Đến nội dung

Hình ảnh

Topic ôn thi hình học vào cấp 3 chuyên

hình học

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 239 trả lời

#81
Mr Cooper

Mr Cooper

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 496 Bài viết

$\boxed{43}$ Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp $(O)$ các đường cao $BE,CF,AD$ cắt nhau tại $H$, lấy $H$' đối xứng với $H$ qua $BC$, $H'E$ cắt $(O)$ tại $M$. Chứng minh $BM$ đi qua trung điểm $EF$.

1 cách khác cho bài 43 

$\boxed{\text{Lời giải bài 43}}$

Hình học Tran Quang Hung topic.png

Gọi $I$ là giao điểm của $BM$ và $EF$. Từ $E$ kẻ đường vuông góc với AB tại $K$

Bổ đề: $H'$ đối xứng với trực tâm $H$ qua $BC$

$\Rightarrow H' $ thuộc đường tròn tâm $(O)$ 

Tứ giác $BCEF$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{FEB}= \widehat{BCF}$

$\widehat{BCF} = \widehat{BAD}$ (cùng phụ $\widehat{ABC}$)

$\widehat{BAD}=\widehat{BMH'}$ (cùng chắn cung $BH'$)

$\Rightarrow \widehat{FEB}=\widehat{BMH'}$

$\Rightarrow \Delta BEI \sim \Delta BME $ (g.g)$\Rightarrow BE^2 = BI.BM$

Hệ thức lượng: $BE^2=BK.AB$

$ \Rightarrow BI.BM=BK.AB$ $\Leftrightarrow \dfrac{BK}{BM} = \dfrac{BI}{AB}$

$\Rightarrow \Delta BIK \sim \Delta BAM \Rightarrow \widehat{BKI} = \widehat{BMA}$

Mà $\widehat{BMA}=\widehat{BCA}=\widehat{AFE}$ $\Rightarrow \widehat{BKI}=\widehat{AFE}$ hay $\widehat{FKI}=\widehat{KFI}$

$\Rightarrow \Delta KFI$ là tam giác cân tại I

$\Rightarrow IK=IF$ $\Rightarrow IK=IF=IE=\dfrac{1}{2}EF$

Vậy $BM$ đi qua trung điểm $I$ của $EF$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mr Cooper: 11-04-2017 - 10:14


#82
Nguyenphuctang

Nguyenphuctang

    Sĩ quan

  • Banned
  • 499 Bài viết

Xin bổ sung nguồn của bài 43: Diễn đàn AoPS và đây chính là 1 phần của bài hình VMO 2017

Dưới đây là 1 số cách chứng minh khác của thầy Trần Quang Hùng.

File gửi kèm  epsilon3HungNgoc.pdf   547.34K   490 Số lần tải



#83
hathanh123

hathanh123

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 158 Bài viết

Xin bổ sung nguồn của bài 43: Diễn đàn AoPS và đây chính là 1 phần của bài hình VMO 2017

Dưới đây là 1 số cách chứng minh khác của thầy Trần Quang Hùng.

 

Nhờ giải bằng kiến thức lớp 9:

 

Bài 44: Từ một điểm M ở ngoài (O) vẽ 2 tiếp tuyến MA, MB  và cát tuyến MCD với (O)(tia MD nằm giữa 2 tia MA và  MO). Trên tia AD lấy điểm E sao cho D là trung điểm AE. ME cắt AB tại F. Chứng minh CF // AE.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hathanh123: 15-04-2017 - 13:45


#84
diemdaotran

diemdaotran

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 101 Bài viết

tam giác ABC nội tiep (O,R) voi BC=a; AC=b; AB=c. Lấy điểm I bất kì trong tam giác gọi x,y,z lần lượt là các khoảng cách từ I đến BC,AC,AB. CM

$\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z}\leq \sqrt{\frac{a^2+b^2+c^2}{2R}}$


                                                                                                                               $\sqrt{M}.\sqrt{F}=\sqrt{MF}$   


#85
Nguyenphuctang

Nguyenphuctang

    Sĩ quan

  • Banned
  • 499 Bài viết

Nhờ giải bằng kiến thức lớp 9:

 

Bài 44: Từ một điểm M ở ngoài (O) vẽ 2 tiếp tuyến MA, MB  và cát tuyến MCD với (O)(tia MD nằm giữa 2 tia MA và  MO). Trên tia AD lấy điểm E sao cho D là trung điểm AE. ME cắt AB tại F. Chứng minh CF // AE.

Xin các bạn ghi nguồn rõ ràng từng bài và đánh số bài. Riêng bài: 

 

tam giác ABC nội tiep (O,R) voi BC=a; AC=b; AB=c. Lấy điểm I bất kì trong tam giác gọi x,y,z lần lượt là các khoảng cách từ I đến BC,AC,AB. CM

$\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z}\leq \sqrt{\frac{a^2+b^2+c^2}{2R}}$

 đây là bài luyện tập nhé. 

1 lần nữa xin nhắc nhở các thành viên đọc kĩ nội quy của topic thầy Hùng ở trang 1. 

Bài 47: (Thi thử KHTN đợt 3 vòng 2 2016 - 2017)

Câu 3 (3,0 điểm). Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp trong đường tròn $(O)$. Giả sử có điểm $P$ nằm trên cung $BC$ không chứa diểm $A$ và các điểm $E,F$ lần lượt nằm trên các đoạn thẳng $CA,AB$ sao cho $CE=PB, BF=PC$. Gọi $M$ là trung điểm của $EF$.

        a) Chứng minh rằng $MB\perp MC$.

       

        b) Đường tròn ngoại tiếp tam giác $AEF$ cắt $(O)$ tại $G$ ($G$ khác $A$). Chứng minh rằng $PG$ đi qua trung điểm đoạn thẳng $BC$.

Xin hết.



#86
Mr Cooper

Mr Cooper

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 496 Bài viết

Bài 47: (Thi thử KHTN đợt 3 vòng 2 2016-2017).

Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp trong đường tròn $(O)$. Giả sử có điểm $P$ nằm trên cung $BC$ không chứa diểm $A$ và các điểm $E,F$ lần lượt nằm trên các đoạn thẳng $CA,AB$ sao cho $CE=PB, BF=PC$. Gọi $M$ là trung điểm của $EF$.

        a) Chứng minh rằng $MB\perp MC$.

        b) Đường tròn ngoại tiếp tam giác $AEF$ cắt $(O)$ tại $G$ ($G$ khác $A$). Chứng minh rằng $PG$ đi qua trung điểm đoạn thẳng $BC$.

Lời giải xem tại đây

Bài 48. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Đường tròn $(I)$ đi qua $B$ và $C$ cắt $AB,AC$ theo thứ tự $M$ và $N$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $AMN$ cắt $(O)$ tại điểm thứ $2$ là $D$. Chứng minh rằng: $AD \perp DI$



#87
Minhnksc

Minhnksc

    Sĩ quan

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 302 Bài viết

Bài 48:

geogebra-export.png

Dễ dàng chứng minh được $AO\perp MN$

Lại có K và I cùng thuộc đường trung trực của MN nên $KI\perp MN$

Do đó $KI\parallel  AO$

tương tự $AK\parallel OI$ nên AOIK là hình bình hành

gọi giao điểm của AI và OK là J $\Rightarrow$ J là trung điểm của AI

$\Rightarrow JA=AI$(1)

mà O và K cùng thuộc đường trung trực của AD và $J\in OK$ nên $JD=JA$(2)

Từ (1) và (2) tam giác ADI có trung tuyến bằng nửa cạnh huyền nên suy ra đpcm.

 


Sống khỏe và sống tốt :D


#88
Minhnksc

Minhnksc

    Sĩ quan

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 302 Bài viết

Bài 49: Chuyên LHP NĐ 06-07

   Cho tam giác nhọn ABC với AH vuông góc với BC .M  là điểm di chuyển trên đoạn BC.Đường trung trực BM cắt AB tại E và đường trung trực của CM cắt AC tại F.Qua M dựng đường thẳng Mx vuông góc với EF .Mx cắt  (E ; EM ) tại N

a)Cmr N thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

b)Mx luôn đi qua  1 điểm cố định K

c)Xác  định dạng của tam giác ABC để KM.KN  không đổi. 


Sống khỏe và sống tốt :D


#89
NHoang1608

NHoang1608

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

Bài 50: Thi thử vào Chuyên Toán ĐHSP 2014-2015.

Cho đường tròn $(O)$ có dây cung $BC$ không là 1 đường kình. Gọi $A$ là điểm chính giữa cung lớn $BC$. Các tiếp tuyến của $(O)$ tại $B,C$ cắt nhau tại $S$. Gọi $H$ là hình chiếu vuông góc của $C$ trên $AB$, $M$ là trung điểm của$CH$. $AM$ cắt $(O)$ tại $N$.

a) Gọi  giao diểm của $SA$ và $BC$ là $D$. Chứng minh rằng: $CMDN$ nội tiếp.

b) Tia $SN$ cắt $(O)$ tại điểm thứ hai là $E$ Chứng minh rằng: $CE//SA$.

c) Chứng minh rằng: $CN$ chia đôi $SD$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NHoang1608: 22-04-2017 - 22:06

The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.

----- Michelangelo----


#90
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 Bài viết

Rất cám ơn các em đã đóng góp nhiệt tình cho topic với đặc biệt là nhiều đề hình hay của THPT chuyên KHTN. Vừa qua mình bị một số việc quan trọng phải xử lý nên không thường xuyên qua được. Giờ mọi việc tạm ổn, mình sẽ cố gắng quay lại thường xuyên hơn. Xin đóng góp một bài hình khá mới cho THCS của mình

 

Bài toán 51. Cho tam giác $ABC$ có $D$ nằm trên đoạn $BC$. $(K),(L)$ lần lượt là đường tròn ngoại tiếp các tam giác $ADB,ADC$. $DR,DQ$ là đường kính của $(K),(L)$. $P$ thuộc đoạn $KL$ sao cho $DP\perp BC$. $QP,RP$ lần lượt cắt $BC$ tại $M,N$. Chứng minh rằng $\angle MAN=\angle BAC$.

 

Figure5451.png



#91
Uchiha sisui

Uchiha sisui

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 196 Bài viết

Rất cám ơn các em đã đóng góp nhiệt tình cho topic với đặc biệt là nhiều đề hình hay của THPT chuyên KHTN. Vừa qua mình bị một số việc quan trọng phải xử lý nên không thường xuyên qua được. Giờ mọi việc tạm ổn, mình sẽ cố gắng quay lại thường xuyên hơn. Xin đóng góp một bài hình khá mới cho THCS của mình

 

Bài toán 51. Cho tam giác $ABC$ có $D$ nằm trên đoạn $BC$. $(K),(L)$ lần lượt là đường tròn ngoại tiếp các tam giác $ADB,ADC$. $DR,DQ$ là đường kính của $(K),(L)$. $P$ thuộc đoạn $KL$ sao cho $DP\perp BC$. $QP,RP$ lần lượt cắt $BC$ tại $M,N$. Chứng minh rằng $\angle MAN=\angle BAC$.

 

attachicon.gifFigure5451.png

cố gắng từ giờ đến lúc thi được hơn 100 bài thầy ah  :D  :like  :luoi:



#92
Uchiha sisui

Uchiha sisui

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 196 Bài viết

Bài của thầy Hùng hay thật ! 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Uchiha sisui: 20-04-2017 - 16:51


#93
Mr Cooper

Mr Cooper

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 496 Bài viết

Rất cám ơn các em đã đóng góp nhiệt tình cho topic với đặc biệt là nhiều đề hình hay của THPT chuyên KHTN. Vừa qua mình bị một số việc quan trọng phải xử lý nên không thường xuyên qua được. Giờ mọi việc tạm ổn, mình sẽ cố gắng quay lại thường xuyên hơn. Xin đóng góp một bài hình khá mới cho THCS của mình

 

Bài toán 51. Cho tam giác $ABC$ có $D$ nằm trên đoạn $BC$. $(K),(L)$ lần lượt là đường tròn ngoại tiếp các tam giác $ADB,ADC$. $DR,DQ$ là đường kính của $(K),(L)$. $P$ thuộc đoạn $KL$ sao cho $DP\perp BC$. $QP,RP$ lần lượt cắt $BC$ tại $M,N$. Chứng minh rằng $\angle MAN=\angle BAC$.

 

Hình Trần Quang Hùng.png

Gọi $E,F$ lần lượt là trung điểm $KB,LC$ $\Rightarrow$ $J$ là giao điểm của $EF$ và $PD$

Gọi $X,Y$ lần lượt là giao điểm của $LJ,KJ$ với đường thẳng $BC$

Gọi $G,H$ là lần lượt là trung điểm $DB,DC$

Gọi $I$ là giao điểm của $KL$ và $BC$

Theo bổ đề $\text{Eriq}$ thì: $JP=JD$

Áp dụng định lý $\text{Menelaus}$ vào tam giác $PDI$ ta có:

$\dfrac{LP}{LI}.\dfrac{IX}{XD}.\dfrac{JP}{JD}=1$

$\Rightarrow \dfrac{LP}{LI}=\dfrac{XD}{IX}$

$\Rightarrow \dfrac{XD}{IX} = \dfrac{HI}{HD}$

$\Rightarrow (I,X,D,H)=-1$ (hàng điểm điều hòa) với $SD \perp LI$

$\Rightarrow SD$ là tia phân góc của $\angle XSH$ $(1)$

Chứng minh tương tự: $SD$ là tia phân giác của $\angle GSY$ $(2)$

Từ $(1)$ và $(2)$ $\Rightarrow \angle XSG = \angle YSH$

Dễ dàng chứng minh được: $\angle XSG = \angle MAB$ , $\angle YSH = \angle NAC$

$\Rightarrow  \angle MAB = \angle NAC$

$\Rightarrow \angle MAN=\angle BAC$ 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mr Cooper: 20-04-2017 - 18:38


#94
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 Bài viết

THCS không nên dùng hàng điều hòa, sau đây là đáp án

 

Figure4305.png

 

Giải bài 51. Gọi $CV$ là đường kính của $(L)$. $U$ thuộc $CV$ sao cho $MU\parallel DL$. Gọi $DP$ cắt $QR$ tại $X$ thì $P$ là trung điểm $DX$. Ta có $\frac{VL}{UL}=\frac{CL}{UL}=\frac{CD}{MD}=\frac{QV}{MD}=\frac{PV}{PD}=\frac{VP}{PX}$ do đó $XU\parallel PL\parallel QR$ nên $U$ thuộc $QR$. Từ đó $\angle AUM=\angle AQD=\angle ACD$ do đó tứ giác $AUCM$ nội tiếp. Dễ thấy tam giác $UMC$ cân do tam giác $LDC$ cân nên $AX$ là phân giác ngoài $\angle MAC$. Tương tự $AX$ cũng là phân giác ngoài $\angle NAB$ nên $\angle MAN=\angle BAC$.



#95
Minhnksc

Minhnksc

    Sĩ quan

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 302 Bài viết

Mình mới tìm được một mở rộng cho bài hình thi thử KHTN vòng 2 đợt 3 2016-2017

Bài 52: Cho $\Delta ABC$ nội tiếp $(O)$ ; tiếp tuyến tại $B$ và $C$ cắt nhau tại $M$; gọi giao điểm của $AM$ và $(O)$ là $P$. Đường tròn $(B;BP)$ cắt $AB$ tại $H$; đường tròn $(C;CP)$ cắt $AC$ tại $K$. Chứng minh $(AHK)$ và $(O)$ tiếp xúc với nhau.


Sống khỏe và sống tốt :D


#96
NHoang1608

NHoang1608

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

Mình mới tìm được một mở rộng cho bài hình thi thử KHTN vòng 2 đợt 3 2016-2017

Bài 52: Cho $\Delta ABC$ nội tiếp $(O)$ ; tiếp tuyến tại $B$ và $C$ cắt nhau tại $M$; gọi giao điểm của $AM$ và $(O)$ là $P$. Đường tròn $(B;BP)$ cắt $AB$ tại $H$; đường tròn $(C;CP)$ cắt $AC$ tại $K$. Chứng minh $(AHK)$ và $(O)$ tiếp xúc với nhau.

Lời giải:Mở rộng.png

Dễ thấy $\frac{BP}{AB}=\frac{PC}{AC}$

Mà $BP=BH$ và $PC=KC$ suy ra $\frac{BH}{AB}=\frac{KC}{AC}$

Hay $HK//BC \Rightarrow \widehat{AKH}=\widehat{ACB}$

Kẻ tiếp tuyến $Ax$ của $(O)$ và tiếp tuyến $Ax'$ của $(AHK)$ tại điểm $A$

$\Rightarrow \widehat{x'AH}=\widehat{AKH}=\widehat{ACB}=\widehat{xAB}$

$\Rightarrow$ Tia $Ax$ trùng với tia $Ax'$ hay $Ax$ là tiếp tuyến chung của $(O)$ và $(AHK)$. Từ đây dễ dàng suy ra $(AHK)$ tiếp xúc với $(O)$ tại $A$.

Spoiler


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NHoang1608: 21-04-2017 - 18:31

The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.

----- Michelangelo----


#97
NHoang1608

NHoang1608

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

Bài toán 53 (Thi thử vào chuyên Toán KHTN 2012). Cho tam giác $ABC (AB<AC)$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Phân giác góc $\widehat{BAC}$ cắt $(O)$ tại điểm $D$. Lấy $E$ đối xứng $D$ qua $O$. Gọi $F$ là 1 điểm thuộc cung $BD$ không chứa $A,C$ của $(O)$, $EF$ cắt $BC$ tại $G$. Lấy $H \in AF: GH//AD$. Chứng minh rằng: $HG$ là phân giác góc $BHC$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NHoang1608: 22-04-2017 - 08:31

The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.

----- Michelangelo----


#98
Minhnksc

Minhnksc

    Sĩ quan

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 302 Bài viết

 

Spoiler

Thật ra bài 52 có thể thay đổi giả thiết thành điểm P bất kì trên cung BC không chứa A; khi này $(AHK)$ không còn tiếp xúc với $(O)$ nữa nhưng nếu gọi Q là giao điểm của $(AHK)$ với $(O)$ thì $PQ$ vẫn đi qua M và kết quả này mình đã chứng minh bằng bài toán thi thử KHTN vòng 2 đợt 3 (đúng hơn là nhờ bài hình thi thử KHTN thì mình liên tưởng tới kết quả trên là dùng nó để giải) :) .Còn bài 52 là một trường hợp đặc biệt của kết quả trên khi $Q\equiv A$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhnksc: 22-04-2017 - 21:24

Sống khỏe và sống tốt :D


#99
Mr Cooper

Mr Cooper

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 496 Bài viết

Bài 50: Thi thử vào Chuyên Toán ĐHSP 2014-2015.

Cho đường tròn $(O)$ có dây cung $BC$ không là 1 đường kình. Gọi $A$ là điểm chính giữa cung lớn $BC$. Các tiếp tuyến của $(O)$ tại $B,C$ cắt nhau tại $S$. Gọi $H$ là hình chiếu vuông góc của $C$ trên $AB$, $M$ là trung điểm của$CH$. $AM$ cắt $(O)$ tại $N$.

a) Gọi  giao diểm của $SA$ và $BC$ là $D$. Chứng minh rằng: $CMDN$ nội tiếp.

b) Tia $SA$ cắt $(O)$ tại điểm thứ hai là $E$ Chứng minh rằng: $CE//SA$.

c) Chứng minh rằng: $CN$ chia đôi $SD$.

Topic thi vào lớp 10 chuyên.png

a) $MC=MH ; DB=DC \Rightarrow DM \parallel AB \Rightarrow \angle BAN=  \angle DMN$

 và $ \angle BAN =  \angle DCN$ (cùng chắn cung $BC$)

$\Rightarrow \angle DMN = \angle DCN$

$\Rightarrow$ Tứ giác $CMDN$ nội tiếp

b) Bạn xem lại đề câu này nhé

c) Gọi $J$ là giao điểm của $CN$ và $SA$

Theo hệ thức lượng: $DJ^2 = JN.JC$ $(1)$

$\angle SBN = \angle BAN = \angle BCN = \angle JDN$

$\Rightarrow$ Tứ giác $BDNS$ nội tiếp

$\Rightarrow \angle DSN = \angle DBN = \angle NAC = \angle JCS$

$\Rightarrow \Delta JSN \sim \Delta JCS$ $(g.g)$

$\Rightarrow JS^2 = JN.JC$ $(2)$

Từ $(1)$ và $(2)$ $\Rightarrow$ $JS=JD$

$\Rightarrow$ $CN$ chia đôi $SD$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mr Cooper: 22-04-2017 - 19:06


#100
NHoang1608

NHoang1608

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

Mình đã sửa đề câu $b)$ bài số $50$, mời mọi người cũng giải nhé.

 

Bài toán 54 (Nguyễn Minh Hà). Cho tam giác $ABC$ có trực tâm $H$. Gọi $M,N$ lần lượt là trung điểm của $AH,BC$. Gọi $P,Q$ lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ $N$ xuống $BH,CH$.Chứng minh rằng $MN$ đi qua trung điểm của $PQ$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NHoang1608: 22-04-2017 - 22:05

The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.

----- Michelangelo----






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: hình học

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh