Đến nội dung

Hình ảnh

một số thắc mắc về vi phân

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
cyndaquil

cyndaquil

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 63 Bài viết

E đang học về phần nguyên hàm nhưng có một số rắc rối sau:

1) Mặc dù  $\Delta x=\mathrm dx$ nhưng vì sao trong biểu thức nguyên hàm người ta không dùng $\Delta x$, vả lại nhắc tới vi phân người ta thường viết $\mathrm df(x)=f'(x) \mathrm dx$ thay vì định nghĩa của nó là $\mathrm df(x)=f'(x).\Delta x$. Vậy thì $\mathrm dx$ ở đây có ý nghĩa ntn?

2) Vi phân của một hàm số cho ta biết những gì, bắt nguồn từ đâu? Thực sự thì e không hình dung được nó là gì thông qua định nghĩa.

 

Có anh chị/ bạn nào hiểu biết xin giúp đỡ ạ. Mấy vấn đề này trong sgk rất ít đề cập.

 

 

 



#2
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1668 Bài viết

E đang học về phần nguyên hàm nhưng có một số rắc rối sau:

1) Mặc dù  $\Delta x=\mathrm dx$ nhưng vì sao trong biểu thức nguyên hàm người ta không dùng $\Delta x$, vả lại nhắc tới vi phân người ta thường viết $\mathrm df(x)=f'(x) \mathrm dx$ thay vì định nghĩa của nó là $\mathrm df(x)=f'(x).\Delta x$. Vậy thì $\mathrm dx$ ở đây có ý nghĩa ntn?

2) Vi phân của một hàm số cho ta biết những gì, bắt nguồn từ đâu? Thực sự thì e không hình dung được nó là gì thông qua định nghĩa.

 

Có anh chị/ bạn nào hiểu biết xin giúp đỡ ạ. Mấy vấn đề này trong sgk rất ít đề cập.

Hỏi rất hay , để mình giải thích cụ thể cho bạn . Trước tiên với đạo hàm của một hàm số người ta có ba kí hiệu 

 

Ký hiệu của Lagrange : $f'$

 

Kí hiệu của Leibniz : $\frac{dy}{dx} = \frac{d}{dx}f(x)$ 

 

Kí hiệu của Newton : $\dot{y}$

 

Ví dụ một hàm số xác định trên $(a,b)$ là $y=f(x)$ thì người ta gọi $\Delta x$ là số gia của $x$ ( một cái hiệu nào đó ) khi đó người ta gọi giá trị $f'(x)\Delta x$ là vi phân của hàm số ứng với số gia $\Delta x$ và kí hiệu $dy = d f(x) = f'(x) \Delta x$ , áp dụng định nghĩa này cho hàm số $y = f(x) = x$ ta có $dx = \Delta x$ . Việc người ta dùng $dx$ thay vì $\Delta x$ chỉ là quy ước cho hai vế tương đồng ( hai vế lấy $d$ mà ) 

 

Vi phân của hàm số có thể dùng để tính xấp xỉ và đại lượng $f'(x)\Delta x$ là độ tăng tính từ tiếp tuyến , bạn nhìn dung qua hình này : 

 

deri.png


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 10-06-2017 - 20:07

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#3
cyndaquil

cyndaquil

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 63 Bài viết

Hỏi rất hay , để mình giải thích cụ thể cho bạn . Trước tiên với đạo hàm của một hàm số người ta có ba kí hiệu 

 

Ký hiệu của Lagrange : $f'$

 

Kí hiệu của Leibniz : $\frac{dy}{dx} = \frac{d}{dx}f(x)$ 

 

Kí hiệu của Newton : $\dot{y}$

 

Ví dụ một hàm số xác định trên $(a,b)$ là $y=f(x)$ thì người ta gọi $\Delta x$ là số gia của $x$ ( một cái hiệu nào đó ) khi đó người ta gọi giá trị $f'(x)\Delta x$ là vi phân của hàm số ứng với số gia $\Delta x$ và kí hiệu $dy = d f(x) = f'(x) \Delta x$ , áp dụng định nghĩa này cho hàm số $y = f(x) = x$ ta có $dx = \Delta x$ . Việc người ta dùng $dx$ thay vì $\Delta x$ chỉ là quy ước cho hai vế tương đồng ( hai vế lấy $d$ mà ) 

 

Vi phân của hàm số có thể dùng để tính xấp xỉ và đại lượng $f'(x)\Delta x$ là độ tăng tính từ tiếp tuyến , bạn nhìn dung qua hình này : 

 

attachicon.gifderi.png

Cảm ơn anh nhé, đọc bài này em hiểu thì có hiểu nhưng vẫn còn thấy bứt rứt khó chịu. Nếu như người ta tính $\mathrm df(x)$ dựa vào $\Delta x$ thì với riêng hàm $y=x$ thì dựa vào đâu ạ, ví dụ như hàm $y=kx$ thì nó không có tiếp tuyến thì nó không có "độ tăng". Anh có thể minh họa hình học giúp e cái đẳng thức $\mathrm dx=\Delta x$ đc không ạ.



#4
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1668 Bài viết

Cảm ơn anh nhé, đọc bài này em hiểu thì có hiểu nhưng vẫn còn thấy bứt rứt khó chịu. Nếu như người ta tính $\mathrm df(x)$ dựa vào $\Delta x$ thì với riêng hàm $y=x$ thì dựa vào đâu ạ, ví dụ như hàm $y=kx$ thì nó không có tiếp tuyến thì nó không có "độ tăng". Anh có thể minh họa hình học giúp e cái đẳng thức $\mathrm dx=\Delta x$ đc không ạ.

Em vẽ đồ thị hàm $dx = d( y = f(x) = x)$ ra , rồi so sánh với đồ thị trên là hiểu 


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#5
cyndaquil

cyndaquil

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 63 Bài viết

Em vẽ đồ thị hàm $dx = d( y = f(x) = x)$ ra , rồi so sánh với đồ thị trên là hiểu 

hàm đó vẽ ntn vậy anh :(



#6
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1668 Bài viết

hàm đó vẽ ntn vậy anh :(

Hàm $y=f(x)=x$ mà không biết vẽ à ?


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#7
cyndaquil

cyndaquil

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 63 Bài viết

Hàm $y=f(x)=x$ mà không biết vẽ à ?

à em tưởng ý anh là khác 



#8
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1668 Bài viết

à em tưởng ý anh là khác 

Nếu mà để ý ấy sẽ thấy đại lượng $f'(x_{0})(x - x_{0}) $ , đạo hàm là hệ số góc tiếp tuyến tức là bằng $tan \alpha = \frac{dy}{dx} $ ( với $\alpha$ là góc hợp bởi tiếp tiếp với trục hoành ) tức là $f'(x_{0})(x - x_{0})$ nó tương đương với cái độ $dy$ đó 


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh