Đến nội dung

Hình ảnh

$\boxed{Topic}$ ÔN THI VÀO THPT CHUYÊN TOÁN NĂM HỌC 2017-2018

ôn thi vào thpt chuyên 2017 ôn thi vào thpt chuyên toán

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 136 trả lời

#121
viet9a14124869

viet9a14124869

    Trung úy

  • Thành viên
  • 903 Bài viết

Các bài 23 và 24 vẫn chưa có lười giải ,,,các bạn tham gia giải nhé !!!

$\boxed{26}$ Giải phương trình $x.\sqrt{x^2+x+1}+\sqrt{3x+1}=x^2+x+3$

$\boxed{27}$ Giải phương trình $x^3+5x^2+10x=(3x^2+3x+6)\sqrt{x+2}$

P/s: lâu rồi không qua topic, thấy vắng quá =((

Bài 26 , Ta có $x\sqrt{x^2+x+1}+\sqrt{3x+1}\leq (\frac{x^2+x^2+x+1}{2})+(\frac{3x+1}{6}+\frac{3}{2})< x^2+x+3$ .........Do đó bài này vô nghiệm

Bài 27 , Đặt $\sqrt{x+2}=a\Rightarrow x(x^2+5a^2)=3(x^2+a^2)a\Rightarrow x=a\Rightarrow x^2-x-2=0 \Rightarrow x=2$  theo điều kiện x > 0

 

%%- %%- %%-  


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi viet9a14124869: 09-04-2017 - 19:45

                                                                    SÓNG BẮT ĐẦU TỪ GIÓ

                                                                    GIÓ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ?

                                                                    ANH CŨNG KHÔNG BIẾT NỮA 

                                                                    KHI NÀO...? TA YÊU NHAU .


#122
TenLaGi

TenLaGi

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 120 Bài viết
Bài 28: Cho 2 số thực x;y thỏa mãn :$x^2+y^2=1$.Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của P=$\sqrt{3}xy+y^2$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi aditconmeno: 09-04-2017 - 20:22

            ~~~Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài~~~

                         


#123
viet9a14124869

viet9a14124869

    Trung úy

  • Thành viên
  • 903 Bài viết
Bài 28: Cho 2 số thực x;y thỏa mãn :$x^2+y^2=1$.Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của P=$\sqrt{3}xy+y^2$

Ta có $\frac{-1}{2}=\frac{-x^2}{2}-\frac{3y^2}{2}+y^2\leq \sqrt{3}xy+y^2\Leftrightarrow x=-\sqrt{3}y\Leftrightarrow .....$

Và $\frac{3}{2}=\frac{3x^2}{2}+\frac{y^2}{2}+y^2\geq \sqrt{3}xy+y^2\Leftrightarrow \sqrt{3}x=y\Leftrightarrow .....$         

 

%%- %%- %%- GOOD LUCK !!!


                                                                    SÓNG BẮT ĐẦU TỪ GIÓ

                                                                    GIÓ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ?

                                                                    ANH CŨNG KHÔNG BIẾT NỮA 

                                                                    KHI NÀO...? TA YÊU NHAU .


#124
dungxibo123

dungxibo123

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 330 Bài viết

Bài 29 ( Thành Phố Hồ Chí Minh 2016): cho $m,n$ là 2 số tự nhiên thỏa $5m+n \vdots 5n+m$ chứng minh $m \vdots n$


myfb : www.facebook.com/votiendung.0805
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~o0o~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
SỢ HÃI giúp ta tồn tại

NGHỊ LỰC giúp ta đứng vững

KHÁT VỌNG giúp ta tiến về phía trước

Võ Tiến Dũng  

:like  :like  :like  :like  :like 

 

 


#125
NHoang1608

NHoang1608

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

Bài 29 ( Thành Phố Hồ Chí Minh 2016): cho $m,n$ là 2 số tự nhiên thỏa $5m+n \vdots 5n+m$ chứng minh $m \vdots n$

Đặt $5m+n = k(5n+m)$

Nếu $k\geq 5 \Rightarrow 5m+n \geq 25n+5m$ (vô lí)

Nếu $k=1 \Rightarrow m=n$ hay $m\vdots n$

Nếu $k=2 \Rightarrow 3m=9n \Rightarrow m=3n \Rightarrow m\vdots n$

Nếu $k=3 \Rightarrow 2m=14n \Rightarrow m=7n \Rightarrow m\vdots n$

Nếu $k=4 \Rightarrow m=19n \Rightarrow m\vdots n$

Tóm lại $m\vdots n$.

 

P/s: Mình nghĩ là $m,n$ nguyên và đề nghị mọi người đăng đúng TOPIC. Không đăng lung tung và pai đánh số tt.

Phiền Mr.Cooper xóa bài hoặc chỉnh bài viết thành đề toán bđt hoặc pt vô tỷ. Bạn có thể đăng bài hình này vào topic của thầy Hùng. Riêng bài dungxibo mang tính bđt nên..


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NHoang1608: 09-04-2017 - 21:03

The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.

----- Michelangelo----


#126
Mr Cooper

Mr Cooper

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 496 Bài viết

$\boxed{30}$ Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa $abc=1$. Chứng minh rằng:

\[ a+b+c \ge \dfrac{1+a}{1+b}+\dfrac{1+b}{1+c}+\dfrac{1+c}{1+a} \]


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mr Cooper: 09-04-2017 - 21:28


#127
Mr Cooper

Mr Cooper

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 496 Bài viết

Góp 1 câu sử dụng Cauchy-schwarz 

$\boxed{21}$ Cho a,b,c là 3 cạnh của 1 tam giác, chứng minh rằng

$\frac{a}{b+c}+\frac{b}{a+c}+\frac{c}{a+b}+\frac{ab+bc+ca}{a^2+b^2+c^2}\leq \frac{5}{2}$

 $\boxed{\text{Lời giải bài 21}}$

Bất đẳng thức đã cho tương đương với:

$\dfrac{1}{2}+\dfrac{ab + bc + ca}{a^2 + b^2 + c^2} \leq \left( 1 - \dfrac{a}{b + c} \right) + \left( 1 - \dfrac{b}{c + a} \right) + \left( 1 - \dfrac{c}{a + b} \right)$

$\Leftrightarrow \dfrac{b + c - a}{b + c} + \dfrac{c + a - b}{c + a} + \dfrac{a + b - c}{a + b} \ge \dfrac{(a + b + c)^2}{2(a^2 + b^2 + c^2)}$

Sử dụng bất đẳng thức $C-S$ ta có:

\[\sum {\dfrac{{a + b - c}}{{a + b}}}  \ge \dfrac{{{{\left[ {\sum {\left( {a + b - c} \right)} } \right]}^2}}}{{\sum {\left( {a + b} \right)\left( {a + b - c} \right)} }} = \dfrac{{{{\left( {a + b + c} \right)}^2}}}{{2\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \right)}}\]


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mr Cooper: 09-04-2017 - 21:22


#128
Mr Cooper

Mr Cooper

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 496 Bài viết

$\boxed{31}$ Giải phương trình: $x^3 - 3x^2 - 6x + 2\sqrt{(x+3)^3} = 0$



#129
dungxibo123

dungxibo123

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 330 Bài viết

nếu tui không nhầm thì cái nay là $f(A)=f(B)$


myfb : www.facebook.com/votiendung.0805
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~o0o~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
SỢ HÃI giúp ta tồn tại

NGHỊ LỰC giúp ta đứng vững

KHÁT VỌNG giúp ta tiến về phía trước

Võ Tiến Dũng  

:like  :like  :like  :like  :like 

 

 


#130
Drago

Drago

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 462 Bài viết

$\boxed{22}$ Giải phương trình sau: $(x+3)\sqrt{(4-x)(12+x)}=28-x$

$\boxed{23}$ Chứng minh rằng $\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a} \geq \frac{3}{2}(a+b+c-1)$, trong đó $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn điều kiện $abc=1$. Đẳng thức xảy ra khi nào?

 

 

P/s: Bài 21 hình như xử lí bằng S.O.S. :wacko:

Xin phép làm bài 23 như sau:

Theo BĐT AM-GM cho các số dương $\frac{a}{b};\frac{a}{b} và \frac{b}{c}$, ta có:

                     $\frac{a}{b}+\frac{a}{b}+\frac{b}{c}\geq 3\sqrt[3]{\frac{a^{2}}{bc}}= 3\sqrt[3]{\frac{a^{3}}{abc}}= 3a$

Chứng minh tương tự, cộng vế theo vế các BĐT đó ta được đpcm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Drago: 25-04-2017 - 01:18

$\mathbb{VTL}$


#131
Minhnksc

Minhnksc

    Sĩ quan

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 302 Bài viết

Lâu lắm rồi mình chưa thấy người lập ra topic này - Bạn Hoangkhanh2002 và các mem qua topic. Vì vậy, hôm nay mình sẽ quyết định viết tiếp chuyên đề mới; mình nghĩ chuyên đề PT-BĐT kết thúc ở đây được rồi do PT thì các bài tập trên topic + kiến thức HSG là đủ thi chuyên, còn BĐT thì đang được thảo tiếp tục thảo luận tại topic của bạn Tăng trong box BĐT - Cực trị. Mong các bạn hưởng ứng

$\boxed{\text{Chuyên đề}}$ Tổ hợp - Toán rời rạc

I)Một số phương pháp giải cơ bản

1, Nguyên lý Dirichlet: Giả sử dùng n hộp để cất r vật thì tồn tại 1 hộp chứa ít nhất $[\frac{r}{n}]$ vật

Ví dụ : Chứng minh tồn tại $k\in \mathbb{N}$ sao cho $1983^k-1\vdots 10^5$

Cho k lần lượt $10^5+1$ giá trị liên tiếp từ 1 trở đi ta được $10^5+1$ giá trị khác nhau của $1983^k-1$. Theo nguyên lý Dirichlet thì tồn tại hai số trong các số trên có cùng số dư khi chia cho $10^5$; giả sử là $1983^i-1$ và $1983^j-1$ (i>j)

$\Rightarrow (1983^i-1)-(1983^j-1)\equiv 0(mod 10^5)\Rightarrow 1983^j(1983^{i-j}-1)\equiv 0(mod 10^5)$

mà $gcd(1983,10)=1$ nên ta có $1983^{i-j}\equiv 0(mod 10^5)$(đpcm)

2,Nguyên tắc cực hạn: Trong một tập hợp hữu hạn các phần tử; luôn tồn tại một phần tử có giá trị lớn nhất; một phần tử có giá trị nhỏ nhất

Ví dụ: Trên một đường thẳng cho 1 tập hợp điểm M sao cho mỗi trung điểm của đoạn nối hai điểm thuộc M là một điểm thuộc M. Chứng minh tập hợp M là một tập hợp vô hạn

Giả sử đường thẳng đã cho được đặt nằm ngang và  tập hợp M hữu hạn

Khi đó trong M tồn tại một điểm nằm tận cùng bên trái. Giả sử là A, rõ ràng vì A nằm tận cùng bên trái nên A không thể là trung điểm của bất cứ đoạn nào nối hai điểm thuộc M (vô lý). Vậy tập hợp M vô hạn

3,Đại lượng bất biến : có thể hiểu là một đại lượng không đổi sau một hoặc một số thao tác

Ví dụ: Trên một cái bảng ghi các số : 1;2;3;...;2002. Ta thực hiện các thao tác sau: xóa hai số bất kì trên bảng và thay bằng tổng hoặc hiệu của chúng. Hỏi số còn lại cuối cùng trên bảng có thể là số 0 hay không?

Ta thấy rằng khi thay hai số a và b bằng $a-b$ (hoặc $a+b$) thì tổng các số trên bảng giảm (hoặc tăng) 2b là một số chẵn. Do đó tính chẵn lẻ 

của tổng các số trên bảng luôn không đổi tính chẵn lẻ (Đây chính là bất biến)

mà $1+2+3+...+2002$ là một số lẻ nên số cuối cùng trên bảng phải là số lẻ. Vậy số cuối cùng trên bảng không thể là số 0

Mình khởi đầu bằng hai bài

$\boxed{1}$ Chứng minh rằng trong 5 số mà trong mỗi số chỉ có ước nguyên tố là 3 và 5 tồn tại hai số mà tích của chúng là số chính phương

$\boxed{2}$ Cho một hình chữ nhật 5 x m gồm các ô vuông 1 x 1. Cho biết rằng có thể đặt các quân domino kích thước 1 x 2 vào hình chữ nhật sao cho quân domino phủ kín hình chữ nhật và trong hai ô 1 x 1 của quân domino; có một ô chứa dấu $(+)$ và một ô chứa dấu $(-)$; tích của  dấu trong các ô trong cùng một hàng và trong cùng một cột đều dương.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhnksc: 13-05-2017 - 21:27

Sống khỏe và sống tốt :D


#132
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết
Mình khởi đầu bằng hai bài

$\boxed{1}$ Chứng minh rằng trong 5 số mà trong mỗi số chỉ có ước nguyên tố là 3 và 5 tồn tại hai số mà tích của chúng là số chính phương

$\boxed{2}$ Cho một hình chữ nhật 5 x m gồm các ô vuông 1 x 1. Cho biết rằng có thể đặt các quân domino kích thước 1 x 2 vào hình chữ nhật sao cho quân domino phủ kín hình chữ nhật và trong hai ô 1 x 1 của quân domino; có một ô chứa dấu $(+)$ và một ô chứa dấu $(-)$; tích của  dấu trong các ô trong cùng một hàng và trong cùng một cột đều dương.

$\boxed{\text{Lời giải bài 1}}$

5 số đó có dạng: $3^x5^y$. Vì các số này chỉ có ước nguyên tố là 3 và 5. Khi đó bộ $(x;y)$ chỉ thuộc tập: $\left \{ (chẵn;chẵn);(chẵn;lẻ);(lẻ;chẵn);(lẻ;lẻ) \right \}$

Do có 5 số phân biệt nên có 5 cặp $(x;y)$ nguyên, phân biệt. Theo nguyên lí $Dirichlet$, tồn tại 2 số cùng một phần tử của tập nên tích của 2 số này là 1 số chính phương

PS: Xin lỗi các bạn nhiều vì trong thời gian qua, mình không ghé qua topic. Lí do là dạo này mình đang phải ôn luyện Văn và Anh chuẩn bị thi HK cũng như TS. Văn quá kém...

Hôm trước mình làm đáng lẽ phải kí hiệu cho nó để mọi người không hiểu lầm. Sorry


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HoangKhanh2002: 15-05-2017 - 12:47


#133
Minhnksc

Minhnksc

    Sĩ quan

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 302 Bài viết

Một vài bài về cực hạn nào

$\boxed{3}$ Cho tập hợp $M$ là các điểm trên một mặt phẳng; trong đó mỗi trung điểm của hai đoạn thẳng nối hai điểm bất kì thuộc $M$ là một điểm thuộc $M$. Chứng minh $M$ là một tập hợp vô hạn

(Đọc kỹ đề bài nhé; chứ không lại bảo mình đăng trùng bài với ví dụ :) )

$\boxed{4}$ Cho $n$ điểm phân biệt trên một mặt phẳng; trong đó mỗi đường thẳng bất kì đi qua 2 điểm trong $n$ điểm trên đều đi qua một điểm thứ 3. Chứng minh rằng $n$ điểm đã cho thẳng hàng.


Sống khỏe và sống tốt :D


#134
ddang00

ddang00

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết

$\boxed{\text{Lời giải bài 1}}$

5 số đó có dạng: $3^x5^y$. Vì các số này chỉ có ước nguyên tố là 3 và 5 . Khi đó bộ $(x;y)$ chỉ thuộc tập: $\left \{ (0;0);(0;1);(1;0);(1;1) \right \}$

Do có 5 số phân biệt nên có 5 cặp $(x;y)$ nguyên, phân biệt. Theo nguyên lí $Dirichlet$, tồn tại 2 số cùng một phần tử của tập nên tích của 2 số này là 1 số chính phương

Mình nghĩ bạn làm thế là sai rồi. Lí do ước nguyên tố của số $3^{x}5^{y}$ có nghĩa là $3^{x}5^{y}$ khi phân tích thành tích các số nguyên tố thì sẽ có nhân tử là 3 và 5. Vì vậy $3^x5^y=3^25^2=3^35^4=.....$ nên cách làm của bạn là không đúng.

Giải pháp làm bài này là đánh giá chẵn lẻ giá trị x,y khi đó theo nguyên lí Dirichlet , luôn tồn tại giá trị x,y hai số sao cho $x_{1}+x_{2}$ và $y_{1}+y_{2}$ đều là số chẵn.


:ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2: I Love $\sqrt{MF}$ :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:


#135
NHoang1608

NHoang1608

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

Lời giải bạn HoangKhanh2002 có chút hiểu lầm nên mình đưa ra lời giải theo ý tưởng bạn ddang00 như sau

 

Lời giải bài 1

Vì 5 số đó có ước nguyên tố là $3$ hoặc $5$ nên chúng có thể viết được dưới dạng $3^{x}.5^{y}$

Vì $x,y \in \mathbb{N}$ nên $(x;y)$ chỉ có 4 dạng sau: (chẵn;chẵn), (chẵn;lẻ), (lẻ;lẻ), (lẻ;chẵn)

Theo nguyên lí $Dirichlet$ thì tồn tại 2 số trong 5 số có dạng như trên. Nếu nhân hai số đó lại thì ta có điều phải chứng minh


The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.

----- Michelangelo----


#136
Minhnksc

Minhnksc

    Sĩ quan

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 302 Bài viết

$\boxed{\text{Lời giải bài 3}}$ 

Giả sử $M$ là một tập hợp hữu hạn. Khi đó tồn tại một điểm $B$ thuộc $M$ có khoảng cách tới điểm $A$ (cũng thuộc $M$) là nhỏ nhất

mà theo đề bài; trung điểm $C$ của $AB$ cũng thuộc $M$ nên $AC<AB$ (vô lý)

Vậy tập hợp $M$ vô hạn

Tiếp lửa cho topic nào

$\boxed{5}$ Trên bảng có 2015 dấu (+) và 2016 dấu (-). Ta thực hiện các thao tác sau: mỗi lần chọn ra hai dấu trên bảng và thay bằng dấu tích của chúng. Hỏi trên bảng còn lại dấu gì?

$\boxed{6}$ Cho ba túi bi; túi thứ nhất có 10 viên bi màu xanh; túi thứ 2 có 15 viên bi màu đỏ và túi thứ 3 có 20 viên bi màu tím

a) Hỏi phải bốc ít nhất bao nhiêu viên bi để có cả 3 loại bi khác màu?

b) Giả sử ta thực hiện các thao tác sau: bốc 2 viên bi ở 1 túi bất kì và cho vào hai túi còn lại (mỗi túi cho một viên). Hỏi có khi nào số bi ở 3 túi bằng nhau không?

$\boxed{7}$ (HSG tỉnh Thái Bình - năm nào đó)

Chứng minh rằng trong một ngũ giác có các đỉnh là các điểm có tọa độ nguyên trên mặt phẳng tọa độ; luôn tồn tại một điểm có tọa độ nguyên nằm trong hoặc nằm trên cạnh của ngũ giác.


Sống khỏe và sống tốt :D


#137
ddang00

ddang00

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết

Bài 5:(bài này lấy ý tưởng từ bài giải của bạn $NHoang1608$ trong đề Lê Khiết Quảng Ngãi 2016-2017)

Ta có

Tích của dấu (+) và (-) ta được dấu (-)

Tích của dấu (+) và (+) ta được dấu (+)

Tích của dấu (-) và (-) ta được dấu (+)

Như vậy : số dấu (-) mỗi lần thực hiện thao tác sẽ giảm đi 2 dấu hoặc giữ nguyên

mà có 2016 dấu (-) là số chẵn nên số dấu (-) hết.

Vậy dấu còn lại là dấu (+)

 

***Cung cấp cho topic thêm bài nữa

Bài 8:(Sưu tầm)

Cho bảng 100 x 100 ô vuông,mỗi ô viết 1 số nguyên dương, hiệu của hai số có chung cạnh bất kì nhỏ hơn hoặc bằng 10. Chứng minh có ít nhất 6 ô vuông có các số được ghi giống nhau.

P/s:Sao topic trống vậy?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ddang00: 20-05-2017 - 00:05

:ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2: I Love $\sqrt{MF}$ :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh