2}}{\sqrt{a^{2}-ab+b^{2}}}+ \frac{(b+\sqrt{c})^{2}}{\sqrt{b^{2}-bc+c^{2}}}+ \frac{(c+\sqrt{a})^{2}}{\sqrt{c^{2}-ca+a^{2}}}\leq 12$.

Bài 2:Cho 2 đa thức hệ số nguyên $P(x)=a_{n}x^{n}+ a_{n-1}x^{n-1}+ ...+ a_{1}x+ a_{0}$ và $Q(x)=b_{n}x^{n}+ b_{n-1}x^{n-1}+ ...+ b_{1}x+ b_{0}$ thỏa mãn $a_{n}-b_{n}$ là một số nguyên tố và $a_{n-1}=b_{n-1}$. Giả sử 2 đa thức $P(x),Q(x)$ có một nghiệm hữu tỉ chung là $m$ và $m\neq 0$. Chứng minh rằng $m$ là một số nguyên.

Bài 3: Cho tam giác nhọn $ABC$ không cân nội tiếp đường tròn $\omega$ tâm $O$. Một đường tròn $\omega^{,}$ đi qua $B, C$ cắt các cạnh $AB, AC$ lần lượt ở $E, F$ ($E, F \neq A$). Đường tròn ngoại tiếp tam giác $AEF$ cắt lại đường tròn $\omega$ tại $K$ ($A \neq K$). $KE, KF$ lần lượt cắt lại đường tròn $\omega$ tại $Q, P$ ($P,Q \neq K$). Gọi $T$ là giao điểm của $BQ$ và $CP$; $M, N$ lần lượt là trung điểm $BF, CE$.

  1. Chứng minh rằng $A, O, T$ thẳng hàng.

  2. Chứng minh rằng $KA$ là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác $AMN$.

Bài 4: Tìm tất cả các số nguyên dương $n>1$ có tính chất: nếu $a, b$ là các ước số của $n$ và $(a,b)=1$ thì $a+b-1$ cũng là ước số của $n$.

Bài 5: Cho $n$ là số nguyên dương lớn hơn 1 và $2n$ điểm trong không gian sao cho không có 4 điểm nào trong chúng đồng phẳng. Xét $n^{2}+1$ đoạn thẳng bất kì, mỗi đoạn có 2 đầu mút là 2 trong $2n$ điểm trên. Chứng minh:

  1. Có ít nhất 1 tam giác được tạo thành từ $n^{2}+1$ đoạn trên;

  2. Có ít nhất $n$ tam giác được tạo thành từ $n^{2}+1$ đoạn trên.

Hình gửi kèm

  • 20161018_174006.jpg
  • 20161019_172530.jpg

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hieutran2000: 19-10-2016 - 18:16

$\sum =\prod$


#2
loolo

loolo

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 198 Bài viết

Bài 1:

$pt(1)\Leftrightarrow x^{3}+x=(y-1)^{3}+(y-1)$

Xét $f(t)=t^{3}+t$, dễ thấy hàm đồng biến trên $\mathbb{R}$

Ta có: $f(x)=f(y-1)$

          $\Leftrightarrow x=y-1$

Thế vào pt(2) ta được:

$\sqrt{2y^{2}-3y+10}+\sqrt{2y^{2}-5y+4}=y+3$

$\Leftrightarrow (\sqrt{2y^{2}-3y+10}+\sqrt{2y^{2}-5y+4})(\sqrt{2y^{2}-3y+10}-\sqrt{2y^{2}-5y+4}-2)=0$

Tới đây ok rồi.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi loolo: 18-10-2016 - 19:18

 


#3
proram013

proram013

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

Bài 4 là bài Canada 2015 mình vừa làm hôm qua :D  :D 

 

http://l.facebook.co...433&h=3AQFJowdd



#4
leanh9adst

leanh9adst

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết
Câu a hình kẻ đường kính PQ của (O).
Câu b khó :)))

Mặt trời mọc rồi lặn,mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời!


#5
vpvn

vpvn

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 41 Bài viết

câu b hình 

PQ là đường kính MA cắt (O) tại T

chứng minh $\widehat{AQJ}=90$ bằng cộng góc $\Rightarrow$ QJ song song AP

MI2=MB*MC=MT*MA $\Rightarrow$ IT vuông góc MA

chứng minh QAT đồng dạng PIT $\Rightarrow \frac{QA}{AT}= \frac{PI}{IT}= \frac{QJ}{IT}$ 

 $\Rightarrow $  AQJ đồng dạng ATI  $\Rightarrow \widehat{AJQ}= \widehat{AIT}= \widehat{AMI}$ hay $\widehat{JAI}= \widehat{IMA}$

 $\Rightarrow $ MA vuông góc AJ  từ đây A J P H M cùng thuộc một đường tròn

suy ra $\widehat{KHO}=\widehat{KDO}=\widehat{APJ}=\widehat{AHJ}$ hay A K H thẳng hàng (dpcm)



#6
Hieutran2000

Hieutran2000

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 54 Bài viết

câu b hình 

PQ là đường kính MA cắt (O) tại T

chứng minh $\widehat{AQJ}=90$ bằng cộng góc $\Rightarrow$ QJ song song AP

MI2=MB*MC=MT*MA $\Rightarrow$ IT vuông góc MA

chứng minh QAT đồng dạng PIT $\Rightarrow \frac{QA}{AT}= \frac{PI}{IT}= \frac{QJ}{IT}$ 

 $\Rightarrow $  AQJ đồng dạng ATI  $\Rightarrow \widehat{AJQ}= \widehat{AIT}= \widehat{AMI}$ hay $\widehat{JAI}= \widehat{IMA}$

 $\Rightarrow $ MA vuông góc AJ  từ đây A J P H M cùng thuộc một đường tròn

suy ra $\widehat{KHO}=\widehat{KDO}=\widehat{APJ}=\widehat{AHJ}$ hay A K H thẳng hàng (dpcm)

Cách này giống cách mình  :D


$\sum =\prod$


#7
proram013

proram013

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

Bài 4 là bài Canada 2015 mình vừa làm hôm qua  :D  :D

 

http://www.artofprob...1081576p4756433



#8
leanh9adst

leanh9adst

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

Bài 1( Ngày 2)

Ta có:$4(a^{2}-4ab+4b^{2})=3(a-b)^{2}+(a+b)^{2}\geq (a+b)^{2} \Rightarrow \frac{(a+\sqrt{b})^{2}}{\sqrt{a^{2}-ab+b^{2}}} \leq \frac{2(a+\sqrt{b})^{2}}{a+b}$

Do đó bất đẳng thức cần chứng minh trở thành:

$\sum \frac{(a+\sqrt{b})^2}{a+b}\leq 6$

Theo BĐT Cauchy-Schwarz:

$\frac{(a+\sqrt{b})^{2}}{a+b}\leq \frac{a^{2}}{a}+\frac{(\sqrt{b})^{2}}{b}\doteq a+1$

Tương tự sau đó cộng vế với vế ta có đpcm.


Mặt trời mọc rồi lặn,mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời!


#9
Hieutran2000

Hieutran2000

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 54 Bài viết
Bài 5 ngày 2 câu a dùng định lý Turan (định lí Turan xem ở đây: https://en.m.wikiped...Turán's_theorem)
câu b thì mình chưa nghĩ ra

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hieutran2000: 20-10-2016 - 12:08

$\sum =\prod$


#10
quantv2006

quantv2006

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết

Bài hình 3 ngày 2: Gọi AH là đường cao của ABC, A' là trung điểm của BC. Chứng minh tứ giác HA'NM là tứ giác nội tiếp.

 

EF cắt BC tại S. T là trung điểm của SA. T, M, N thẳng hàng theo Gauss. Chứng minh TH là tiếp tuyến với đường tròn (HNM). Tức là TH.TH = TM.TN = TA.TA. Vậy TA là tiếp tuyến của (AMN)



#11
leanh9adst

leanh9adst

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

Bài 4 Ngày 2 gần giống 1 bài Russian MO 1989


Mặt trời mọc rồi lặn,mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời!


#12
Hoang Nhat Tuan

Hoang Nhat Tuan

    Hỏa Long

  • Thành viên
  • 974 Bài viết

Bài 5 ngày 2 câu a dùng định lý Turan (định lí Turan xem ở đây: https://en.m.wikiped...Turán's_theorem)
câu b thì mình chưa nghĩ ra

Xét $n=2$, trường hợp này đơn giản, giả sử bài toán đúng đến $n=k$, ta chứng minh trường hợp $n=k+1$

Theo định lý Turan đồ thị $G$ này chứa ít nhất 1 tam giác (ý 1 của bài), $\Delta ABC$ chẳng hạn.

Không mất tính tổng quát giả sử $d(A)\leq d(B)\leq d(C)$. Ta sẽ xét đồ thị $G'$ không chứa đỉnh $A,B$, lúc này trong $G'$ có $2k$ đỉnh, tiếp theo nếu ta chứng minh được trong $G'$ có $\geq k^2+1$ cạnh nữa là đủ (mà điều này là tương đương với $f(A)+f(B)\leq 2k+1$, ở đây $f(A)$ là số đỉnh khác $A,B,C$ trong $G$ mà kề với $A$, $f(B),f(C)$ xác định tương tự)

Cuối cùng ta chỉ cần xét $S$ bằng tổng số các đỉnh trong $G$ kề chung $A$ với $B$, kề chung $B$ với $C$, kề chung  $C$ với $A$ mà khác $A,B,C$.

Nếu $S\geq k$ thì hiển nhiên suy ra đpcm (chú ý bổ sung tam giác $ABC$).

Nếu $S<k$ thì sẽ dẫn đến $f(A)+f(B)\leq 2k+1$ (bằng cách chứng minh $f(A)+f(B)+f(C)\leq 3k-2$ rồi dùng dữ kiện $d(A)\leq d(B)\leq d(C)$


Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được.

#13
Hieutran2000

Hieutran2000

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 54 Bài viết

Bài 5 câu b có thể dùng bổ đề: Đồ thị $G$ có $n$ đỉnh và $m$ cạnh thì có ít nhất $\frac{4m}{3n}(m-\frac{n^{2}}{4})$ tam giác. (Với $m> \frac{n^{2}}{4}$)

( Câu 5 ngày 2 tham khảo thêm ở đây:

https://ia800203.us....8176-8154-8.pdf , trang 123-124)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hieutran2000: 29-10-2016 - 23:06

$\sum =\prod$





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh