Đến nội dung

Hình ảnh

Phát hiện ra sao Hải Vương bằng PP Toán học

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Phát hiện ra sao Hải Vương bằng PP Toán học
Copy từ diễn đàn cũ
Tác giả: VNMaths

Chín hành tinh lớn trong hệ mặt trời, mỗi một phát hiện ra chúng hầu như đầu bao hàm những câu chuyện rất cảm động về việc không ngừng thăm dò của các nhà khoa học.

Thời cổ đại con người bằng mắt thường đã tìm ra được các sao Thủy, Kim, Mộc, Thổ và Hỏa trong vô vàn các vì sao. Năm 1781, Will Hulxin, nhà thiên văn học của Anh đã dựa vào ống kính thiên văn có độ phóng đại cao do ông sáng chế đã quan sát và phát hiện ra một vì sao mới trong hệ mặt trời, đó là sao Thiên Vương. Sự phát hiện ra ngôi sao này đã đặt cơ sở chắc chắn cho việc phát hiện ra sao Hải Vương sau đó. Điều thú vị là sao Hải Vương không phải do quan trắc phát hiện ra mà do hai nhà thiên văn học dùng phương pháp toán học tính toán mà ra.

Từ sau khi Will Hulxin dùng kính viễn vọng ngẫu nhiên phát hiện ra sao Thiên Vương, vì sao này đã mang lại cho các nhà thiên văn học rất nhiều điều lý thú và đầy bí ẩn, bởi vì con người ngày càng cảm thấy vì sao này ngày càng "vượt quỹ đạo" một cách nghiêm trọng. Sao Thiên Vương giống như một kẻ say rượu đi lại, luôn lắc la lắc lư, hết va vàp cái này lại va vào cái khác.

Năm 1845 sau khi nghe được tin này, nhà thiên văn học người Pháp Leverrive nghieen cứu rất cẩn thận lại toàn bộ những tư liệu đã quan trắc được và căn cứ vào số liệu của nhiều lần quan trắc được đã xây dựng nên một phương trình 9 điều kiện và cuối cùng, ngày 31/8/1846 bằng cách sử dụng phép nhân đôi nhỏ nhất đã tính ra được các tham số quỹ đạo của một hành tinh chưa được biết đến cùng với khối lượng và vị trí của nó. Về sau, kết luận này đã được phó giám đốc đài thiên văn Berlin chú ý tới và phát hiện ra sao Hải Vương.

Thực ra người tính toán ra sao Hải Vương sớm nhất không phải là Leverrive mà là Adams của Anh. Ngay từ thang 9/1845 đến tháng 10 cùng năm ông đã dùng phương pháp tiếp cận ngược chiều và Toán học - Vật lý học rồi thông qua tính toán dự đoán ra ngôi sao chưa biết này. Ông đã lần lượt kêu gọi đài thiên văn trường đại học Cambridge và đài thiên văn Greenwich cùng tham gia tìm kiếm ngôi sao mới này. Nhưng lúc đó, giới thiên văn học vẫn làm thinh, do vậy, những phát hiện của ông chưa đủ để mọi người coi trọng.

Về sau, cuộc tranh chấp về việc ai trong hai nước Anh và Pháp phát hiện ra ngôi sao này vẫn dai dẳng không ngừng. Nhưng hai ông Leverrive và Adams đã thoát ra khỏi cuộc cãi vã đó và trở thành đôi bạn thân thiết.

Sự thực về việc dùng toán học để tìm ra sao Hải Vương một lần nữa đã kiểm chứng được sức mạnh của Toán học.
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#2
wind of change

wind of change

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
Bài viết của bạn cũng hay quá ha. Đúng là toán học có quá nhiều điều kì diệu. Mình vốn rất sợ môn toán nhưng khi tham gai diễn đàn này thì thấy được nhiều điều lí thú quá.
Remember, the greatest gift is not found in a store nor under a tree, but in the hearts of true friends. -- Cindy Lew

#3
superkid

superkid

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 69 Bài viết
Thật là hay quá!Nhưng mình muốn biết rõ hơn về những tính toán để ra được pt 9 điều kiện và cách giải nó,ngốcn52 có thể cho mình biết nguồn tư liệu bạn có lấy ở đâu không?




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh