Đến nội dung

Hình ảnh

$|a|+|b|\leq 5$

- - - - - bđt

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
lehakhiem212

lehakhiem212

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 113 Bài viết

Cho  đa thức $P(x)=x^{3}+ax^{2}+bx+1$ thỏa mãn $|P(x)|\leq 1, \forall |x|\leq 1.$ Chứng minh rằng $|a|+|b|\leq 5.$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi halloffame: 07-02-2017 - 22:28


#2
IHateMath

IHateMath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 299 Bài viết

Ta giải bài toán tổng quát hơn: (IMO 1996 A5)

Cho $P(x)=ax^3+bx^2+cx+d$. Chứng minh rằng nếu $P(x)\leq 1$ với mọi $x$ sao cho $|x|\leq 1$ thì

$$|a|+|b|+|c|+|d|\leq 7.$$

Lời giải (Short-list):

Bằng cách xét đa thức $\pm P(\pm x)$, không mất tính tổng quát ta có thể giả sử $a,\ b\geq 0$. Nếu $c,\ d\geq 0$ thì 

$$|a|+|b|+|c|+|d|=a+b+c+d=P(1)\leq 1.$$

Nếu $d\leq 0$ và $c\geq 0$ thì 

$$|a|+|b|+|c|+|d|=a+b+c+d+2(-d)=P(1)-2P(0)\leq 3.$$

Do đó ta có thể giả sử $c<0$. Có hai trường hợp cần xem xét:

$\bullet$ Trường hợp 1: $c<0,\ d\geq 0$. Ta có:

$$\frac{4}{3}P(1)-\frac{1}{3}P(-1)-\frac{8}{3}P\left(\frac{1}{2}\right) +\frac{8}{3}P\left(\frac{-1}{2}\right) =a+b-c+d=|a|+|b|+|c|+|d|.$$

Do đó

$$|a|+|b|+|c|+|d|\leq \frac{4}{3}+\frac{1}{3}+\frac{8}{3}+\frac{8}{3}=7.$$

$\bullet$ Trường hợp 2: $c<0,\ d<0$. Ta có:

$$\frac{5}{3}P(1)-4P\left(\frac{1}{2}\right) +\frac{4}{3}\left(\frac{-1}{2}\right) =a+b-c-d=|a|+|b|+|c|+|d|.$$

Do đó 

$$|a|+|b|+|c|+|d|\leq \frac{5}{3}+4+\frac{4}{3}=7.\ \square$$

 



#3
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Ta giải bài toán tổng quát hơn: (IMO 1996 A5)

Cho $P(x)=ax^3+bx^2+cx+d$. Chứng minh rằng nếu $P(x)\leq 1$ với mọi $x$ sao cho $|x|\leq 1$ thì

$$|a|+|b|+|c|+|d|\leq 7.$$

Lời giải (Short-list):

Bằng cách xét đa thức $\pm P(\pm x)$, không mất tính tổng quát ta có thể giả sử $a,\ b\geq 0$. Nếu $c,\ d\geq 0$ thì 

$$|a|+|b|+|c|+|d|=a+b+c+d=P(1)\leq 1.$$

Nếu $d\leq 0$ và $c\geq 0$ thì 

$$|a|+|b|+|c|+|d|=a+b+c+d+2(-d)=P(1)-2P(0)\leq 3.$$

Do đó ta có thể giả sử $c<0$. Có hai trường hợp cần xem xét:

$\bullet$ Trường hợp 1: $c<0,\ d\geq 0$. Ta có:

$$\frac{4}{3}P(1)-\frac{1}{3}P(-1)-\frac{8}{3}P\left(\frac{1}{2}\right) +\frac{8}{3}P\left(\frac{-1}{2}\right) =a+b-c+d=|a|+|b|+|c|+|d|.$$

Do đó

$$|a|+|b|+|c|+|d|\leq \frac{4}{3}+\frac{1}{3}+\frac{8}{3}+\frac{8}{3}=7.$$

$\bullet$ Trường hợp 2: $c<0,\ d<0$. Ta có:

$$\frac{5}{3}P(1)-4P\left(\frac{1}{2}\right) +\frac{4}{3}\left(\frac{-1}{2}\right) =a+b-c-d=|a|+|b|+|c|+|d|.$$

Do đó 

$$|a|+|b|+|c|+|d|\leq \frac{5}{3}+4+\frac{4}{3}=7.\ \square$$

Thêm một gợi mở! Các giá trị $ \pm 1, \pm \frac{1}{2}$ có thay thế bởi các giá trị khác hay không? Nếu không thì đặc trưng của chúng là gì? (Chúng đến từ đâu?)


Đời người là một hành trình...


#4
IHateMath

IHateMath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 299 Bài viết

Thêm một gợi mở! Các giá trị $ \pm 1, \pm \frac{1}{2}$ có thay thế bởi các giá trị khác hay không? Nếu không thì đặc trưng của chúng là gì? (Chúng đến từ đâu?)

Cái này liên quan tới đa thức Chebyshev ạ. (em từng đọc lướt qua tài liệu này nên biết vậy). 







Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: bđt

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh