Đến nội dung

Hình ảnh

Môn toán phổ thông

* * * * * 1 Bình chọn phổ thông

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1668 Bài viết
Bài viết này viết giành phần nhiều cho các bạn học sinh phổ thông và một số sinh viên . Mình / em / cháu xin phép xưng tôi - bạn trong bài viết . Bài viết tập trung chủ yếu vào chủ đề toán bậc phổ thông và bình luận một số thực trạng hiện nay và sẽ trình bày nhiều quan điểm cá nhân .
$1)$ Đam mê toán và phân biệt một số từ ngữ
- Tại sao mọi người lại đam mê toán : có rất nhiều lý do , bạn có thể đọc sách nhìn thích thích công thức , tài năng bẩm sinh và cứ thế theo thôi , bị ảnh hưởng bởi ai đó ... Ví dụ như tôi đam mê toán khi biết nhiều hơn về tiểu sử các nhà toán học . Đam mê không bao giờ là sai , tôi xin khẳng định điều đó , ít nhất là trường hợp này .
- Từ ngữ cần phân biệt : ở đây tôi tạm gọi là môn toán và toán học . Nói đến đây nhiều người đã hiểu rồi , còn nếu ai chưa hiểu thì cứ theo sát bài viết là hiểu liền . Tại sao lại phân biệt cái này , dĩ nhiên nhiều người có thể nói tôi quá để ý , bản thân tôi không muốn tách rời hai từ này nhưng với tình trạng hiện nay ở bậc phổ thông trở xuống làm tôi phải để ý hơn khi dùng từ . Cá nhân tôi thấy không đồng ý khi : bạn bảo bạn đam mê toán học - nhưng bạn không biết ông nào làm toán , ít nhất phải biết một chút về Gauss , Euler , Terence Tao , Perelman,... tốt hơn thì Galois , H.Cartan , Serre , Atiyah , Grothendieck ,... bạn bảo bạn đam mê toán học , thế cụ thể đam mê cái gì , mình đam mê bất đẳng thức . Vậy rõ ràng là đã dùng sai từ ở đây .
$2)$ Hệ thống lý thuyết
- Tôi có thể " phân hoạch " môn toán đã nói ở trên làm hai phần : thi học sinh giỏi và thi đại học . Ở đây sẽ tập trung chính vào điều thứ nhất , phần thứ hai sẽ dần dần nói vì dù sao nó cũng bám sát với sách giáo khoa , trong sách giáo khoa có phần đọc thêm mà tôi cho là cũng khá thú vị ( không biết ai đọc không ) .
- Lý thuyết môn toán có chặt chẽ không , lấy từ đâu : tất nhiên là có chặt chẽ , tại sao chặt chẽ . Vì nó lấy từ toán học . Nhưng mà từ bao giờ rồi , hầu hết lý thuyết môn toán là thứ toán học mà đã được nghiên cứu từ hàng mấy thể kỉ trước . Nói thế này hơi ích kỉ như kiểu tôi bắt các bạn phải tìm hiểu gốc gác vậy , nhưng đã mang danh đi thi học sinh giỏi ít nhất nên tìm hiểu một chút lý thuyết các bạn học lấy từ đâu .
- Lý thuyết toán học thì sao : dĩ nhiên đây là câu hỏi khó mà có lẽ đa phần chúng ta không trả lời được . Nhưng riêng tôi thì cũng cảm nhận được cỗ máy khổng lồ này nằm ngoài tầm tưởng tượng của mình như thế nào . Buồn hơn , nhiều bạn học được vài chiêu trò ( trick ) trong toán học , giải được dăm ba bài toán đã nghĩ thứ mình học được là số một trên đời , văn thơ hơn thì gọi là ếch ngồi đáy giếng . Bất cứ khi nào , ở cấp bậc nào bạn cảm thấy kiến thức là đủ , không cần học thêm thì tức là bạn không xứng đáng học tiếp nữa. Không phủ nhận các thủ thuật đôi khi đóng góp rất lớn cho toán học , nhưng với môn toán thì không và làm xấu hình ảnh của nó trong mắt khá nhiều người . Toán học ngày nay đã đi quá xa , và dĩ nhiên các vấn đề của nó xuất phát từ các điều khác , mà gốc gác của toán học xuất phát từ các nhu cầu thực tế dù đi lên cao thì nó cũng không thay đổi điều đó theo một khía cạnh nào đó .
$3)$ Đề thi , luyện thi học sinh giỏi
- Đề thi : đề thi cũng có nhiều cấp bậc dễ khó khác nhau . Nhưng nói chung tôi sẽ phân ra hai kiểu chính : xào nấu và lấy từ một lý thuyết toán cao cấp . Lý do thì cũng đơn giản thôi , bài hay thì cũ rồi và nghĩ ra bài mới thì chỉ có hai kiểu trên , nhưng cả hai kiểu đều là đánh đố nhau . Thà lấy từ lý thuyết toán cao hơn , học sinh không giải được còn biết vì sao và hứng thú tìm hiểu nguồn gốc , còn xào nấu đôi khi tác giả bài toán còn không hiểu sao lại có cái đó . Với tôi không chấp nhận một điều gì đó không đủ chắc chắn và không dựa trên một nhu cầu nào đó . Lại một lần nữa hơi phiến diện , nói đây là phân tích , tôi không bác bỏ các kì thi nhưng chỉ muốn học sinh ngoài học thi thì nên tìm hiểu một chút gì đó gọi là " gốc gác " vấn đề . Bản thân chúng ta ai cũng đủ khả năng cảm nhận bài nào vô nghĩa cái nào không nếu phân tích đủ sâu nên thôi tạm dừng điều này .
- Luyện thi : chắc các bạn cũng hay trêu nhau về các anh chàng thủ khoa không đi học thêm mà vẫn thủ khoa . Nói ngày xưa các học sinh đi thi học sinh giỏi chắc chỉ có tự học , một thời gian trước chắc chỉ có luyện thi đại học may ra mới học thêm nhiều . Bây giờ thì luyện thi học sinh giỏi không khác gì luyện thi đại học nên đôi khi các bạn đi thi hsg đừng vỗ ngực tự hào hơn ôn thi đại học .
$4)$ Ôn thi đại học môn toán và thực trạng hiện nay
- Ai cũng biết bộ vừa sửa đổi môn toán từ thi tự luận sang trắc nghiệm và điều này vô tình tạo chỗ làm ăn cho một số thành phần mutit về môn toán nhưng luôn vỗ ngực : tao là số một , tao mà đứng thứ hai không thằng nào dám đứng thứ nhất .
Vậy thật sự các thành phần này biết gì và làm gì ?
- Nói là biết gì thì theo tôi đa số là không biết gì .
- Làm gì thì mới có nhiều cái để nói . Thứ nhất chưa nói làm gì , đa số các thành phần mà ai cũng biết là ai không quan tâm đến kết quả các em học sinh , chạy theo tiền là chính mà ta hay gọi là nước đục thả câu . Đi dạy mà nhờ người khác soạn bài rồi đứng lên nói , hoặc có ông bảo luôn : tao không biết gì đâu , cứ nói bừa thôi . Thêm vài ba bang hội chặt chém nhau vì cái máy tính casio , viết sách sai thì bảo là gõ máy nhầm . Ngoài ra còn có đặc điểm là các thành phần này gõ và soạn thảo văn bản rất tốt , theo tôi thì nghề thật của họ ở các quán photocopy mà ở đó chuyên có mấy anh gõ thuê ấy .
- Họ có một lực lượng hùng hậu ủng hộ là các học sinh , tại sao ? Để trả lời câu này thì tôi nghĩ có cách giải thích này hợp lý mà vừa muốn chê vừa không . Học sinh ngày nay đa phần kém , lười tư duy , chạy theo số đông . Một phần cũng vì nhiều môn học quá nên đành phải vậy . Nghịch lý ở cái nhiều ông treo đầu dê bán thịt chó cơ nhưng tôi không tiện nói tên . Thế mà học sinh vẫn phải lao vào vì sợ trượt đại học . Theo tôi cứ như mấy anh thủ khoa , không đi học thêm mà học sách giáo khoa + tư duy một chút là hiểu gốc gác vấn đề ngay mà làm bài vẫn tốt . Nên khuyên các bạn học sinh : nên biết phân biệt đúng sai phải trái . Có thể tình cảm hình thành trong quá trình các bạn học nhưng không có nghĩa những người mà các bạn sùng bái đó xứng đáng được gọi là thầy cô và để các bạn mù quáng đến mức quá lên như vậy . Tôi thì hay gọi là lưu manh giả danh tri thức .
$5)$ Tổng kết vài điều
- Vậy thì xin mạn phép xin lỗi nếu ở các mục trên có quá công kích ai đó . Đam mê cái gì cũng vậy không vi phạm các chuẩn mực là được . Nhưng vẫn phải biết dùng từ cho đúng , thể hiện sao cho phải và đừng bảo vệ cái sai , cho nó là sai lầm nhỏ mà dù tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng to .
- Gửi đến cả các bạn nghĩ môn toán ở bậc phổ thông là ghê gớm lắm : câu trả lời nó chưa là cái gì cả và quá nhỏ bé . Câu này chắc là sẽ khó hiểu với nhiều bạn vì cái đầu một số bạn dừng ở 2 chữ " phổ thông " . Tôi cũng kịch liệt phản đối sinh viên các kiểu mà bày đặt viết sách , viết sai theo kiểu dốt nát thì cố biện minh , nếu đó là sinh viên theo ngành toán càng đáng trách . Dù làm cái gì thì phải có cái tâm nghĩ cho người khác nữa nhé ! Còn việc đưa cho nó đi đúng hướng có lẽ tôi không dám bàn .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 14-05-2017 - 10:58

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: phổ thông

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh