Đến nội dung

Hình ảnh

$x^3-3x+1=0$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 17 trả lời

#1
tenlamgi

tenlamgi

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 45 Bài viết

Giải phương trình: $x^3-3x+1=0$

biết rằng cấp 2 không được dùng lượng giác hóa và số phức.



#2
Thuat ngu

Thuat ngu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

Giải phương trình: $x^3-3x+1=0$

biết rằng cấp 2 không được dùng lượng giác hóa và số phức.

Gợi ý: Đặt $x=t+\frac{1}{t}$. Phần còn lại chắc bạn xử lý được.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Thuat ngu: 01-03-2017 - 21:46


#3
linhphammai

linhphammai

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 241 Bài viết

Gợi ý: Đặt $x= \frac{t}{6}+\frac{6}{t}$. Phần còn lại chắc bạn xử lý được.

Bạn làm cách nào để tìm ra được cách đặt ẩn như vậy ???

Có thể giải thích rõ được không ??

Mình chưa hiểu lắm... :(  :(  :(


NEVER GIVE UP... :angry:  

Không cần to lớn để bắt đầu, nhưng cần bắt đầu để trở nên to lớn...

 

 


#4
Thuat ngu

Thuat ngu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

Bạn làm cách nào để tìm ra được cách đặt ẩn như vậy ???

Có thể giải thích rõ được không ??

Mình chưa hiểu lắm... :(  :(  :(

Đặt như thế có vẻ hơi khó hình dung cách làm nhỉ? Các bạn nên đặt $x= t+\frac{1}{t}$ sẽ gọn hơn đấy!

Mình thường lượng giác hóa mấy bài này, còn hướng giải trên mình đã được một tiền bối chỉ cho, cải tiến thành đặt $x= t+\frac{1}{t}$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Thuat ngu: 01-03-2017 - 17:34


#5
IHateMath

IHateMath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 299 Bài viết

Gợi ý: Đặt $x= \frac{t}{6}+\frac{6}{t}$. Phần còn lại chắc bạn xử lý được.

Cách này sẽ dẫn tới một phương trình bậc 2 theo $t^3$, mà phương trình này không có nghiệm thực!

P/s: Đây chính là phép thế Viete: https://en.wikipedia...7s_substitution. Nói chung những trường hợp phương trình có 3 nghiệm phân biệt thì cách này vẫn phải dùng đến số phức.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi IHateMath: 27-02-2017 - 23:15


#6
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết

Gợi ý: Đặt $x= \frac{t}{6}+\frac{6}{t}$. Phần còn lại chắc bạn xử lý được.

Cách đặt này không đi đến được kết quả vì pt cuối không có nghiệm. Mình đã thử



#7
Thuat ngu

Thuat ngu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

Cách đặt này không đi đến được kết quả vì pt cuối không có nghiệm. Mình đã thử

Mình làm nhầm, đã sửa lại rồi đó bạn.



#8
IHateMath

IHateMath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 299 Bài viết

Mình làm nhầm, đã sửa lại rồi đó bạn.

Vẫn vậy bạn à, phương trình thu được không có nghiệm thực. Bây giờ mình sẽ giải thích tại sao cách đặt này không có tác dụng nếu không dùng đến số phức.

Xét phương trình bậc 3 $x^3+px+q=0$ (1) có 3 nghiệm thực phân biệt. Khi đó, đặt $x=t-\frac{p}{3t}$ thì ta thu được phương trình $t^3+q+\frac{p^3}{27t^3}=0$. Nhân hai vế với $t^3$ để thu được $t^6+qt^3-\frac{p^3}{27}=0$. Đây là phương trình bậc hai theo $t^3$. Nó có nghiệm thực khi và chỉ khi $q^2-\frac{4p^3}{27}\geq 0$. Mặt khác ta biết rằng phương trình (1) có ba nghiệm phân biệt khi và chỉ khi $q^2-\frac{4p^3}{27}<0$. Do đó nếu không dùng số phức thì cách này không áp dụng được.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi IHateMath: 01-03-2017 - 18:30


#9
tenlamgi

tenlamgi

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 45 Bài viết

Vẫn vậy bạn à, phương trình thu được không có nghiệm thực. Bây giờ mình sẽ giải thích tại sao cách đặt này không có tác dụng nếu không dùng đến số phức.
Xét phương trình bậc 3 $x^3+px+q=0$ (1) có 3 nghiệm thực phân biệt. Khi đó, đặt $x=t-\frac{p}{3t}$ thì ta thu được phương trình $t^3+q+\frac{p^3}{27t^3}=0$. Nhân hai vế với $t^3$ để thu được $t^6+qt^3-\frac{p^3}{27}=0$. Đây là phương trình bậc hai theo $t^3$. Nó có nghiệm thực khi và chỉ khi $q^2-\frac{4p^3}{27}\geq 0$. Mặt khác ta biết rằng phương trình (1) có ba nghiệm phân biệt khi và chỉ khi $q^2-\frac{4p^3}{27}<0$. Do đó nếu không dùng số phức thì cách này không áp dụng được.

Vậy giả sử như một học sinh cấp 2 mà hỏi bài kiểu này thì mình phải làm sao?

#10
Thuat ngu

Thuat ngu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

Vậy giả sử như một học sinh cấp 2 mà hỏi bài kiểu này thì mình phải làm sao?

Đặt $x=t+\frac{1}{t}$ sẽ khắc phục được vấn đề



#11
huykinhcan99

huykinhcan99

    Sĩ quan

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 336 Bài viết

Đặt $x=t+\frac{1}{t}$ sẽ khắc phục được vấn đề

 

Đặt $x=t+\dfrac{1}{t}$, ta thu được phương trình

\[\left(t+\dfrac{1}{t}\right)^3-3\left(t+\dfrac{1}{t}\right)+1=0 \iff \dfrac{\left(t^3+\dfrac{1}{2}\right)^2+\dfrac{3}{4}}{t^3}=0\]

 

Phương trình này vô nghiệm.


$$\text{Vuong Lam Huy}$$

#12
viet9a14124869

viet9a14124869

    Trung úy

  • Thành viên
  • 903 Bài viết

Đặt $x=t+\dfrac{1}{t}$, ta thu được phương trình

\[\left(t+\dfrac{1}{t}\right)^3-3\left(t+\dfrac{1}{t}\right)+1=0 \iff \dfrac{\left(t^3+\dfrac{1}{2}\right)^2+\dfrac{3}{4}}{t^3}=0\]

 

Phương trình này vô nghiệm.

nhưng phương trình bậc 3 thường luôn có nghiệm mà bác ^-^


                                                                    SÓNG BẮT ĐẦU TỪ GIÓ

                                                                    GIÓ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ?

                                                                    ANH CŨNG KHÔNG BIẾT NỮA 

                                                                    KHI NÀO...? TA YÊU NHAU .


#13
victoranh

victoranh

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 102 Bài viết

pt này có n0 mà


-----Đừng chọn sống an nhàn trong những năm tháng mà bạn "chịu khổ được"-----


#14
Thuat ngu

Thuat ngu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

Đặt $x=t+\dfrac{1}{t}$, ta thu được phương trình

\[\left(t+\dfrac{1}{t}\right)^3-3\left(t+\dfrac{1}{t}\right)+1=0 \iff \dfrac{\left(t^3+\dfrac{1}{2}\right)^2+\dfrac{3}{4}}{t^3}=0\]

 

Phương trình này vô nghiệm.

Anh huykinhcan99 sao không nhân tung ra nhỉ?

key: $\left ( t+\frac{1}{t} \right )^{3}-3\left ( t+\frac{1}{t} \right )+1=0$ $< = > t^{3}+\frac{1}{t^{3}}+1=0$ $< = > t^{6}+t^{3}+1=0$

Đây là phương trình bậc 2 ẩn $t^{3}$, dùng công thức nghiệm sẽ giải được t và tìm được x



#15
huykinhcan99

huykinhcan99

    Sĩ quan

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 336 Bài viết

Anh huykinhcan99 sao không nhân tung ra nhỉ?

key: $\left ( t+\frac{1}{t} \right )^{3}-3\left ( t+\frac{1}{t} \right )+1=0$ $< = > t^{3}+\frac{1}{t^{3}}+1=0$ $< = > t^{6}+t^{3}+1=0$

Đây là phương trình bậc 2 ẩn $t^{3}$, dùng công thức nghiệm sẽ giải được t và tìm được x

 

 

À thì, cái phương trình đấy xét trên phương diện toán cấp 2 thì nó sẽ vô nghiệm... kể cả $t^6+t^3+1=0$, hay là phương trình của mình, nó chỉ có nghiệm phức...


$$\text{Vuong Lam Huy}$$

#16
Thuat ngu

Thuat ngu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

À thì, cái phương trình đấy xét trên phương diện toán cấp 2 thì nó sẽ vô nghiệm... kể cả $t^6+t^3+1=0$, hay là phương trình của mình, nó chỉ có nghiệm phức...

Em đã hiểu ý. Bài này chỉ có nghiệm phức nên không thể giải trên phương diện toán cấp 2



#17
hoangquochung3042002

hoangquochung3042002

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 185 Bài viết

Em đã hiểu ý. Bài này chỉ có nghiệm phức nên không thể giải trên phương diện toán cấp 2

cho hỏi mấy người lớp mấy v.



#18
Nghiapnh1002

Nghiapnh1002

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 108 Bài viết

cho hỏi mấy người lớp mấy v.

Đặt $x=2y$ ta có phương trình:

$4y^3-3y=\frac{-1}{2}$, đặt $y=cos(t)\left ( t\in \left [ 0;\pi \right ] \right )$ ta có:

$cos(3t)=cos(\frac{2\pi }{3})$ từ đó ta có $x\in \left \{ 2cos(\frac{2\pi}{9});2cos(\frac{8\pi}{9});2cos(\frac{4\pi}{9}) \right \}$ 

P/s: Dạng này mình nghĩ phải dùng lượng giác.






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh