Đến nội dung

Hình ảnh

$x_{1}=1$, $x_{n+1}=(1+\frac{3}{n})x_{n}+2-\frac{3}{n}$ $\forall n\in\mathbb{N^{*}}$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
Dark Repulsor

Dark Repulsor

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 302 Bài viết

Bài $1$: Tìm CTTQ của dãy số $(x_{n})$, biết: $x_{1}=1$ và $x_{n+1}=(1+\frac{3}{n})x_{n}+2-\frac{3}{n}$ $\forall n\in\mathbb{N^{*}}$

Bài $2$: Cho biết $(\sqrt{3}+2)^n=x_{n}+y_{n}\sqrt{3}$ $\forall n\in\mathbb{N^{*}}$ $(x_{n},y_{n}\in\mathbb{Z})$. Tính:  $\lim_{n\rightarrow +\infty}\dfrac{\sum_{k=1}^{n}x_{k}}{\sum_{k=1}^{n}y_{k}}$

Bài $3$: Tính $\lim_{n\rightarrow +\infty}x_{n}$, biết: $x_{n}=n-\sum_{k=1}^{n}\sqrt{1+\frac{k}{n^2}}$ $\forall n\in\mathbb{N^{*}}$



#2
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Bài $1$: Tìm CTTQ của dãy số $(x_{n})$, biết: $x_{1}=1$ và $x_{n+1}=(1+\frac{3}{n})x_{n}+2-\frac{3}{n}$ $\forall n\in\mathbb{N^{*}}$

Bài $2$: Cho biết $(\sqrt{3}+2)^n=x_{n}+y_{n}\sqrt{3}$ $\forall n\in\mathbb{N^{*}}$ $(x_{n},y_{n}\in\mathbb{Z})$. Tính:  $\lim_{n\rightarrow +\infty}\dfrac{\sum_{k=1}^{n}x_{k}}{\sum_{k=1}^{n}y_{k}}$

Bài $3$: Tính $\lim_{n\rightarrow +\infty}x_{n}$, biết: $x_{n}=n-\sum_{k=1}^{n}\sqrt{1+\frac{k}{n^2}}$ $\forall n\in\mathbb{N^{*}}$

 

Bài 2:  Ta cũng có $(\sqrt{3}-2)^n=x_{n}-y_{n}\sqrt{3}$. Do đó, ta có thể xác định $x_n$ và $y_n$ thông qua $(\sqrt{3}-2)^n$ và $(\sqrt{3}+2)^n.$

Khi đó, ta tìm được "phân số" $\dfrac{\sum_{k=1}^{n}x_{k}}{\sum_{k=1}^{n}y_{k}}$ thông qua công thức tổng cấp số. Sau khi xác định tổng, ta dễ dàng xác định giới hạn (dựa vào ý tưởng- chia đại lượng trội hơn).


Đời người là một hành trình...


#3
NTA1907

NTA1907

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1014 Bài viết

Bài $1$: Tìm CTTQ của dãy số $(x_{n})$, biết: $x_{1}=1$ và $x_{n+1}=(1+\frac{3}{n})x_{n}+2-\frac{3}{n}$ $\forall n\in\mathbb{N^{*}}$

Bằng quy nạp ta dễ dàng chứng minh được CTTQ của dãy số là: $x_{n}=\frac{n(n-1)(n+4)}{6}+1$


Vũ trụ không có biên trong không gian, không có bắt đầu và kết thúc trong thời gian và chẳng có việc gì cho đấng sáng thế phải làm ở đây cả.

 


#4
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

 

Bài $3$: Tính $\lim_{n\rightarrow +\infty}x_{n}$, biết: $x_{n}=n-\sum_{k=1}^{n}\sqrt{1+\frac{k}{n^2}}$ $\forall n\in\mathbb{N^{*}}$

Đòi hỏi phải đánh giá phức tạp!

 

 Vì $\frac{1+\left(1+\frac{k}{n^2}\right) }{2}\ge \sqrt{1+\frac{k}{n^2}}\ge 1+\frac{k}{2n^2}- \frac{k^2}{8n^4} \forall k=1, 2, ..., n$ nên
\[-\frac{n+1}{4n}=n-\sum_{k=1}^{n}\frac{2+k/n^2}{2}\le  x_n \le -\frac{n+1}{4n}+\frac{\sum_{k=1}^{n}k^2}{8n^4}.\]
Hơn nữa, $\lim\limits_{n\to\infty}-\frac{n+1}{4n}=-\frac{1}{4}=\lim\limits_{n\to\infty}-\frac{n+1}{4n}+\frac{\sum_{k=1}^{n}k^2}{8n^4}.$
 
Bình luận:  Đánh giá  thứ nhất sinh ra từ BĐT Cauchy.Ta có thể thay thế góc nhìn bởi một góc nhìn mới. 
Góc nhìn đã sinh ra đánh giá thứ hai (khó khăn nhất trong hai đánh giá).  Cách thay đổi góc nhìn này cho ta một góc nhìn "nhất quán".
Đặt $f(x)= \sqrt{1+x}$ với $x\in [0,1].$
Ta có thể dùng đánh giá sau để xử lý:
\[f'(0)x+f(0) \ge f(x) \ge \frac{f''(0)}{2!}x^2+f'(0)x+f(0) \forall x\in [0,1].\]
 
Vấn đề cần thảo luận thêm:
 
1) Liệu dãy $\{x_n\} $ đơn điệu tăng hay không?
2) Nếu 1) được khẳng định thì hiển nhiên $x_n \le -\frac{1}{4}\, \forall n\in \mathbb{N}.$ Liệu đánh giá này cho $x_n$ có đúng không?
 
Các vấn đề đã giải quyết được: 2)
 
Dùng kỹ thuật tính tổng của Gauss, ta sẽ ghép cặp để đánh giá và thu được đánh giá sau
\[\sqrt{1+\frac{k}{n^2}}+\sqrt{1+\frac{n-k+1}{n^2}}  \ge 2+\frac{1}{2n},\]
Do đó $x_n \le -\frac{1}{4} \, \forall n\in \mathbb{N}.$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vanchanh123: 28-01-2017 - 13:12

Đời người là một hành trình...


#5
manhhung2013

manhhung2013

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 306 Bài viết
Bài 1 làm sao để tìm ra được cttq để mà quy nạp?

đừng nghĩ LIKE và LOVE giống nhau...
giữa LIKE và LOVE chữ cái I đã chuyển thành O,tức là Important:quan trọng đã trở thành Only:duy nhất.
chữ cái K đã chuyển thành V:Keen:say mê đã trở thành Vascurla :ăn vào mạch máu.
vì thế đừng hỏi tại sao
lim(LIKE)=LOVE nhưng lim(LOVE) =

 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh