Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi Olympic 27/4 BR-VT Toán 11

olympic

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
Tran Nho Duc

Tran Nho Duc

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 440 Bài viết

17161121_1955314388029713_484486127_n.jp17203528_1955314391363046_1713515767_n.j


20114231121042626.gif

"  Even if there was no Gravity on Earth, I'd still fall for you. "

                                                                                                                  Nunmul       

                                                                          

 

#2
nguyenduy287

nguyenduy287

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 256 Bài viết

17161121_1955314388029713_484486127_n.jp17203528_1955314391363046_1713515767_n.j

xử câu 3 trước 

dạng vô định này mạnh nhất là dùng quy tắc L'hôpital

$\lim_{x\rightarrow -1}\frac{\sqrt{2x+3}-\sqrt[3]{3x+4}}{(x+1)^2}=\lim_{x\rightarrow -1}\frac{\frac{1}{\sqrt{2x+3}}+\frac{1}{\sqrt[3]{3x+4}}}{2(x+1)}=\lim_{x\rightarrow -1}\frac{\frac{-2}{2x+3}-\frac{2}{\sqrt[3]{3x+4}}}{2}=-2$


  "DÙ BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HAY BẠN KHÔNG THỂ, BẠN ĐỀU ĐÚNG "

                                                                                               -Henry Ford -

  

 

 

 

 


#3
Tran Nho Duc

Tran Nho Duc

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 440 Bài viết

xử câu 3 trước 

dạng vô định này mạnh nhất là dùng quy tắc L'hôpital

$\lim_{x\rightarrow -1}\frac{\sqrt{2x+3}-\sqrt[3]{3x+4}}{(x+1)^2}=\lim_{x\rightarrow -1}\frac{\frac{1}{\sqrt{2x+3}}+\frac{1}{\sqrt[3]{3x+4}}}{2(x+1)}=\lim_{x\rightarrow -1}\frac{\frac{-2}{2x+3}-\frac{2}{\sqrt[3]{3x+4}}}{2}=-2$

Đại học mới học quy tắc L'hospital mà bạn

Với THPT thì chỉ có nước khử dạng vô định thôi 


20114231121042626.gif

"  Even if there was no Gravity on Earth, I'd still fall for you. "

                                                                                                                  Nunmul       

                                                                          

 

#4
Katyusha

Katyusha

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 461 Bài viết

Câu 1.b cấp số cộng xử lý thế nào vậy mọi người. Mình đang học lại phần này.

 

 

Hình gửi kèm

  • Untitled.png


#5
Tran Nho Duc

Tran Nho Duc

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 440 Bài viết

Câu 1.b cấp số cộng xử lý thế nào vậy mọi người. Mình đang học lại phần này.

Cấp số cộng kệ nó, bạn cứ làm như thường.

Đó chỉ là điều kiện để tìm ra số đo cụ thể các góc thôi..


20114231121042626.gif

"  Even if there was no Gravity on Earth, I'd still fall for you. "

                                                                                                                  Nunmul       

                                                                          

 

#6
IMO20xx

IMO20xx

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 22 Bài viết

Bài cuối quen rồi nhỉ, đếm bằng hai cách. Ta gọi các chàng trai là $b_1,b_2,\dots ,b_m$, các cô gái là $g_1,g_2,\dots ,g_n$. Gọi $S_{i,j}$ là số bộ $(i,j,k)$ mà $b_i,b_j$ đều quen với $g_k$ hoặc cả $b_i,b_j$ đều không quen với $g_k$. Ta sẽ chứng minh rằng $$\sum_{i=1}^{m} {\sum_{j\ne i} {S_{i,j}}} \geq \frac{n(m-1)^2}{2}.$$ Thật vậy $\sum_{i=1}^{m} {\sum_{j\ne i} {S_{i,j}}} = 2\sum_{k=1}^{n} {T_k}$ với $T_k$ là số cặp $(i,j)$ mà cả $b_i,b_j$ đều quen với $g_k$ hoặc cả $b_i,b_j$ đều không quen với $g_k$. Dễ thấy $T_k=\binom{c_k}{2} +\binom{m-c_k}{2}=\binom{m}{2}-c_k(m-c_k)$ trong đó $c_k$ là số cặp $(i,j)$ mà cả $b_i,b_j$ đều quen với $g_k$. Vậy $$\sum_{k=1}^{n} {T_k}=\sum_{k=1}^{n} {\left(\binom{m}{2}-c_k(m-c_k)\right)}=\frac{n\cdot m(m-1)}{2}-\sum_{k=1}^{n} {c_k(m-c_k)}.$$ Do $m$ lẻ, nên $c_k(m-c_k)$ đạt giá trị lớn nhất là $\frac{m^2-1}{4}$ khi $c_k=\frac{m\pm 1}{2}$. Vậy $$\sum_{k=1}^{n} {T_k}\geq \frac{n\cdot m(m-1)}{2}-\frac{n(m^2-1)}{4}=\frac{n(m-1)^2}{4}.$$ đpcm. Vậy $\sum_{i=1}^{m} {\sum_{j\ne i} {S_{i,j}}} \geq \frac{n(m-1)^2}{2}$, suy ra tồn tại $i$ mà $\sum_{j\ne i} {S_{i,j}}\geq \frac{n(m-1)^2}{2m}$. $\square$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi IMO20xx: 07-03-2017 - 20:28


#7
nguyenduy287

nguyenduy287

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 256 Bài viết

17161121_1955314388029713_484486127_n.jp17203528_1955314391363046_1713515767_n.j

 

Câu 1.b cấp số cộng xử lý thế nào vậy mọi người. Mình đang học lại phần này.

mình xin đề xuất hướng giải câu 1b như sau 

A,B,C lập thành cấp số cộng $\left\{\begin{matrix}A=A \\ B=A+d \\ C=A+ 2d \end{matrix}\right.=>A+B+C=3(A+d)=180=>B=A+d=60$

thế vào giả thiết $cos^2A+cos^2(120-A)=1-\frac{\sqrt{3}}{4}<=>cos^2A+(\frac{-1}{2}cosA+\frac{\sqrt{3}}{2}sinA)^2=1-\frac{\sqrt{3}}{4}<=>\frac{1}{2}Cos2A-\frac{\sqrt{3}}{2}sin2A=\frac{-\sqrt{3}}{2}<=>Cos(60+2A)=\frac{-\sqrt{3}}{2}$ 

tới đây tìm được A,B,C rồi

bài 3 nếu không được sử dụng L'hôpitan thì dùng phương pháp khử vô định bình thường vậy

$\lim_{x\rightarrow -1}(\frac{\sqrt{2x+3}+x+2}{(x+1)^2}-\frac{x+2-\sqrt[3]{3x+4}}{(x+1)^2})=\lim_{x\rightarrow -1}(\frac{(x+1)^2}{(x+1)^2(x+2-\sqrt{2x+3})}-\frac{(x+4)(x+1)^2}{(x+1)^2((x+2)^2+(x+2)\sqrt[3]{3x+4}+\sqrt[3]{(3x+4)^2})})$

đã khử được vô định ...;)

P/s: đề dài ....


  "DÙ BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HAY BẠN KHÔNG THỂ, BẠN ĐỀU ĐÚNG "

                                                                                               -Henry Ford -

  

 

 

 

 


#8
T3bol

T3bol

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

Bài cuối quen rồi nhỉ, đếm bằng hai cách. Ta gọi các chàng trai là $b_1,b_2,\dots ,b_m$, các cô gái là $g_1,g_2,\dots ,g_n$. Gọi $S_{i,j}$ là số bộ $(i,j,k)$ mà $b_i,b_j$ đều quen với $g_k$ hoặc cả $b_i,b_j$ đều không quen với $g_k$. Ta sẽ chứng minh rằng $$\sum_{i=1}^{m} {\sum_{j\ne i} {S_{i,j}}} \geq \frac{n(m-1)^2}{2}.$$ Thật vậy $\sum_{i=1}^{m} {\sum_{j\ne i} {S_{i,j}}} = 2\sum_{k=1}^{n} {T_k}$ với $T_k$ là số cặp $(i,j)$ mà cả $b_i,b_j$ đều quen với $g_k$ hoặc cả $b_i,b_j$ đều không quen với $g_k$. Dễ thấy $T_k=\binom{c_k}{2} +\binom{m-c_k}{2}=\binom{m}{2}-c_k(m-c_k)$ trong đó $c_k$ là số cặp $(i,j)$ mà cả $b_i,b_j$ đều quen với $g_k$. Vậy $$\sum_{k=1}^{n} {T_k}=\sum_{k=1}^{n} {\left(\binom{m}{2}-c_k(m-c_k)\right)}=\frac{n\cdot m(m-1)}{2}-\sum_{k=1}^{n} {c_k(m-c_k)}.$$ Do $m$ lẻ, nên $c_k(m-c_k)$ đạt giá trị lớn nhất là $\frac{m^2-1}{4}$ khi $c_k=\frac{m\pm 1}{2}$. Vậy $$\sum_{k=1}^{n} {T_k}\geq \frac{n\cdot m(m-1)}{2}-\frac{n(m^2-1)}{4}=\frac{n(m-1)^2}{4}.$$ đpcm. Vậy $\sum_{i=1}^{m} {\sum_{j\ne i} {S_{i,j}}} \geq \frac{n(m-1)^2}{2}$, suy ra tồn tại $i$ mà $\sum_{j\ne i} {S_{i,j}}\geq \frac{n(m-1)^2}{2m}$. $\square$

Chào bạn, những kiến thức này học ở đâu vậy bạn... cho mình xin tên của dạng này hay thông tin cũng được ạ. 



#9
IMO20xx

IMO20xx

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 22 Bài viết

Chào bạn, những kiến thức này học ở đâu vậy bạn... cho mình xin tên của dạng này hay thông tin cũng được ạ. 

Chào bạn. Đây là phương pháp đếm bằng hai cách, một phương pháp rất phổ biến dùng để giải quyết một số bài toán Tổ hợp. Ở Việt Nam có một số tài liệu cũng đề cập đến phương pháp này, tuy nhiên số lượng khá ít và trên mạng thì mình chưa thấy. Vậy mình xin giới thiệu với bạn file này (Tiếng Anh) về đếm bằng hai cách khá đầy đủ và chi tiết: http://yufeizhao.com...ounting_mop.pdf.



#10
T3bol

T3bol

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

Chào bạn. Đây là phương pháp đếm bằng hai cách, một phương pháp rất phổ biến dùng để giải quyết một số bài toán Tổ hợp. Ở Việt Nam có một số tài liệu cũng đề cập đến phương pháp này, tuy nhiên số lượng khá ít và trên mạng thì mình chưa thấy. Vậy mình xin giới thiệu với bạn file này (Tiếng Anh) về đếm bằng hai cách khá đầy đủ và chi tiết: http://yufeizhao.com...ounting_mop.pdf.

Cảm ơn bạn :D



#11
T3bol

T3bol

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

17161121_1955314388029713_484486127_n.jp17203528_1955314391363046_1713515767_n.j

Tại hạ xin mạo muội làm câu a phần hình, có các hạ nào xử lí câu b, câu b khó quá :l

Lời giải:

 

Ta có SEAD là hình bình hành => MP//ES => SE= $2MP$

AD//NC => MNCP là hình bình hành

=> MN//PC (1)

(SBD) _l_ (SAC) => BD _l_ PC (2)

Từ (1) và (2) => MN _l_ BD

Ta có: MP//SE (3)

BD _l_ (SAC) => BD_l_ OP => OP//SC (Do SC _l_ BD)

=> (SEC) // (OPM)

b) Mình tính lật hình nhưng dài quá.



#12
chieckhantiennu

chieckhantiennu

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 621 Bài viết

Câu b bài hình làm như thế nào vậy mọi người?


Đỗ Hoài Phương

Một số phận..

Facebook: https://www.facebook.com/phuong.july.969






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: olympic

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh