Đến nội dung

Hình ảnh

Đề HSG Bình Dương 2016-2017


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
Nguyenphuctang

Nguyenphuctang

    Sĩ quan

  • Banned
  • 499 Bài viết

17457440_953259121477531_522070784346198



#2
NHoang1608

NHoang1608

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO              KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP TỈNH

        TỈNH BÌNH DƯƠNG                                               NĂM HỌC 2016-2017

Bài 1: (5,0 điểm)

        a) Tìm tất cả các ngiệm nguyên của phương trình $\sqrt{x}+\sqrt{y}=2017$

        b) Xác định số điện thoại của THCS X thành phố Thủ Dầu Một, biết số đó dạng $\overline{82xxyy}$ với $\overline{xxyy}$ là số chính phương.

Bài 2: (4,0 điểm)

       Tam giác $ABC$ đều nội tiếp đường tròn $(O;R), M$ thuộc đường tròn. Chứng minh rằng $MA^{2}+MB^{2}+MC^{2}=6R^{2}$.

Bài 3: (3,0 điểm)

       a) Giải phương trình: $\frac{x^{2}}{3+\sqrt{9-x^{2}}}+\frac{1}{4(3-\sqrt{9-x^{2}}}=1$

       b) Giải hệ phương trình $\begin{cases} & (x+y)(1+\frac{1}{xy}) \\ & (x^{2}+y^{2})(1+\frac{1}{x^{2}y^{2}}) \end{cases}$

Bài 4: (3,0 điểm)

      a) Chứng minh: Với mọi số $a,b,c,d$ ta luôn có $(a^{2}+c^{2})(b^{2}+d^{2})\geq (ab+cd)^{2}$

      b) Cho $a, b>0$. Chứng minh rằng: $\frac{a^{2}+b^{2}}{(4a+3b)(3a+4b)}\geq \frac{1}{25}$

Bài 5: (3,0 điểm)

    Cho tứ giác $ABCD$. Gọi $M, N, P, Q$ lần lượt là trung điểm của $AB, BC, CA, DA$. Chứng minh rằng: $S_{ABCD}\leq MP.NQ\leq \frac{1}{4}(AB+CD)(AD+BC)$

Bài 6: (2,0 điểm) Cho đa giác lồi có 12 cạnh

    a) Tìm số đường chéo

    b) Tìm số tam giác có ít nhất 1 cạnh là cạnh của đa giác đó ?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NHoang1608: 26-03-2017 - 10:30

The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.

----- Michelangelo----


#3
Nguyenphuctang

Nguyenphuctang

    Sĩ quan

  • Banned
  • 499 Bài viết

Bạn kiểm tra lại xem câu 3b không thể biên dịch được.

17548677_429511547397156_642055828_o.png



#4
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết
Bài 3: (3,0 điểm)

       a) Giải phương trình: $\frac{x^{2}}{3+\sqrt{9-x^{2}}}+\frac{1}{4(3-\sqrt{9-x^{2}}}=1$

       b) Giải hệ phương trình $\begin{cases} & (x+y)(1+\frac{1}{xy})=5 \\ & (x^{2}+y^{2})(1+\frac{1}{x^{2}y^{2}})=49 \end{cases}$

a) ĐK: -3 < x < 3

Ta có: $\frac{x^{2}}{3+\sqrt{9-x^{2}}}+\frac{1}{4(3-\sqrt{9-x^{2}})}=1\Leftrightarrow \frac{3^2-(9-x^2)}{3+\sqrt{9-x^{2}}}+\frac{1}{4(3-\sqrt{9-x^{2}})}=1\Leftrightarrow \frac{1}{3-\sqrt{9-x^{2}}}+\frac{1}{4(3-\sqrt{9-x^{2}})}=1\Leftrightarrow 3-\sqrt{9-x^2}=\frac{1}{5}\Rightarrow \sqrt{9-x^2}=\frac{14}{5}...$

b) ĐK: x, y khác 0

$\begin{cases} & (x+y)(1+\frac{1}{xy})=5 \\ & (x^{2}+y^{2})(1+\frac{1}{x^{2}y^{2}})=49 \end{cases}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+y+\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=5\\ x^2+y^2+\frac{1}{x^2}+\frac{1}{y^2}=49 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (x+\frac{1}{x})+\frac{1}{y}=5\\ (x+\frac{1}{x})^2+(y+\frac{1}{y})^2=45 \end{matrix}\right....$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HoangKhanh2002: 26-03-2017 - 11:33


#5
Aomike

Aomike

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

câu b bài 1:
bđt cần c/m tương đương a2+b2/12(a2+b2)+25ab >= 1/25

<=> 25(a2+b2) >= 12(a2+b2)+25ab

<=> 13(a2+b2) >= 25ab

<=> (22+32)(a2+b2) >= 25ab

Áp dụng bđt ở câu a ta có: (22+32)(a2+b2) >= (2a+3b)2 = 4a2+9b2+12ab

Bây giờ chỉ cần c/m 4a2+9b2+12ab >= 25ab

<=> 4a2-4ab-9ab+9b2 >= 0

<=> 4a(a-b)-9b(a-b) >= 0

<=> 4(a-b)2 >= 0, luôn đúng

---> bđt ban đầu được chứng minh



#6
Minhnksc

Minhnksc

    Sĩ quan

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 302 Bài viết

a) ĐK: -3 < x < 3

Ta có: $\frac{x^{2}}{3+\sqrt{9-x^{2}}}+\frac{1}{4(3-\sqrt{9-x^{2}})}=1\Leftrightarrow \frac{3^2-(9-x^2)}{3+\sqrt{9-x^{2}}}+\frac{1}{4(3-\sqrt{9-x^{2}})}=1\Leftrightarrow\frac{1}{3-\sqrt{9-x^{2}}}+\frac{1}{4(3-\sqrt{9-x^{2}})}=1\Leftrightarrow 3-\sqrt{9-x^2}=\frac{1}{5}\Rightarrow \sqrt{9-x^2}=\frac{14}{5}...$

b) ĐK: x, y khác 0

$\begin{cases} & (x+y)(1+\frac{1}{xy})=5 \\ & (x^{2}+y^{2})(1+\frac{1}{x^{2}y^{2}})=49 \end{cases}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+y+\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=5\\ x^2+y^2+\frac{1}{x^2}+\frac{1}{y^2}=49 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (x+\frac{1}{x})+\frac{1}{y}=5\\ (x+\frac{1}{x})^2+(y+\frac{1}{y})^2=45 \end{matrix}\right....$

Bạn sai ở dấu tương đương thứ 2 rồi, chỗ đó phải là:

$3-\sqrt{9-x^2}+\frac{1}{4(3-\sqrt{9-x^2})}=1$

Đến đây có 2 cách 

Cách 1: đặt $t = 3-\sqrt{9-x^2}$, sau đó đưa về phương trình bậc 2

Cách 2: áp dụng bất đẳng thức cauchy cho vế trái rồi xét dấu bằng xảy ra là xong.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhnksc: 27-03-2017 - 17:20

Sống khỏe và sống tốt :D


#7
Minhnksc

Minhnksc

    Sĩ quan

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 302 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO              KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP TỈNH

        TỈNH BÌNH DƯƠNG                                               NĂM HỌC 2016-2017

Bài 1: (5,0 điểm)

        a) Tìm tất cả các ngiệm nguyên của phương trình $\sqrt{x}+\sqrt{y}=2017$

        b) Xác định số điện thoại của THCS X thành phố Thủ Dầu Một, biết số đó dạng $\overline{82xxyy}$ với $\overline{xxyy}$ là số chính phương.

 

BÀI 1: 

a,$\sqrt{x}+\sqrt{y}=2017\Leftrightarrow \sqrt{x}=2017-\sqrt{y} \Leftrightarrow x=2017^2+y-4034\sqrt{y}$

Từ đó suy ra $\sqrt{y}$ là số hữu tỉ, đặt $\sqrt{y}=\frac{p}{q}$ (p và q là các số nguyên dương)

$\Rightarrow y=\frac{p^2}{q^2}$ 

mà $y\epsilon \mathbb{N} \Rightarrow p^2 \vdots q^2 \Rightarrow p \vdots q \Rightarrow \sqrt{y} \epsilon \mathbb{N}$

từ đó dễ dàng có nghiệm tổng quát của phương trình là $p=r^2$ và $(2017-r)^{2}$ với $0<r<2017$

b, ta có $\overline{xxyy}=11.\overline{x0y}$

mà 11 là số nguyên tố và $\overline{xxyy}$ là số chính phương

$\Rightarrow \overline{x0y} \vdots 11 \Rightarrow 99.x + x + y \vdots 11\Rightarrow x+y \vdots 11$

lại có $0<x+y \leq 18 \Rightarrow x+y=11 \Rightarrow \overline{x0y}=99x+11 \Rightarrow \overline{xxyy}=121(9x+1) $

từ đó suy ra $9x+1$ là số chính phương $\Rightarrow x=7$ (do $0<x<10$) $\Rightarrow y=4$

câu b bài 1:
bđt cần c/m tương đương a2+b2/12(a2+b2)+25ab >= 1/25

<=> 25(a2+b2) >= 12(a2+b2)+25ab

<=> 13(a2+b2) >= 25ab

<=> (22+32)(a2+b2) >= 25ab

Áp dụng bđt ở câu a ta có: (22+32)(a2+b2) >= (2a+3b)2 = 4a2+9b2+12ab

Bây giờ chỉ cần c/m 4a2+9b2+12ab >= 25ab

<=> 4a2-4ab-9ab+9b2 >= 0

<=> 4a(a-b)-9b(a-b) >= 0

<=> 4(a-b)2 >= 0, luôn đúng

---> bđt ban đầu được chứng minh

bạn học gõ Latex đi cho dễ nhìn


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhnksc: 27-03-2017 - 18:12

Sống khỏe và sống tốt :D


#8
Minhnksc

Minhnksc

    Sĩ quan

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 302 Bài viết

câu 6:

a, câu này dễ rồi nhá (áp dụng công thức tính số đường chéo là ra)

b, nhận thấy rằng với mỗi cạnh của tam giác, ta lập được 10 tam giác mà mỗi tam giác thỏa mãn đề bài

mà đa giác ban đầu có 12 cạnh nên số tam giác thỏa mãn đề bài là $10.12=120$

tuy nhiên nếu như tính theo cách trên thì các tam giác mà có 2 cạnh là 2 cạnh kề của đa giác đã cho được tính 2 lần

Ta có số tam giác được tính 2 lần như trên là 12 tam giác nên số tam giác thỏa mãn đề bài thực chất là: $120-12=108$ tam giác. 


Sống khỏe và sống tốt :D


#9
Minhnksc

Minhnksc

    Sĩ quan

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 302 Bài viết

mình xin "xiên" nốt 2 câu hình

câu 2:

Giả sử M thuộc cung AC

dễ thấy $MA+MC=MB$ do đó

$MA^2+MB^2+MC^2=2(MA^2+MC.MA+MA^2)$

dựa vào định lý Pitago và $\angle{AMC}=120^0$, ta chứng minh được $MA^2+MA.MC+MC^2=AC^2=3.R^2$ (có thể xem chứng minh kết quả này trong NCPT toán 9) suy ra đpcm

câu 5:

Ta có $MP.NQ\geq 2S_{MNPQ}=S_{ABCD}$

Gọi R là trung điểm của AC, ta có : $NR=\frac{1}{2}AB;QR=\frac{1}{2}CD$

suy ra $NQ\leq NR+QR= \frac{1}{2}(AB+CD)$

tương tự $PM\leq \frac{1}{2}(AD+BC) \Rightarrow MP.NQ\leq \frac{1}{4}(AB+CD)(AD+BC)$ 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhnksc: 31-03-2017 - 21:54

Sống khỏe và sống tốt :D


#10
adteams

adteams

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 129 Bài viết

Ý b bài 4]

(4a + 3b)^{2} * (3a + 4b ) ^{2} <=  25*(a2+b2)25*(a2+b2)

<=> (4a+3b)(3b+4a) <= 25*(a2+b2)

=> (a2+b2)/(4a+3b)(3b+4a) >= (a2+b2)/25(a2+b2)=1/25 => Q.E.D

P/s : Câu này áp dụng ý a ... 


                                        [Dương Tuệ Linh ]

                                                [Linh]





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh