Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh 3 điểm thẳng hàng


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
Nguyen Ngoc Lam

Nguyen Ngoc Lam

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 28 Bài viết

Cho hình thang cân ABCD (AB song song với CD), AC cắt BD tại O. Gọi E, F là trung điểm AB, CD. Chứng minh E, O, F thẳng hàng. (Không dùng định lí Ta-lét)



#2
khgisongsong

khgisongsong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

không mất tính tổng quát giả sử O thuộc nửa mặt phằng bờ EF chứa điểm C

dễ thấy SAEFD=$\frac{1}{2}$SABCD

có SADB=SCAB(2 tam giác cùng đáy và chiều cao = nhau)

suy ra SADO=SCOB mà SAEO=SEOB và SOFD=SOFC

suy ra SADO+SAEO+SOFD=SCOB+SEOB+SOFC

hay SAEOFD=SFOEBC suy ra SAEOFD=$\frac{1}{2}$SABCD

suy ra SAEFD=SAEOFD suy ra SFOE=0 suy ra O,E,F thẳng hàng


$\frac{(x!)^2.(-1)^x+1}{2x+1}\in Z $ (với $x\in N)<=>2x+1$ là số nguyên tố


#3
Nguyen Ngoc Lam

Nguyen Ngoc Lam

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 28 Bài viết

không mất tính tổng quát giả sử O thuộc nửa mặt phằng bờ EF chứa điểm C

dễ thấy SAEFD=$\frac{1}{2}$SABCD

có SADB=SCAB(2 tam giác cùng đáy và chiều cao = nhau)

suy ra SADO=SCOB mà SAEO=SEOB và SOFD=SOFC

suy ra SADO+SAEO+SOFD=SCOB+SEOB+SOFC

hay SAEOFD=SFOEBC suy ra SAEOFD=$\frac{1}{2}$SABCD

suy ra SAEFD=SAEOFD suy ra SFOE=0 suy ra O,E,F thẳng hàng

Bạn có thể chứng minh bằng cách dùng hình thang cân của lớp 8 được không ạ? Những kiến thức này mình vẫn chưa học.



#4
khgisongsong

khgisongsong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

Bạn có thể chứng minh bằng cách dùng hình thang cân của lớp 8 được không ạ? Những kiến thức này mình vẫn chưa học

mấy cái này toàn dùng kiến thức dưới lớp 8 mà bạn thử chỉ ra chỗ nào bạn chưa học được k


$\frac{(x!)^2.(-1)^x+1}{2x+1}\in Z $ (với $x\in N)<=>2x+1$ là số nguyên tố


#5
hathanh123

hathanh123

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 158 Bài viết

Cho hình thang cân ABCD (AB song song với CD), AC cắt BD tại O. Gọi E, F là trung điểm AB, CD. Chứng minh E, O, F thẳng hàng. (Không dùng định lí Ta-lét)

 

Cách khác:

Tương tự bài tập 15 SGK: chứng minh các $\Delta AOB,\Delta COD$ là các tam giác cân

$\Rightarrow OE$ vuông góc $AB$; $OF$ vuông góc $CD$

$\widehat{AOE}=90^{0}-\widehat{OAE}; \widehat{COD}=90^{0}-\widehat{OCD}$

Mà $\widehat{OAE}=\widehat{OCF}(SLT)$

$\Rightarrow \widehat{AOE}=\widehat{COF}$

$\Rightarrow \widehat{AOE}+\widehat{EOC}=\widehat{COF}+\widehat{EOC}=180^{0}$

suy ra đpcm.

 

 

 

Cách khác: 

Tương tự bài tập 15 SGK: chứng minh các $\Delta AOB,\Delta COD$ là các tam giác cân

$\Rightarrow OE$ là phân giác $\widehat{AOB}$; $OF$ là phân giác $\widehat{COD}$

Mà $\widehat{AOB}=\widehat{COD}$(đđ)

Suy ra $\Rightarrow \widehat{AOE}=\widehat{COF}$

$\Rightarrow \widehat{AOE}+\widehat{EOC}=\widehat{COF}+\widehat{EOC}=180^{0}$

suy ra đpcm.






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh