Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi học sinh giỏi duyên hải bắc trung bộ lớp 10


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Đề hơi mờ ,mong mọi người thông cảm 
17951497_224698371344753_756240411901631



#2
dat9adst20152016

dat9adst20152016

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 174 Bài viết

                                                                    KÌ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

                                                                         KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

                                                                                                LẦN THỨ X, NĂM 2017

                                                                                                                                            

                                                                                             ĐỀ THI MÔN: TOÁN HỌC

                                                                                                        LỚP: 10     

 

 

Bài 1: Giải phương trình $x^{2}+2\sqrt{2x+7}=2\sqrt{3-2x}+5 (x\in R)$

 

Bài 2: Cho tam giác ABC (AB<AC) nhọn, không cân nội tiếp (O). Các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm BC. Đường tròn (J) ngoại tiếp tam giác AEF cắt (O) tại điểm thứ hai là K (K$\neq$A). Đường thẳng AM cắt (J) tại điểm thứ hai là Q (Q$\neq$A). EF cắt AD tại P. Đoạn PM cắt (J) tại N.

  a) CM các đường KF, EQ, BC đồng quy hoặc song song và K, P, Q thẳng hàng.

  b) CM đường tròn ngoại tiếp tam giác DMN tiếp xúc đường tròn ngoại tiếp tam giác BNC.

 

Bài 3: Tìm tất cả bộ 3 số nguyên (a,b,c) sao cho $\frac{(a-b)(b-c)(c-a)}{2}+2$ là lũy thừa của 20162017

 

Bài 4: Cho a,b,c dương thỏa $\frac{b+c}{a}+\frac{c+a}{b}+\frac{a+b}{c}=2(\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca})$

        CM a2+b2+c2+3$\geq$2(ab+bc+ca)

 

Bài 5: Cho 1 bảng ô vuông kích thước 10x10, trên đó đã điền các số nguyên dương từ 1 đến 100 vào các ô vuông con theo trình tự như hình a. Ở mỗi bước biến đổi người ta chọn tùy ý 3 ô vuông con liên tiếp theo hàng hoặc cột hoặc đường chéo của hình vuông 3x3 (hình b) rồi thưc hiện: Hoặc là giảm số ô nằm giữa đi 2 đơn vị đồng thời tăng số ở 2 ô liền kề lên 1 đơn vị, hoặc là tăng số ô nằm giữa lên 2 đơn vị đồng thời giảm số ở 2 ô liền kề đi 1 đơn vị. Giả sử sau hữu hạn lần biến đổi, tập hợp tất cả các số ghi trên bảng ô vuông vẫn là tập {1;2;3;....;100). CMR khi đó các số ghi trên bẳn theo đúng vị trí như trước khi biến đổi.    


     Ví như dòng sông nào cũng bắt nguồn từ những con suối nhỏ, mỗi bài toán dù khó đến đâu cũng có nguồn gốc từ những bài toán đơn giản, có khi rất quen thuộc đối với chúng ta.
                                              -G. Polya-


#3
viet9a14124869

viet9a14124869

    Trung úy

  • Thành viên
  • 903 Bài viết

Câu 4 bất đẳng thức : 

Ta dùng một bổ đề $a^2b+b^2a+b^2c+c^2b+c^2a+ca^2\geq \frac{2}{3}(a+b+c)(ab+bc+ca)$  ( Các bạn có thể chứng minh bằng cách dùng AM-GM ) 

Theo đề ra ,$\sum \frac{a+b}{c}=2\sum \frac{1}{ab}\Leftrightarrow 2(a+b+c)=a^2b+b^2a+b^2c+c^2b+a^2c+c^2a\geq \frac{2}{3}(a+b+c)(ab+bc+ca)\Rightarrow 3\geq ab+bc+ca\Rightarrow a^2+b^2+c^2+3\geq a^2+b^2+c^2+ab+bc+ca\geq 2(ab+bc+ca)$  :biggrin:  

Dấu bằng xảy ra khi a=b=c=1 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi viet9a14124869: 19-04-2017 - 13:16

                                                                    SÓNG BẮT ĐẦU TỪ GIÓ

                                                                    GIÓ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ?

                                                                    ANH CŨNG KHÔNG BIẾT NỮA 

                                                                    KHI NÀO...? TA YÊU NHAU .


#4
cristianoronaldo

cristianoronaldo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

Bài 3 là câu 3 trong đề thi JBMO 2016.

 

https://diendantoanh...1109-jbmo-2016/


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi halloffame: 21-04-2017 - 17:23

Nothing in your eyes


#5
Drago

Drago

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 462 Bài viết
Câu 3:
Gọi $a,b,c$ là các số thực và $n$ là số thực dương thoả mãn: $(a-b)(b-c)(c-a)+4=2.2016^n$
Ta đặt $a-b=-x,b-c=-y$ ta viết lại bài toán như sau $xy(x+y)+4=2.2016^n (1)$
Vì $n>0$ nên vế phải $(1)$ chia hết cho 7 nên $xy(x+y)+4\equiv 0(mod 7)(2)$
hay $3xy(x+y)\equiv 2(mod 7) (3) $
hay $(x+y)^3-x^3-y^3 \equiv 2 (mod 7) (4)$
Khi đó theo định lí Fermat nhỏ cho bất kỳ số thực $k$ thì $k^3 \equiv -1,0,1 (mod 7) (5)$
Dẫn tới ở $(4)$ một trong 3 số $(x+y)^3,x^3,y^3$ sẽ chia hết cho 7 nhưng do $(2)$ nên mâu thuẫn.
Vì vậy, khả năng duy nhất có thể xảy ra là $n=0$ và do đó dẫn tới $xy(x+y)+4=2$ hay $xy(x+y)=-2$
Tập nghiệm nguyên của phương trình này là $ (x,y) \in {(-1,-1,(2,-1),(-1,2)}$ 
hay $(a,b,c)=(k+2,k+1,k), k\in \mathbb{Z}$ và các hoán vị.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Drago: 24-06-2017 - 10:05

$\mathbb{VTL}$


#6
nguyenduy287

nguyenduy287

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 256 Bài viết

bài 1: điều kiện $\frac{-7}{2}\leq x\leq \frac{3}{2}$

pt tương đương: 

$x^2-9+2\sqrt{2x+7}-2-2\sqrt{3-2x}+6=0<=>(x-3)(x+3)+2.\frac{2x+6}{\sqrt{2x+7}+1}-2.\frac{-6-2x}{\sqrt{3-2x}+3}=0<=>(x+3)(x-3+\frac{4}{\sqrt{2x+7}+1}+\frac{4}{\sqrt{3-2x}+3})=0$ ra 1 nghiệm

xét cái trong ngoặc tương đương

$x-1+\frac{3-\sqrt{2x+7}}{\sqrt{2x+7}+1}+\frac{1-\sqrt{3-2x}}{\sqrt{3-2x}+3}=0<=>x-1+\frac{2-2x}{(\sqrt{2x+7}+2)^2-1}+\frac{2x-2}{(\sqrt{3-2x}+2)^2-1}=0$ thêm 1 em nghiệm nữa

xét cái nùi còn lại:

$1-\frac{2}{(\sqrt{2x+7}+2)^2-1}+\frac{1}{(\sqrt{3-2x}+2)^2-1}=0$

theo điều kiện đầu bài 

thì $VT\geq 1-\frac{2}{3}+\frac{1}{(\sqrt{10}+2)^2-1}>0(x\geq \frac{-7}{2})$

nên pt ban đầu có 2 nghiệm $\begin{bmatrix}x=1 \\ x=-3 \end{bmatrix}$


  "DÙ BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HAY BẠN KHÔNG THỂ, BẠN ĐỀU ĐÚNG "

                                                                                               -Henry Ford -

  

 

 

 

 


#7
NHN

NHN

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 84 Bài viết

2a)ta có bài toán quen thuộc $AK,EF,HQ,BC$ đồng qui tại $X$ vậy $KF,EQ,BC$ đồng qui theo Pascal. Ngoài ra ta cũng suy ra là $P$ là cực của $X$ ứng với $(AEF)$ mà $AH$ vuông $BC$ nên $P$ là cực của $MX$ vậy $P$ là cực của $M$ mà $M,H,K$ thẳng vậy $K,P,Q$ thẳng

b)tương dương với việc chứng minh t$XN$ tiếp xúc $(AEF)$ nhưng điều này đúng do $EF$ là cực của $M$ và $-1=(XP,EF)$ 






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh