Đến nội dung

Hình ảnh

Mở rộng bài T3 Tạp chí Toán học và tuổi trẻ số 477 tháng 1 2017


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
Nguyenphuctang

Nguyenphuctang

    Sĩ quan

  • Banned
  • 499 Bài viết

Vấn đề 1:

Tổng quát bài toán :

Cho x, y, z là các số thực dương thỏa mãn x + y + z = xyz và n $\geq 2$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

$P=\frac{x}{y^{n}}+\frac{y}{z^{n}}+\frac{z}{x^{n}}$

Đề xuất bởi Nguyễn Phúc Tăng

Với trường hợp  n = 3 được tác giả Sladjan Stankovik-Macedonia đề xuất trên Group mathematical inequalities và hiện đã có 5 cách khác nhau để giải quyết cho trường hợp này.

Nhận xét: Nếu n càng lớn thì bất đẳng thức càng dễ giải quyết và bài toán này quá dễ không chặt chẽ lắm.

Vấn đề 2:

Với trường hợp 4 biến bất đẳng thức vẫn đúng.

Cho x, y, z, t là các số thực dương thỏa mãn xy + yz + zt + tx + xz + yt = xyzt. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

(a)$P=\frac{x^{2}}{y}+\frac{y^{2}}{z}+\frac{z^{2}}{t}+\frac{t^{2}}{x}$

(b)$Q=\frac{x}{y^{2}}+\frac{y}{z^{2}}+\frac{z}{t^{2}}+\frac{t}{x^{2}}$

Đề xuất bởi thầy Nguyễn Việt Hùng - Giáo viên trường THPT Chuyên KHTN-ĐHQGHN

Vấn đề 3:

Làm trội bài toán:

Cho x, y, z  là các số thực dương thỏa mãn x + y + z = xyz và n $>\frac{1}{2}$. Tìm Giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

$P=\frac{x^{n}}{y^{n-\frac{1}{2}}}+\frac{y^{n}}{z^{n-\frac{1}{2}}}+\frac{z^{n}}{x^{n-\frac{1}{2}}}$

Đề xuất bởi Nguyễn Phúc Tăng

 

Vấn đề này đang được chúng tôi tổng quát và hi vọng sẽ có kết quả chặt hơn nhiều.

Có thể những bài trên không được hay lắm nhưng so với bài gốc thực sự khó hơn nhiều

Việc mở rộng này vẫn đang được tiếp tục thực hiện và sẽ được đăng sau!



#2
Nguyenphuctang

Nguyenphuctang

    Sĩ quan

  • Banned
  • 499 Bài viết

Chốt lại tổng quát và chặt hơn nếu có thể cho bài toán:

Vấn đề 4:

Cho x, y, z, n, k là các số thực dương thỏa mãn x + y + z = xyz; n > k. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

$A=\frac{x^{n}}{y^{n-k}}+\frac{y^{n}}{z^{n-k}}+\frac{z^{n}}{x^{n-k}}$

Đề xuất bởi Nguyễn Phúc Tăng - Lê Khánh Sỹ

Đồng Tháp - Long An 17 / 3 / 2017 

Cuối lời xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Việt Hùng và Anh Lê Khánh Sỹ đã tận tình giúp em thực hiện topic này.

Và mong mọi người khi xem topic này hãy đóng góp nhiều lời giải cho các vấn đề trên chúng tôi sẽ ghi nhận! 



#3
JUV

JUV

    Trung sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 138 Bài viết

Tất cả các vấn đề đều có thể được giải quyết bằng BĐT hoán vị


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi JUV: 17-03-2017 - 14:21


#4
Nguyenphuctang

Nguyenphuctang

    Sĩ quan

  • Banned
  • 499 Bài viết

Tất cả các vấn đề đều có thể được giải quyết bằng BĐT hoán vị

Tôi biết và tôi có nhiều cách khác bất đẳng thức trên không chặt chẽ lắm nhưng trội hơn với bài gốc rất rất nhiều. Và bạn nên post lên cho mọi người tham khảo.



#5
Nguyenphuctang

Nguyenphuctang

    Sĩ quan

  • Banned
  • 499 Bài viết

Lời giải bài 3: Lê Khánh Sỹ

17354956_1234202590034413_177113652_n.jp

Với $m=\frac{1}{\sqrt[4]{3}}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyenphuctang: 17-03-2017 - 23:17


#6
Kagome

Kagome

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết

Lời giải bài 4: Lê Khánh Sỹ

17354956_1234202590034413_177113652_n.jp

Cái chỗ AM suy rộng là sao vậy bạn? Bạn giải thích rõ hơn dược ko?



#7
Nguyenphuctang

Nguyenphuctang

    Sĩ quan

  • Banned
  • 499 Bài viết

Cái chỗ AM suy rộng là sao vậy bạn? Bạn giải thích rõ hơn dược ko?

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng nhắn tin riêng với mình. Xin cảm ơn bạn đã quan tâm topic!

Lời giải bài 4 tương tự bài 3 vẫn AM - GM suy rộng.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyenphuctang: 18-03-2017 - 12:00


#8
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1668 Bài viết

Bạn cũng tự tìm hiểu đi, cũng đừng nên hỏi ngang như vậy làm loãng topic đấy.

Lời giải bài 4 tương tự bài 3 vẫn AM - GM suy rộng.

Mình cũng không hiểu , tìm  thấy mà đọc không hiểu nên lại quay lại đây , vậy bạn cho mình hỏi nó là gì được không ? Tiêu chí của mình là loãng topic khi mà người khác đăng nhảm thôi , chứ mình nghĩ mình hỏi chính đáng phết chứ nhỉ . 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 17-03-2017 - 23:38

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#9
Phan Tien Ngoc

Phan Tien Ngoc

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 100 Bài viết

Cái chỗ AM suy rộng là sao vậy bạn? Bạn giải thích rõ hơn dược ko?

theo mình thì k phải là AM-GM suy rộng chỉ là áp dụng AM-GM cho 2n số thực dương mà thôi






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh