Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 THPT NĂM HỌC 2017-2018 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN(ĐỀ CHUNG)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
nguyenthanhhung1985

nguyenthanhhung1985

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 THPT NĂM HỌC 2017-2018 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN(ĐỀ CHUNG)

 

Câu 1. (1.5 điểm) Cho biểu thức $A=\frac{x\sqrt{x}-1}{x-\sqrt{x}}-\frac{x\sqrt{x}+1}{x+\sqrt{x}}+\frac{x+1}{\sqrt{x}}$

a) Rút gọn biểu thức $A$

b) Tìm $x$ để $A=4$

Câu 2. (1.5 điểm) Cho Parabol $(P)$: $y=x^2$ và đường thẳng $(d):y=(2m-1)x-m+2$ ($m$ là tham số)

a) Chứng minh rằng với mọi $m$ đường thẳng $(d)$ luôn cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt.

b) Tìm các giá trị của $m$ để đường thẳng $(d)$ luôn cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt $A(x_1;y_1)$, $B(x_2;y_2)$ thỏa mãn $x_1y_1+x_2y_2=0$

Câu 3. (2 điểm) Hai thành phố $A$ và $B$ cách nhau $450\,\,km$. Một ô tô đi từ $A$ đến $B$ với vận tốc không đổi trong một thời gian dự định. Khi đi, ô tô tăng vận tốc hơn dự kiến $5\,\,km/h$ nên đã đến $B$ sớm hơn $1\,\,h$ so với thời gian dự định. Tính vận tốc dự kiến ban đầu của ô tô.

Câu 4. (4.0 điểm) Cho đường tròn $(O)$, dây cung $BC$ không phải là đường kính. Các tiếp tuyến của $(O)$ tại $B$, $C$ cắt nhau tại $A$. Lấy điểm $M$ trên cung nhỏ $BC$ ($M$ khác $B$ và $C$), gọi $I$, $H$, $K$ lần lượt là chân đường vuông gocshaj từ $M$ xuống $BC$, $CA$ và $AB$. Chứng minh:

a) Các tứ giác $BKMI$; $CHMI$ nội tiếp.

b) $MI^2=MK.MH$

c) $BM$ cắt $IK$ tại $D$, $CM$ cắt $IH$ tại $E$. Chứng minh $DE//BC$

Câu 5. (1.0 điểm) Cho $a,\,b,\,c \in[0;1]$. Chứng minh rằng: $a+b^2+c^3-ab-bc-ca\le 1$

 

HƯỚNG DẪN GIẢI:

Câu 1.

a) Rút gọn biểu thức $A$: Điều kiện: $x>0;\,\, x\ne1$

$A=\frac{x\sqrt{x}-1}{x-\sqrt{x}}-\frac{x\sqrt{x}+1}{x+\sqrt{x}}+\frac{x+1}{\sqrt{x}}=\frac{(\sqrt{x}-1)(x+\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}(\sqrt{x}+1)}-\frac{(\sqrt{x}+1)(x-\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}(\sqrt{x}+1}+\frac{x+1}{\sqrt{x}}$

$\,\,\,=\frac{x+\sqrt{x}+1-x+\sqrt{x}-1+x+1}{\sqrt{x}}$

$\,\,\,=\frac{x+2\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}}$

Vậy: $A=\frac{x+2\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}}$ với điều kiện trên.

b) Tìm $x$ để $A=4$: Điều kiện: $x>0;\,\, x\ne1$

$A=4 \iff \frac{x+x\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}}=4 \Rightarrow x+2\sqrt{x}+1=4\sqrt{x}\Rightarrow x-2\sqrt{x}+1=0$

$\iff (\sqrt{x}-1)^2=0 \iff \sqrt{x}-1=0 \iff \sqrt{x}=1 \iff x=1\,\,(KTMĐK)$

Vậy: không có giá trị nào của $x$ để $A=4$

 

Câu 2. 

a)  Chứng minh rằng với mọi $m$ đường thẳng $(d)$ luôn cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt.

Hoạnh độ giao điểm của $(d)$ và $(P)$ là nghiệm của phương trình:

$x^2=(2m-1)x-m+2 \iff x^2-(2m-1)x+m-2=0\,\,\,(1)$

$\Delta =(1-2m)^2-4.1.(m-2)=4m^2-8m+9=(2m-2)^2+1>0$

Vì $\Delta >0, \forall m \Rightarrow$ phương trình $(1)$ luôn  có hai nghiệm phân biệt với mọi $m$ $\Rightarrow$ đường thẳng $(d)$ luôn cắt Parabol $(P)$ tại hai điểm phân biệt với mọi $m$.

b) Tìm các giá trị của $m$ để đường thẳng $(d)$ luôn cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt $A(x_1;y_1)$, $B(x_2;y_2)$ thỏa mãn $x_1y_1+x_2y_2=0$

Ta có hoành độ giao điểm của $(d)$ và $(P)$ là nghiệm của pt $(1)$.

$(d)$ luôn cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt $A(x_1;y_1)$, $B(x_2;y_2)$

Theo hệ thức Vi-ét, ta có: $\left\{\begin{array}{l} x_1+x_2=2m-1\\ x_1.x_2=m-2 \end{array} \right.$

Mà $y=x^2$ nên:

$x_1y_1+x_2y_2=0 \iff x_1.x_1^2+x_2.x_2^2=0 \iff x_1^3+x_2^3=0 \iff (x_1+x_2)(x_1^2-x_1.x_2+x_2^2=0$

$\iff (x_1+x_2)[(x_1+x_2)^2-2x_1.x_2]=0 \iff (2m-1)[(2m-1)^2-2(m-2)]=0$

$\iff (2m-1)(4m^2-6m+5)=0 \iff 2m-1=0 \iff m=\frac{1}{2}$

Vậy: Với $m=\frac{1}{2}$ thỏa mãn yêu cầu đề toán.

 

Câu 3.

Gọi vận tốc dự kiến ban đầu của ô tô là: $x\,\,(km/h)$ Đk: $x>0$

Vận tốc khi đi của ô tô là: $x+5\,\, (km/h)$

Thời gian ô tô dự định đi từ $A$ đến $B$ là: $\frac{450}{x}\,\, (\text{giờ})$

Thời gian ô tô thực tế đi từ $A$ đến $B$ là: $\frac{450}{x+5}\,\, (\text{giờ})$

Vì khi đi ô tô đến $B$ sớm hơn dự định $1$ giờ nên ta có phương trình:

$\frac{450}{x}-\frac{450}{x+5}=1 \Rightarrow x^2+5x-2250=0 \Rightarrow x=45 \,\, \text{hoặc}\,\, x=-50$

Vậy: Vận tốc dự kiến của ô tô là: $45 \,\, (km/h)$

 

Câu 4.

a) Chứng minh: Các tứ giác $BKMI$; $CHMI$ nội tiếp.

Ta có: $\widehat{MKB}=90^0$ (vì $MK \bot AB$)

$\widehat{MIB}=90^0$ (vì $MI \bot BC$)

Suy ra: $\widehat{MKB}+\widehat{MIB}=180^0$

Nên tứ giác $BKMI$ nội tiếp (có tổng hai góc đối diện bằng $180^0$)

Ta có: $\widehat{MHC}=90^0$ (vì $MH \bot AC$)

$\widehat{MIC}=90^0$ (vì $MI \bot BC$)

Suy ra: $\widehat{MHC}+\widehat{MIC}=180^0$

Nên tứ giác $CHMI$ nội tiếp (có tổng hai góc đối diện $180^0$)

b) Chứng minh: $MI^2=MK.MH$

Vì tứ giác $MKBI$ nội tiếp nên: $\hat{I_1}=\hat{B_1}$ (góc nội tiếp cùng chắn cung $MK$)

Trong đường tròn $(O)$ có: $\hat{B_1}=\hat{C_1}$ (góc nội tiếp với góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung chắn cung $MB$)

Vì tứ giác $MHCI$  nội tiếp nên: $\hat{C_1}=\hat{H_1}$ (góc nội tiếp cùng chắn cung $MI$)

Suy ra: $\hat{I_1}=\hat{H_1}$

Tương tự:

$\hat{I_2}=\hat{C_2}$ (góc nội tiếp cùng chắn cung $MH$)

$\hat{C_2}=\hat{B_2}$ (góc nội tiếp với góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung $MC$)

$\hat{B_2}=\hat{K_2}$ (góc nội tiếp cùng chắn cung $MI$)

Suy ra: $\hat{I_2}=\hat{K_2}$

Xét $\Delta MIK$ và $\Delta MHI$, ta có: $\hat{I_1}=\hat{H_1}$ và $\hat{I_2}=\hat{K_2}$ suy ra $\Delta MIK$ đồng dạng với $\Delta MHI$

$\frac{MI}{MH}=\frac{MK}{MI} \Rightarrow MI^2=MH.MK$

 c) Chứng minh $DE//BC$

Ta có: $\hat{I_1}=\hat{C_1}$ (vì cùng bằng $\hat{H_1}$); $\hat{I_2}=\hat{B_2}$ (vì cùng bằng $\hat{K_2}$)

Do đó: $\widehat{DIE}+\widehat{DME}=\hat{I_1}+\hat{I_2}+\widehat{DME}=\hat{C_1}+\hat{B_2}+\widehat{DME}=180^0$ (tổng ba góc tam giác)

$\Rightarrow$ tứ giác $MDIE$ nội tiếp (tổng hai góc đối bằng $180^0$)

$\Rightarrow$ $\hat{E_1}=\hat{I_1}$ (góc nội tiếp cùng chắn cung $MD$) mà $\hat{I_1}=\hat{C_1} \Rightarrow  \hat{E_1}=\hat{C_1}$

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên $DE$ song song $BC$.

 

Câu 5.

Vì $a,\,\, b,\,\, c \in [0;1]$ nên $1-a\ge 0;\,\, 1-b\ge 0;\,\, 1-c\ge 0$

Suy ra: $(1-a)(1-b)(1-c) \ge 0 \iff 1-a-b-c+ab+bc+ca-abc \ge 0 \iff a+b+c-ab-bc-ca+abc\le 1$ (1)

Vì $a,\,\, b,\,\, c \in [0;1]$ nên $b^2\le b;\,\, c^3 \le c;\,\, abc\ge 0$.

Suy ra: $a+b^2+c^3-ab-bc-ca \le a+b+c-ab-bc-ca+abc$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra : $a+b^2+c^3-ab-bc-ca \le 1$ (đpcm)

File gửi kèm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenthanhhung1985: 29-06-2017 - 12:17

Nguyễn Thành Hưng


#2
AnhTran2911

AnhTran2911

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 230 Bài viết

Bài 5: 

BĐT đã cho tương đương $(1-a)(1-b)(1-c)+abc+b(1-b)+c(1-c^2)\geq {0}$

Điều này hiển nhiển đúng vì $ a,b,c\in [0;1]$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi AnhTran2911: 28-06-2017 - 16:21

        AQ02

                                 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh