Đến nội dung

Hình ảnh

tự đồng cấu giao hoán

- - - - - giao hoán tự đồng cấu

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
tuyet tran

tuyet tran

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 100 Bài viết

$\varphi$ là tự đồng cấu ,cho mk hỏi  $\psi$ là một tự đồng cấu giao hoán của $\varphi$ nghĩa là sao ạ ?



#2
vutuanhien

vutuanhien

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 690 Bài viết

$\varphi$ là tự đồng cấu ,cho mk hỏi  $\psi$ là một tự đồng cấu giao hoán của $\varphi$ nghĩa là sao ạ ?

Có nghĩa là $\psi$ giao hoán với $\varphi$. $\varphi \psi=\psi \varphi$. Cụ thể hơn là $\varphi(\psi(\alpha))=\psi(\varphi(\alpha))$ với mọi vector $\alpha$


"The first analogy that came to my mind is of immersing the nut in some softening liquid, and why not simply water? From time to time you rub so the liquid penetrates better, and otherwise you let time pass. The shell becomes more flexible through weeks and months—when the time is ripe, hand pressure is enough, the shell opens like a perfectly ripened avocado!" - Grothendieck


#3
tuyet tran

tuyet tran

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 100 Bài viết

Có nghĩa là $\psi$ giao hoán với $\varphi$. $\varphi \psi=\psi \varphi$. Cụ thể hơn là $\varphi(\psi(\alpha))=\psi(\varphi(\alpha))$ với mọi vector $\alpha$

b làm cho mk bài này với : CMR nếu tự đồng cấu $\varphi$ của không gian vecto n chiều V có n giá trị riêng khác nhau và $\psi$ là một tự đồng cấu giao hoán với $\varphi$ thì mỗi vecto riêng của $\varphi$ cũng là một vecto riêng của $\psi$ và $\psi$ có một cơ sở gồm toàn vecto riêng của nó



#4
vutuanhien

vutuanhien

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 690 Bài viết

b làm cho mk bài này với : CMR nếu tự đồng cấu $\varphi$ của không gian vecto n chiều V có n giá trị riêng khác nhau và $\psi$ là một tự đồng cấu giao hoán với $\varphi$ thì mỗi vecto riêng của $\varphi$ cũng là một vecto riêng của $\psi$ và $\psi$ có một cơ sở gồm toàn vecto riêng của nó

Giả sử tự đồng cấu $\varphi$ có $n$ giá trị riêng khác nhau là $\lambda_{1}$, $\lambda_{2}$,..., $\lambda_{n}$. Như vậy $\varphi$ tương ứng cũng sẽ có $n$ vector riêng khác nhau là $\alpha_{1}$, $\alpha_{2}$,..., $\alpha_{n}$. Theo một kết quả quen thuộc thì ($\alpha_{1}$,..., $\alpha_{n}$) độc lập tuyến tính nên hệ này chính là cơ sở của không gian $V$.

Ta có $\varphi(\psi(\alpha_{1}))=\psi(\varphi(\alpha_{1}))=\psi(\lambda_{1}\alpha_{1})=\lambda_{1}\psi(\alpha_{1})$. Như vậy $\psi(\alpha_{1})$ chính là một vector riêng của $\varphi$ ứng với giá trị riêng $\lambda_{1}$.

Giờ ta giả sử có một biểu thị tuyến tính: $\psi(\alpha_{1})=a_{1}\alpha_{1}+...+a_{n}\alpha_{n}$. Như vậy $\varphi(\psi(\alpha_{1}))=a_{1}\varphi(\alpha_{1})+...+a_{n}\varphi(\alpha_{n})=a_{1}\lambda_{1}\alpha_{1}+...+a_{n}\lambda_{n}\alpha_{n}$ và $\varphi(\psi(\alpha_{1})=\lambda_{1}(a_{1}\alpha_{1}+...+a_{n}\alpha_{n})$. Vì ($\alpha_{1}$,..., $\alpha_{n}$) là một cơ sở của $V$ nên ta phải có $a_{i}\lambda_{i}=a_{i}\lambda_{1}$ với mọi $i=\overline{1,n}$. Vì $\lambda_{1}\neq \lambda_{i}$ với mọi $i\neq 1$ nên ta suy ra $a_{i}=0$ với mọi $i\neq 1$. Do đó $\psi(\alpha_{1})=a_{1}\alpha_{1}$. Như vậy $\alpha_{1}$ chính là vector riêng của $\psi$. Tương tự suy ra $\alpha_{i}$ là vector riêng của $\psi$ với mọi $i$. Đó là đpcm. Giờ chú ý rằng ta đã có ($\alpha_{1}$,..., $\alpha_{n}$) là cơ sở của $V$ nên mệnh đề còn lại là hiển nhiên. 


"The first analogy that came to my mind is of immersing the nut in some softening liquid, and why not simply water? From time to time you rub so the liquid penetrates better, and otherwise you let time pass. The shell becomes more flexible through weeks and months—when the time is ripe, hand pressure is enough, the shell opens like a perfectly ripened avocado!" - Grothendieck


#5
tuyet tran

tuyet tran

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 100 Bài viết

Giả sử tự đồng cấu $\varphi$ có $n$ giá trị riêng khác nhau là $\lambda_{1}$, $\lambda_{2}$,..., $\lambda_{n}$. Như vậy $\varphi$ tương ứng cũng sẽ có $n$ vector riêng khác nhau là $\alpha_{1}$, $\alpha_{2}$,..., $\alpha_{n}$. Theo một kết quả quen thuộc thì ($\alpha_{1}$,..., $\alpha_{n}$) độc lập tuyến tính nên hệ này chính là cơ sở của không gian $V$.

Ta có $\varphi(\psi(\alpha_{1}))=\psi(\varphi(\alpha_{1}))=\psi(\lambda_{1}\alpha_{1})=\lambda_{1}\psi(\alpha_{1})$. Như vậy $\psi(\alpha_{1})$ chính là một vector riêng của $\varphi$ ứng với giá trị riêng $\lambda_{1}$.

Giờ ta giả sử có một biểu thị tuyến tính: $\psi(\alpha_{1})=a_{1}\alpha_{1}+...+a_{n}\alpha_{n}$. Như vậy $\varphi(\psi(\alpha_{1}))=a_{1}\varphi(\alpha_{1})+...+a_{n}\varphi(\alpha_{n})=a_{1}\lambda_{1}\alpha_{1}+...+a_{n}\lambda_{n}\alpha_{n}$ và $\varphi(\psi(\alpha_{1})=\lambda_{1}(a_{1}\alpha_{1}+...+a_{n}\alpha_{n})$. Vì ($\alpha_{1}$,..., $\alpha_{n}$) là một cơ sở của $V$ nên ta phải có $a_{i}\lambda_{i}=a_{i}\lambda_{1}$ với mọi $i=\overline{1,n}$. Vì $\lambda_{1}\neq \lambda_{i}$ với mọi $i\neq 1$ nên ta suy ra $a_{i}=0$ với mọi $i\neq 1$. Do đó $\psi(\alpha_{1})=a_{1}\alpha_{1}$. Như vậy $\alpha_{1}$ chính là vector riêng của $\psi$. Tương tự suy ra $\alpha_{i}$ là vector riêng của $\psi$ với mọi $i$. Đó là đpcm. Giờ chú ý rằng ta đã có ($\alpha_{1}$,..., $\alpha_{n}$) là cơ sở của $V$ nên mệnh đề còn lại là hiển nhiên. 

thank b nhiều nhé !



#6
vutuanhien

vutuanhien

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 690 Bài viết

thank b nhiều nhé !

Thực ra chứng minh của mình thiếu. Gọi $\beta$ là một vector riêng của $\varphi$ ứng với giá trị riêng $\lambda_{k}$ và giả sử $\psi(\beta)=a_{1}\alpha_{1}+...+a_{n}\alpha_{n}$. Bằng biến đổi như trên ta có $\psi(\beta)=a_k\alpha_{k}$. Vì $(\alpha_{1},...,\alpha_{n})$ là một cơ sở của $V$ nên $V=V_{1}+...+V_{n}$, trong đó $V_{i}$ là không gian con riêng ứng với giá trị riêng $\lambda_{i}$. Theo một bổ đề quen thuộc thì $V_{1}+...+V_{n}$ là một tổng trực tiếp nên $V=V_{1}\oplus ...\oplus V_{n}$. Suy ra $n=\dim{V}=\dim{V_{1}}+...+\dim{V_{n}}$ nên $\dim{V_{1}}=...=\dim{V_{n}}=1$. Mà $\beta, \alpha_{k}\in V_{k}$ nên tồn tại vô hướng $u$ sao cho $\alpha_{k}=u\beta$. Như vậy $\psi(\beta)=a_{k}u\beta$ nên $\beta$ là một vector riêng của $\psi$, đpcm.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi WhjteShadow: 03-04-2017 - 17:12

"The first analogy that came to my mind is of immersing the nut in some softening liquid, and why not simply water? From time to time you rub so the liquid penetrates better, and otherwise you let time pass. The shell becomes more flexible through weeks and months—when the time is ripe, hand pressure is enough, the shell opens like a perfectly ripened avocado!" - Grothendieck


#7
tuyet tran

tuyet tran

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 100 Bài viết

Thực ra chứng minh của mình thiếu. Gọi $\beta$ là một vector riêng của $\varphi$ ứng với giá trị riêng $\lambda_{k}$ và giả sử $\psi(beta)=a_{1}\alpha_{1}+...+a_{n}\alpha_{n}$. Bằng biến đổi như trên ta có $\psi(\beta)=a_k\alpha_{k}$. Vì $(\alpha_{1},...,\alpha_{n})$ là một cơ sở của $V$ nên $V=V_{1}+...+V_{n}$, trong đó $V_{i}$ là không gian con riêng ứng với giá trị riêng $\lambda_{i}$. Theo một bổ đề quen thuộc thì $V_{1}+...+V_{n}$ là một tổng trực tiếp nên $V=V_{1}\oplus ...\oplus V_{n}$. Suy ra $n=\dim{V}=\dim{V_{1}}+...+\dim{V_{n}}$ nên $\dim{V_{1}}=...=\dim{V_{n}}=1$. Mà $\beta, \alpha_{k}\in V_{k}$ nên tồn tại vô hướng $u$ sao cho $\alpha_{k}=u\beta$. Như vậy $\psi(\beta)=a_{k}u\beta$ nên $\beta$ là một vector riêng của $\psi$, đpcm.

mấy bài này lằng nhằng quá , làm mk loạn hết cả lên rồi






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh