Đến nội dung

Hình ảnh

Nguyên lí Dirichlet


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
Air Force

Air Force

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 145 Bài viết

Ai có tài liệu về nguyên lí Dirichlet không, cho mình xin với.



#2
tuan pham 1908

tuan pham 1908

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết

Nguyên lý Dirichlet mở rộngNếu m con chim bồ câu được đặt vào n chuồng chim bồ câu và m > n, thì (ít nhất) một chuồng chim bồ câu sẽ bao hàm ít nhất $\frac{m}{n}$ con chim bồ câu nếu m là bội của n, và ít nhất $\frac{m}{n}$ +1 con chim bồ câu nếu m không phải là bội của n.

— [2]

Mở rộng hơn nữa, ta có thể viết nguyên lý ngăn kéo Dirichlet như sau:

Nếu m vật thể được đặt vào n hộp chứa, thì ít nhất một hộp chứa sẽ mang không dưới $\frac{m}{n}$ vật thể và ít nhất một hộp chứa sẽ mang không quá $\frac{m}{n}$ vật thể.

Chú thích:

  • $\frac{m}{n}$ là phần nguyên trần của phép tính m chia cho n, có giá trị bằng số nguyên nhỏ nhất có giá trị lớn hơn hay bằng kết quả của phép tính m/n. Ví dụ $\frac{3}{4}$ =1
  • $\frac{m}{n}$ là phần nguyên sàn của phép tính m chia cho n, có giá trị bằng số nguyên lớn nhất có giá trị nhỏ hơn hay bằng kết quả của phép tính m/n. Ví dụ $\frac{3}{4}$ =0

Diễn đạt theo "ngôn ngữ" xác suất thống kê “ Nếu m chim bồ câu được đặt vào n chuồng với xác suất đồng nhất là 1/n, thì ít nhất 1 chuồng bồ câu sẽ có hơn 1 con chim với xác suất như sau 1- $\frac{(n)m}{nm}$ ”

với (n)m là giai thừa giảm n(n − 1)(n − 2)...(n − m + 1). Với m = 0 và m = 1 (and n > 0), xác suất bằng không; nói cách khác, nếu chỉ có 1 con chim thì sẽ không có chuyện nhiều chim ở chung 1 chuồng. Với m > n (số chim nhiều hơn số chuồng) thì chắc chắn sẽ có chuyện "chung đụng", trong trường hợp này nó trùng khớp với nguyên lý chuồng bồ câu nguyên bản. Nhưng mà ngay cả khi số chim không vượt quá số chuồng (m ≤ n), do tính ngẫu nhiên của việc xếp chim vào chuồng, vẫn có khả năng nhiều chim sẽ phải ở chung 1 chuồng với nhau. Ví dụ nếu 2 chim được xếp vào 4 chuồng thì vẫn có 25% khả năng 2 chim này ở chung chuồng, với 5 chim và 10 chuồng thì khả năng có nhiều chim trong 1 chuồng là 69.76%; và với 10 chim - 20 chuồng thì con số này là 93.45%. Nếu số chuồng chim không đổi, thì dĩ nhiên xác suất nhiều chim ở trong 1 chuồng sẽ càng tăng khi tổng số chim càng tăng. Vấn đề này được xem xét ở quy mô lớn hơn trong nghịch lý ngày sinh.

Một dạng mở rộng khác của nguyên lý này theo ngôn ngữ xác suất thống kê:

Nếu một biến ngẫu nhiên X có giá trị trung bình hữu hạn E(X) thì xác suất X lớn hơn hay bằng E(X) là khác 0, và xác suất X nhỏ hơn hay bằng E(X) cũng khác 0.

Điều này có nghĩa là, đặt m chim bồ câu vào n chuồng và gọi X là số chim trong 1 tổ được chọn ngẫu nhiên. Giá trị trung bình của X là m/n, vì vậy nếu số chim nhiều hơn số chuồng thì giá trị trung bình của X sẽ lớn hơn 1. Vì vậy, tồn tại khả năng X có giá trị lớn hơn 2.

Đối với tập hợp vô hạn

Nguyên lý ngăn kéo Dirichlet có thể được mở rộng để ứng dụng cho tập hợp vô hạn bằng cách diễn dạt lại theo thuật ngữ của cơ số:

Nếu số phần tử của tập hợp A lớn hơn số phần tử của tập hợp B, thì không tồn tại phép nội xạ nào từ A đến B.

Tuy nhiên theo cách viết này, nguyên lý Dirichlet mang tính chất lặp thừa, bởi vì rõ ràng nếu số phần tử của tập A lớn hơn tập B thì đương nhiên không có phép nội xạ nào từ A sang B cả. Điều khiến cho trường hợp tập vô hạn trở nên thú vị là, nó cung cấp thêm ít nhất một yếu tố cho một tập hợp là đủ để đảm bảo rằng sự gia tăng lực lượng.

Một số ví dụ Đếm tóc

Theo các nghiên cứu, trung bình mỗi người chỉ có chừng 100.000 đến 150.000 sợi tóc. Như vậy, ví dụ, ở Singapore có dân số hơn 3 triệu người thì ít nhất sẽ có 2 người có số sợi tóc giống hệt nhau.[1]

Nghịch lý ngày sinh

Nghịch lý ngày sinh hay luận đề ngày sinh đề cập đến khả năng về một số người có chung 1 ngày sinh trong 1 đám đông m người được chọn ngẫu nhiên. Theo nguyên lý ngăn kéo Dirichlet, ví dụ, nếu n=367 thì ít nhất sẽ có 2 người có chung 1 ngày sinh (số ngày trong năm là 366 ngày, tính cả ngày 29 tháng 2 của năm nhuận).[3]

Nếu xét công thức 1- $\frac{(n)_{m}}{n^{m}}$thì chỉ cần m = 57 là xác suất hai người có chung 1 ngày sinh đã lên tới 99%.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tuan pham 1908: 19-10-2016 - 20:59


#3
LinhToan

LinhToan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 269 Bài viết

có nhiều mà , nhưng chỉ cần hiểu đơn giản thôi , ko cần quá phức tạp

nếu cần ,bạn có thể tìm trên mạng mà

nhưng nhớ là học đơn giản thôi!



#4
hoduchieu01

hoduchieu01

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

Một số bài liên qua nguyên lí dirichle:

Bài 1:

 Cho 51 số nguyên dương khác nhau có 1 chữ số và có 2 chữ số. CMR ta có thể chọn ra 6 số nào đó mà bất cứ 2 số nào trong số đã lấy ra ấy không có chữ số hàng đơn vị giống nhau cũng không có chữ số hàng chục giống nhau

Bài 2:

Giả sử 1 bàn cờ hình chữ nhật có 3x7 ô vuông được sơn xanh hoặc đỏ.Chứng minh rằng với cách sơn màu bất kì ,trong bàn cờ luôn tồn tại hình chữ nhật gồm các ô ở 4 góc là các ô cùng màu 

Bài 3:

xét tập S={1,2,3,4,...,2016} mỗi số được tô bởi 1 trong 5 màu xanh đỏ tím vàng nâu Cmr: tồn tại 3 số a,b,c phân biệt  sao cho a là bội của b và b là bội của c



#5
trongnam

trongnam

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 47 Bài viết

minh co bai nay;

CM: Trong 5 số tự nhiên bất kì luôn tìm được 3 số có tổng chia hết cho 3






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh